Những sự việc gần đây cho thấy, xã hội ta đang tiềm ẩn những vấn đề hết sức nghiêm trọng.

tai nan xe cuu hoa
Cú va chạm khiến xe cứu hỏa bị dập nát nghiêm trọng phần đầu và thân bên phải. Hiện trường vụ tai nạn xe cứu hỏa trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, ngày 18/3/2018. (Hình ảnh từ video)

Vụ xe khách đâm vào xe cứu hỏa là một trong những cảnh báo đó. Sự phát triển của xã hội không đồng đều. Trong khi xã hội có nhiều tiền bạc hơn, vật chất dồi dào hơn, thì các vấn đề liên quan đến đạo đức, đến quản lý xã hội lại không theo kịp với sự phát triển của vật chất.

Theo luật thì xe cứu hỏa có quyền đi vào đường ngược chiều. Và khi có quyền, thì xe cứu hỏa cứ việc đi vào đường ngược chiều, bất chấp xe khác có tránh được mình hay không. Với tốc độ 120km/h (*), chuyện xe khách đâm vào xe cứu hỏa là chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Với tốc độ đấy, chỉ có phép màu mới ngăn được chiếc xe khách không đâm vào xe cứu hỏa.

Có 2 vấn đề cần nói đến trong câu chuyện này.

Thứ nhất là đạo đức của người lái xe cứu hỏa. Là một người luôn thể hiện sự ủng hộ với lực lượng cứu hỏa, nhưng tôi không thể không đặt vấn đề về đạo đức của người lái xe cứu hỏa. Là một lái xe, anh ấy hoàn toàn hiểu được nguy cơ khi anh ấy băng ngang đường cao tốc để chạy ngược chiều.

Anh ấy có thể có hai chọn lựa ít nguy hiểm hơn. Đó là chạy vào làn đường cấp cứu trong cùng (bên phải của chiều xe chạy), hoặc dừng lại, chờ cho các xe đang chạy qua hết rồi mới đi vào đường cao tốc. Nhưng không, anh có quyền và anh cứ chạy, mặc kệ nguy cơ chết người có thể xảy ra.

Vấn đề thứ hai quan trọng hơn nhiều, đó là khả năng quản lí xã hội của đội ngũ lãnh đạo. Họ không đủ khả năng biết rằng những qui định do họ đưa ra có khả năng dẫn đến những tai nạn ở mức thảm họa. Tệ hại hơn, họ biết, nhưng họ chẳng làm gì để giảm thiểu hoặc triệt tiêu các nguy cơ ấy cả.

Họ đã soạn thảo luật, và khi có đường cao tốc, thì họ cũng chẳng cần quan tâm, xem các xe đang chạy với tốc độ 120km/h có thể kịp thời tránh những chiếc xe có quyền đi ngược chiều hay không. Nếu có ai nói gì thì luật đây, đã có luật rồi đó, chấp hành đi.

Làm sao chấp hành?

Vụ thảm họa y khoa ở Hòa Bình cũng vậy. Ngành y là một ngành phát triển rất nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn, các thầy thuốc Việt Nam đã nhanh chóng làm chủ các phương tiện máy móc hiện đại. Đến nay, mặc dù mới chỉ hội nhập với thế giới khoảng 20 năm, nhưng Việt Nam đã có thể đạt được những thành tựu lớn, như ghép tim, ghép phổi, và các kĩ thuật chẩn đoán, điều trị đỉnh cao khác…

Thế nhưng, nền y tế Việt Nam vẫn ì ạch ở mức rất thấp. Người bệnh vẫn không thể tin tưởng vào các thầy thuốc Việt Nam, vẫn ào ào kéo nhau ra nước ngoài chữa bệnh, trong khi ở Việt Nam vẫn có thể chữa trị được với giá thấp hơn rất nhiều. Song song đó vẫn còn rất nhiều tiến sĩ giấy, những Phó Giáo sư, Giáo sư mà ngay cả những kiến thức cơ bản của ngành cũng bị hổng.

Bộ máy quản lý ngành y vẫn mới chỉ chạy theo những kĩ thuật cao có khả năng sinh lợi, mà không tập trung vào việc cải tổ cơ cấu của ngành, xây dựng nền tảng pháp lý cũng như các qui trình chuyên môn chuẩn phù hợp. Khi thảm họa y khoa Hòa Bình xảy ra, người ta mới té ngửa, là không có một quy trình chuẩn cho việc chạy thận, và các công việc xung quanh nó.

Trên đây là 2 vụ nổi cộm, cho thấy sự mất cân đối trầm trọng trong công tác quản lý xã hội. Thay vì để người dân tìm ra những người có khả năng quản lý đất nước, thì đảng lại giành lấy công việc đấy. Lá phiếu của người dân thực chất chỉ là hình thức mà hoàn toàn không có thực chất.

Và để duy trì quyền lực của mình, đảng tuyển những người được huấn luyện chính trị mà không cần đến chuyên môn, đạo đức. Và kết quả là đầy những con sâu lúc nhúc trong bộ máy lãnh đạo, từ cấp cao đến cấp thấp, như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh… vừa không có khả năng quản lý, vừa chỉ chăm bẳm vào vơ vét, mặc kệ cho các mối nguy hiểm cứ rình rập và đổ xuống xã hội.

Trong một xã hội như vậy, người ta lại chỉ chú trọng đến việc đúng, sai, lỗi, phải, mà chẳng mấy ai quan tâm tìm ra gốc rễ của vấn đề, và cùng nhau giải quyết nó. Viện Kiểm sát thì phải bắt cho bằng được BS Lương, phải quy tội cho BS Lương. Còn người dân thì chỉ tập trung vào xem ai có lỗi, xe cứu hỏa hay xe khách.

Buồn cho cái xã hội mông muội này quá.

Theo facebook BS Võ Xuân Sơn

(*) Tốc độ của xe khách tại thời điểm xảy ra tai nạn là 87km/h. Tốc độ cho phép là 100km/h. Tựa bài do Trí thức VN đặt lại.

Xem thêm: