Cộng đồng mạng Internet có chia sẻ một video ghi cảnh sinh viên Đại học Phúc Đán Trung Quốc hát bài hát của trường trong khu nhà ăn, nguyên nhân bắt đầu từ tổ chức Đảng ủy trường đã gỡ bỏ tiêu chí “độc lập học thuật” và “tự do tư tưởng” trong Điều lệ trường. Đối với ĐCSTQ thì không thể có “học thuật độc lập”, còn “tự do tư tưởng” là không được phép, học thuật phải phục tùng Đảng, còn tư tưởng không được vi phạm cấm kỵ. Qua hơn 40 năm kể từ khi ĐCSTQ thực hiện cải cách mở cửa vào cuối những năm 1970, giờ đây xã hội trở lại như thời Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976).

Cách mạng văn hóa
Đại học Phúc Đán (Ảnh: Wikipedia)

Cộng đồng mạng cũng đăng tải một video khác quay cảnh ngôi miếu nhỏ tại một vùng nông thôn có treo hình ảnh cố lãnh tụ ĐCSTQ Mao Trạch Đông và lãnh đạo đương nhiệm ĐCSTQ Tập Cận Bình, theo đó một phụ nữ trong thôn đã hành lễ vái ba lần trước hình ảnh hai lãnh đạo ĐCSTQ rồi lại quỳ xuống rập đầu ba cái (vừa đủ cả lễ thể hiện lòng tôn kính lãnh tụ và lễ sùng bái trước thần thánh). Việc thần thánh hóa một người bình thường đã chết như Mao Trạch Đông đã là mê muội, còn bái lạy một người còn sống như Tập Cận Bình chẳng phải làm tổn thọ ông ta?

Trong thời Cách mạng Văn hóa cũng phổ biến hiện tượng sùng bái Mao, nhưng chưa đến nỗi dập đầu sát đất để thể hiện như thế, giờ đây kiểu sùng bái Tập Cận Bình như vậy có thể cho thấy văn hóa xã hội Trung Quốc đang trở lại như thời Cách mạng Văn hóa, trở lại thời kỳ mông muội khi xã hội loài người chưa khai hóa.

Cảnh các sinh viên Đại học Phúc Đán ca vang bài hát của trường chỉ là thể hiện tinh thần phản kháng ở mức rất thấp, bày tỏ tâm trạng bất bình một cách vòng vo khó hiểu, điều này cũng chứng minh họ thực sự muốn độc lập học thuật và tự do tư tưởng. Vốn dĩ tại Đại Lục không có độc lập học thuật, phải theo chỉ đạo của Đảng, chỉ được làm những gì Đảng cho phép. Cách đây chưa lâu từng có một giáo sư đại học đã nghiên cứu và chứng minh rằng bốn phát minh lớn (la bàn, thuốc súng, giấy, in ấn) không thuộc về người Trung Quốc cổ đại, nghe đâu vì vậy ông đã bị đình chỉ chức vụ.

Hiện nay không chỉ không có độc lập học thuật trong thực tế, thậm chí giảng về “độc lập học thuật” cũng là vấn đề kiêng kỵ, vì chính quyền lo ngại giới trẻ biết trên thế giới có vấn đề độc lập học thuật. Vì khi ngồi trên ghế nhà trường mà sinh viên không có quan niệm về độc lập học thuật, sau khi tốt nghiệp được tuyển làm việc trong một tổ chức học thuật nào đó, khi thực hiện bất cứ nghiên cứu nào họ cũng khởi đầu bằng cách thông qua tổ chức Đảng.

Với “tự do tư tưởng” thì còn đáng sợ hơn. Học thuật là công việc của một số rất ít người, nhưng tư tưởng thì ai cũng có, chúng ta chắc đều hiểu rõ tại Trung Quốc Đại Lục không có cái gọi là “tự do tư tưởng”, thậm chí việc nhắc đến “tự do tư tưởng” cũng là nhạy cảm, vì sinh viên sau này càng thiếu ‎ý thức về tự do tư tưởng thì càng có lợi cho nhà cầm quyền, vì như vậy bất cứ lệnh cấm đoán nào của nhà cầm quyền cũng dễ dàng được mọi người phục tùng, vì tự do tư tưởng đã không còn.

Embed from Getty Images

Ngày 01/12 thị dân Hồng Kông tiếp tục tổ chức biểu tình chống Chính phủ (Ảnh: Getty Images)

Nếu điều này cũng được gieo rắc tại Hồng Kông thì khủng khiếp như thế nào, chúng ta có thể tưởng tượng.

Trong khoảng một thập niên qua, vì đời sống vật chất phong phú, còn ĐCSTQ lại đã thực hiện giáo dục nhồi nhét một chiều trong thời gian dài, cho nên đa số người đi học chỉ biết ngồi lắng nghe mà không có nhu cầu‎ truy tìm sự thật, đã không ít trường hợp giảng viên bị sinh viên tố cáo vì vấn đề ngôn luận khiến giảng viên bị nhà trường kỷ luật, như vậy không phải quá khi cho rằng trường đại học đã trở thành trung tâm cải huấn để thuần hóa giới trẻ. Mặc dù vậy, tiềm thức tự do của giới trẻ vẫn thỉnh thoảng trỗi dậy, nhưng do lo lắng bị trả thù nên họ phải thể hiện bằng cách quanh co, chẳng hạn như dùng lời ca tiếng hát biểu đạt. Thế nhưng cách thể hiện phản kháng này không mấy tác dụng đối với chính quyền, họ tự nhiên giả vờ câm điếc như không biết gì.

Về việc kích thích sùng bái thần tượng ở nông thôn, đây có thể xem là phương pháp gây mê hiệu quả nhất dành cho những người có vốn hiểu biết thấp kém, khi lãnh đạo quốc gia bị thần thánh hóa thì sẽ thuận lợi cho nhà cầm quyền cai trị người dân.

Gần đây lại có một chính quyền địa phương quy định không cho mọi người được phép nấu ăn bằng than trong nhà, để đảm bảo chính lệnh được thực thi nên cơ quan chức năng đã cho người mang xi măng đến đắp kín bếp lò của từng gia đình, khiến mọi người tức giận. Ngoài ra Bắc Kinh cũng đã ban hành lệnh hạn chế chó làm bùng nổ chiến dịch cho chó “chết vui vẻ” trong các bệnh viện động vật, cả hai vụ việc đều cho thấy biểu tượng của một Chính phủ cai trị bằng áp đặt bạo lực và phi nhân tính, trong khi người dân thì thậm chí đã không còn cả quyền tự do chối bỏ chính lệnh cưỡng ép phi l‎ý này.

Hiện nay ĐCSTQ đang đứng trước cục diện khốn đốn cả trong và ngoài nước, càng làm tăng nỗ lực của chính quyền muốn đưa xã hội trở lại thời Cách mạng Văn hóa, trở lại thời kỳ cai trị man rợ. Người Hồng Kông không nghĩ rằng những điều này không liên quan gì đến họ, nếu ĐCSTQ thực hiện cai trị toàn trị đối với Hồng Kông, có thể thực hiện: trường học không được phép “độc lập học thuật”, hàng ngày phải cúi lạy hình ảnh Mao Trạch Đông, ai nuôi chó có thể bị buộc giết chó bất cứ khi nào, những kiểu mệnh lệnh hành chính vô lối nhằm thể hiện ‎ý chí quyền lực độc tôn này sẽ trở thành không có điểm dừng.

Tự do là bản tính tự nhiên của con người không được phép tước đoạt. Con người bị tước đoạt tự do sẽ đau khổ như đối diện tử hình, cho nên đối với những đối tượng vi phạm “pháp luật”, nếu nặng sẽ bị tước đoạt tính mạng, còn nhẹ thì bị tước đoạt tự do bằng cách ngồi nhà tù.

bieu tinh hk 1 12
800.000 người Hồng Kông tham gia cuộc diễu hành nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền (Ảnh: SecretChina)

Nếu Hồng Kông bị Đại Lục hóa thì người Hồng Kông sẽ bị tước đoạt tất cả quyền tự do mà họ từng có, điều này không khác gì biến Hồng Kông trở thành một nhà tù khổng lồ, nếu người Hồng Kông bị kẹt trong nhà tù khổng lồ này thì chúng ta sẽ đau khổ không muốn sống.

Trong những năm qua, người dân Hồng Kông đã dần mất đi một số quyền tự do, đây là lý do cơ bản cho cuộc chiến hiện nay. Chiến đấu cho tự do không thể đợi đến ngày khi phần lớn quyền tự do bị tước đoạt thì mới hành động, phải làm điều đó ngay từ khi bắt đầu bị xâm phạm dù chỉ một chút nhỏ nhoi, bởi vì chờ đến khi bạn nhận ra rằng hầu hết quyền tự do đã không còn thì khi đó bạn sẽ không còn có cơ hội để giành lại.

Nửa năm qua người Hồng Kông đã bắt đầu một cuộc chiến toàn diện, vì hành động không quá muộn lại gặp lúc các nước trên thế giới đang tấn công vào sự bành trướng của ĐCSTQ nên có thể xem là gặp được điều kiện lịch sử thuận lợi. Chính vì vậy, nhất định chúng ta phải bảo vệ tự do cho đến cuối cùng, từng giá trị nhỏ nhoi nhất cũng phải giữ bằng được, người Hồng Kông đã tận hưởng tự do trong cả thế kỷ qua, giờ đây bị mất tự do thì còn tồi tệ hơn cái chết, tâm trạng đau khổ này có thể nhiều người Đại Lục không thể tưởng tượng được.

Một câu kết, ta sẽ “không đội trời chung” với kẻ muốn tước đoạt tự do của ta.

Nghiêm Thuần Câu

Xem thêm: