Năm 2018, một số khu vực tại miền đông và nam Australia đang phải chịu cảnh thiên tai hạn hán trong chưa từng có trong 100 năm qua. Theo chỉ số hạn hán do Cơ quan quản lý công nghiệp cơ bản bang New South Wales của Australia (New South Wales Department of Primary Industry), hiện tại, 38,7% khu vực của New South Wales đang phải chịu ảnh hưởng của hạn hán; 38,2% khu vực bị hạn hán; 23% khu vực đang bị hạn hán nghiêm trọng.

Embed from Getty Images

Ảnh minh họa từ Getty Images 

Tôi sống ở thành phố Sydney, không cảm thụ được một cách sâu sắc về trận hạn hán này, bởi vì giá cả nông sản như rau củ quả và sữa bò đều không tăng là bao, chính phủ cũng không hạn chế người dân dùng nước một cách nghiêm ngặt, cuộc sống thường ngày của chúng tôi về cơ bản không bị ảnh hưởng gì.

Nhưng khi nhìn thấy cảnh 1300 con bò sữa điên cuồng tranh nhau uống nước, nhìn thấy ánh mắt tuyệt vọng trống không của người nông dân Australia, mỗi sáng tôi uống một cốc sữa bò đều cảm thấy không nhẫn tâm, ăn một một miếng trái cây, rau củ trong lòng đều cảm kích, nếu không phải là những người nông dân vất vả, vậy cuộc sống của chúng ta có còn ý vị gì nữa?

Thường nói: Đại nạn thấy chân tình. Sau khi xảy ra đợt hạn hán này, chúng tôi nhìn thấy sự giúp đỡ lẫn nhau của người dân Australia, người dân thành phố thông qua các cách khác nhau để quyên góp, người ở các bang khác thì quyên góp các vật tư để giải quyết khó khăn như cỏ khô, dưa hấu, đương nhiên chính phủ liên bang và chính phủ các bang cũng không khoanh tay đứng nhìn, họ cũng tích cực tham gia vào cứu trợ.

Thiên tai là khảo nghiệm tốt nhất đối với năng lực của chính phủ

Đối diện với hạn hán nghiêm trọng, chính quyền bang New South Wales tuyên bố kế hoạch cứu trợ gấp trị giá 500 triệu Đô la Mỹ (USD), chính phủ liên bang cũng chi trả cho người dân gặp hạn hán số tiền mặt lên đến 120 triệu USD. So với sự tổn thất khổng lồ của người dân, tiền trợ cấp của chính phủ có thể chỉ như muối bỏ bể, nhưng đây cũng là thể hiện sự quan tâm của chính phủ Australia đối với người nông dân, dù sao thiên tai cũng không phải do con người, để vượt qua được khó khăn vẫn cần toàn xã hội giúp đỡ.

Trước đó khi tôi học “Kinh tế học vĩ mô phương Tây”, trong đó có đề cập đến khái niệm “cân bằng thị trường”, tức là cung và cầu của thị trường đạt đến mức cân bằng, đây là trạng thái phân phối tài nguyên xã hội lý tưởng. Tuy nhiên thị trường “không thấy cán cân” cũng sẽ mất tác dụng cân bằng, khiến cho tài nguyên không thể phân phối có hiệu quả, ví dụ điển hình là “giá lương thực thấp sẽ làm tổn thương nông dân”“giá cả cao sẽ tổn hại đến người dân khác”.

Để giải quyết khó khăn này, chính phủ có thể dùng cách điều chỉnh khống chế ở vĩ mô một cách thích đáng để giải quyết tình trạng tê liệt của thị trường. Hiện nay nhiều chính phủ các nước đã chế định mức giá nông sản trong nước, bảo vệ lợi ích của người nông dân. Lấy nông sản của châu Âu làm ví dụ, khi giá cả thị trường thấp hơn giá hạn định, Liên minh châu Âu sẽ mua nông sản. Cùng với đó, để đề phòng giá cả leo thang, chính phủ các nước châu Âu cũng đã đặt ra mức hạn chế tăng để bảo vệ lợi ích người dân.

Chính phủ Australia có nhiều biện pháp để giúp đỡ ngành nông nghiệp của nước mình, đối với hạn hán, chính phủ thông qua ủng hộ thu nhập và trợ cấp tiền lãi, tư vấn giúp đỡ miễn phí đối với người dân, các khu dân cư nông thôn, doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng bởi hạn hán. 

Chính vì có những chính sách giúp đỡ cho ngành nông nghiệp, nên đợt hạn hán này mặc dù nghiêm trọng, nhưng người dân không hề oán trách chính phủ, mà là kiên định ủng hộ sự cứu trợ hạn hán của chính phủ, điều này nói lên rằng chính phủ Australia đã vượt qua được khảo nghiệm về năng lực điều hành.

Nhân tâm không dao động, thiên tai dù lớn cũng vượt qua

Sau khi đợt hạn hán này xảy ra, tôi rất hiếu kỳ vì sao giá cả nông sản, sữa bò ở Sydney lại không tăng mạnh? Bởi nếu việc này xảy ra ở đất nước của tôi (Trung Quốc), e là giá nông sản sẽ tăng chóng mặt.

Thương nhân Trung Quốc luôn là là những người giỏi lợi dụng mọi cơ hội để thao túng giá cả, những trải nghiệm khi tôi sống ở Trung Quốc đã nói cho tôi rằng: một trận bão, một trận tuyết lớn, giá cả rau củ quả đều tăng mạnh.

Trước đây tôi nghe nói giá cả nông sản Trung Quốc do đầu cơ và tin đồn nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thường ngày của mọi người.

Đợt hạn hán nghiêm trọng ở New South Wales này lại không hề khiến giá cả nông sản ở các thành phố tăng mạnh, có người nói do nhà cung cấp không ở bang New South Wales, mà là ở bang Queensland không có hạn hán. Tôi thì không cho là như vậy, tôi cho rằng lần này giá cả nông sản không tăng nhiều là do người Australia có lương tri, nông dân bang Queensland và các hiệp hội nông dân vốn có thể nhân cơ hội hạn hán ở nơi khác để đẩy giá bán tăng cao, làm như vậy họ có thể thu được số tiền lớn, nhưng họ đã không làm thế.

Nhìn một đất nước có hy vọng hay không, cách tốt nhất chính là nhìn xem nông dân ở đó khi đối mặt với tai nạn, thiên tai sẽ có tâm thái thế nào. Khi xưa Nhật Bản đầu hàng trong chiến tranh thế giới thứ 2, trong đống hoang tàn ở thành phố, giáo viên vẫn lên lớp giảng bài cho học sinh, do đó không đầy 30 năm, Nhật Bản đã có bước nhảy vọt thành nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Nếu như một nước sau khi xảy ra thiên tai, đều giống như người Trung Quốc, chỉ nhăm nhe xem kiếm món tiền lớn như thế nào, thì đất nước này có hy vọng gì?

Trước đây thời cha ông tôi thường thịnh hành bài hát nhạc đỏ có tên “Xã hội chủ nghĩa tốt”, ca từ như thế này: “Xã hội chủ nghĩa tốt, xã hội chủ nghĩa tốt, nông dân xã hội chủ nghĩa địa vị cao”, nhưng tôi sống ở Trung Quốc hơn 20 năm chưa từng có cảm thụ được sự ưu việt này. Ngược lại, đến nước tư bản chủ nghĩa “nước sôi lửa bỏng”, tôi mới phát hiện nước tư bản chủ nghĩa thật ra là như vậy…

Blog Lý Hoa

Xem thêm: