Thông qua việc bầu cử tổng thống Mỹ, tôi khuyên rằng, các bạn nên biết nghi ngờ và chớ vội tin vào những gì mà truyền thông đưa ra, đặc biệt là khi họ cố tình làm xấu đi tình trạng của một ai đó.

american

Khi đọc về Trump, những nhận định trong làm ăn và các hoạt động kinh tế, từ quốc nội đến đối ngoại, ông ta có nhiều nhận định rất đúng đắn và thẳng thắn, hơn thế, thay vì sử dụng động từ kiểu bị động “mong”, ông ta đưa ra giải pháp là “phải cứng rắn” một cách chủ động.

Ông ta nhìn ra khuyết điểm, thói hư tật xấu của những quốc gia khác, ông ta lớn tiếng chỉ trích, và cuối cùng là “điều phải làm” được liệt kê ra.

Đó là cá tính mà Mỹ đang cần và rất cần, sau sự mềm mỏng mà có phần yếu đuối của Obama với Trung Quốc cũng như một số quốc gia khác trong việc giải quyết xung đột hoặc tìm lại ảnh hưởng của mình.

Người Mỹ không ngu, ít nhất là như vậy, kể từ khi lập quốc cho đến lúc này. Và nền dân chủ của họ tuyệt vời đến mức kinh ngạc, bởi lẽ, họ không cào bằng và lấy số đông làm chân lý theo kiểu cứ nhiều phiếu phổ thông trên tổng dân số thì sẽ thắng cử, mà là dân chủ hai lớp liên tiếp.

Ở tiểu bang, dùng đầu phiếu phổ thông trên tổng dân số của bang/hạt để biết ai thắng được ở bang đó. Từ kết quả đó lại lấy làm cơ sở tính số phiếu thông qua phiếu đại cử tri (để cân bằng vị thế giá trị phiếu bầu giữa các bang bất kể mức độ dân số). Từ phiếu đại cử tri toàn liên bang sẽ quyết định được ai đắc cử tổng thống.

Một sự thông minh và dân chủ đan xen hai lớp tuyệt đối khoa học và văn minh. Thật kinh ngạc là họ, những tinh hoa của hợp chủng quốc Hoa Kỳ, đã nghĩ ra từ hơn 220 năm trước để thiết lập nên một cơ chế vận hành cho một nền dân chủ ổn định và khoa học nhất thế giới.

Toán học được sử dụng trong mọi mặt cuộc sống ở Mỹ, từ hành vi kinh tế, thống kê xã hội, lựa chọn đối tác kinh doanh, tính toán trong chiến tranh, cách thiết lập tỷ lệ phiếu bầu cử từ tiểu bang đến liên bang, đến cách bố trí số sao trên lá cờ tổ quốc của họ.

Nước Mỹ, không tự nhiên mà vĩ đại, chắc chắn là vậy.