Lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gần đây đã nhiều lần hé lộ dấu hiệu “gần gũi” với Mao Trạch Đông. Điều này phần nào khiến giới quan sát thấy được con đường mà ĐCSTQ đang hướng tới. Một thời gian dài trước Đại hội 19, ông Tập thường được nhiều nhà quan sát kỳ vọng giúp Trung Quốc dân chủ hóa, thậm chí còn có so sánh Tập Cận Bình với Tưởng Kinh Quốc – cố lãnh đạo từng có công thúc đẩy dân chủ hóa Đài Loan. Đánh giá sai lầm này của giới quan sát xuất phát từ thực tế một số biểu hiện trong quá khứ của ông Tập.

Embed from Getty Images

Đội diễu hành tại Quảng trường Thiên An Môn Trung Quốc giơ hình Tập Cận Bình nhân kỷ niệm 70 năm ngày ĐCSTQ xây dựng chính quyền. (Ảnh: Getty Images)

Ngày 3/10/2013, ông Tập Cận Bình có một bài phát biểu tại Quốc hội Indonesia. Bài phát biểu này được đông đảo giới truyền thông quan tâm, nhiều cơ quan truyền thông tại Trung Quốc Đại Lục cũng đã đưa tin.

Nội dung bài phát biểu chủ yếu tập trung vào sự phát triển của Trung Quốc và ASEAN, cũng như mối quan hệ giữa Trung Quốc và Indonesia. Như thường lệ, ông Tập Cận Bình lại trích dẫn kinh kệ, như bài hát dân gian Indonesia “Dòng Solo xinh đẹp”. Nhưng điểm gây bất ngờ cho nhiều người là việc ông Tập nhắc đến một câu nói nổi tiếng của ông Tưởng Kinh Quốc: “Lợi ích của chính sách phải tương ứng lợi ích của người dân” (Kế lợi đương kế thiên hạ lợi).

Trong bài phát biểu này, ông Tập chỉ ra rằng: “Bảo đảm hợp tác hai bên cùng thắng giữa Trung Quốc và ASEAN. ‘Lợi ích của chính sách phải tương ứng lợi ích của người dân’, Trung Quốc luôn cởi mở với các nước ASEAN trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, khiến cho sự phát triển của Trung Quốc sẽ có lợi cho các nước ASEAN.”

Trong đó câu “Lợi ích của chính sách phải tương ứng lợi ích của người dân (Kế lợi đương kế thiên hạ lợi)”, là một vế của câu “Kế lợi đương kế thiên hạ lợi, cầu danh ứng cầu vạn thế danh”. Đây là câu trong bức thư pháp do nhà thư pháp nổi tiếng Vu Hữu Nhậm (Yu Youren, 1879 – 1964) có nhiều công lao trong thời xây dựng Đài Loan viết tặng Tưởng Kinh Quốc vào năm 1961, sau đó câu này được cho là trở thành “phương châm sống” của Tưởng Kinh Quốc.

tuong kinh quoc
Ông Tưởng Kinh Quốc. (Nguồn: Phủ Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc)

Về bài phát biểu của ông Tập nêu trên, giới bình luận có người chế giễu rằng chắc là do thư ký viết cho Tập Cận Bình đọc. Khi đó nhân vật được xem là “quốc sư” ba thế hệ lãnh đạo ĐCSTQ Vương Hộ Ninh rất được Tập Cận Bình trọng dụng. Phát biểu đầy mục đích chính trị nhằm có lợi cho ĐCSTQ trong kế hoạch thống nhất Đài Loan và thúc đẩy sáng kiến “Một vành đai, một con đường” này không ngoài khả năng cũng là do Vương Hộ Ninh thiết kế; cũng giống như cả con đường “Trung Hoa Mộng” của ông Tập.

Ngoài ra cũng có người cho rằng vì chi phí lao động của Trung Quốc rẻ mạt, ông Tập muốn thúc đẩy để đưa các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc vào ASEAN, còn ASEAN cũng muốn thu lợi từ Trung Quốc. Trong hơn 30 năm, ĐCSTQ lấy lợi ích kinh tế làm trung tâm, luôn “kinh tế hóa” mọi hoạt động đối ngoại.

Thực tế, kể từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền năm 2012 tại Đại hội 18 đã có xu thế hy vọng Tập Cận Bình đi theo con đường xưa kia của Tưởng Kinh Quốc. Hy vọng này đặc biệt lên cao trào ngay trước Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 vào tháng 10/2017, trong đó đáng kể là “thái tử Đảng” La Vũ (con của công thần ĐCSTQ La Thụy Khanh) vào đầu năm 2016 đã công khai kêu gọi Tập Cận Bình “cần thành tâm học Đài Loan, học Tưởng Kinh Quốc”.

Sau Đại hội 19 ĐCSTQ, ông La Vũ đã trở lại kín tiếng hơn. Tháng 4/2018, trên trang “Dân chủ Trung Quốc” bên ngoài Đại Lục có đăng bài viết “Liệu Tập Cận Bình có học Tưởng Kinh Quốc?” của tác giả ký tên “Gió Nam”. Bài viết cho biết qua thực tế dễ thấy chừng nào ĐCSTQ còn theo tư tưởng Marx, Lenin và Mao Trạch Đông thì không có hy vọng Trung Quốc được dân chủ hóa; vì Marx, Lenin và Mao Trạch Đông là đối nghịch của nền dân chủ! Chính quyền Tập Cận Bình ngày nay không chỉ không đạt được tiến bộ gì về mặt chính trị dân chủ, mà trái lại so với những người tiền nhiệm còn kém hơn, không bao giờ Tập Cận Bình trở thành như Tưởng Kinh Quốc!

Về cơ bản, quan điểm này nhận được đồng thuận rộng rãi của giới bình luận bên ngoài Đại Lục, nhưng cho đến gần đây vẫn có người kêu gọi Tập Cận Bình nên học Tưởng Kinh Quốc. Vào ngày 19/8 năm nay, ông Thị trưởng Kha Văn Triết của Đài Bắc khi trả lời phỏng vấn truyền thông về tình hình biểu tình ở Hồng Kông đã đề nghị ông Tập Cận Bình nên tham khảo cách của ông Tưởng Kinh Quốc trong ứng xử tình hình Hồng Kông. Đại ý là những năm tuổi xế chiều ông Tưởng Kinh Quốc đã thúc đẩy bầu cử dân chủ, nới lỏng kiểm soát cực đoan đối với xã hội Đài Loan giúp nền dân chủ Đài Loan trưởng thành.

Thực tế, Tập Cận Bình vẫn rất khó để có thể so sánh với Tưởng Kinh Quốc, dù kinh nghiệm cùng địa vị cũng như vai trò chính trị để hiện thực hóa điều này của họ khá tương đồng, nhưng bối cảnh thực tế về mọi mặt của Trung Quốc Đại Lục nay khác biệt, ngày nay chẳng qua Tập Cận Bình chỉ dùng thủ đoạn kinh tế để duy trì con đường độc tài một Đảng lãnh đạo. Hơn nữa, trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, ĐCSTQ lại đẩy mạnh tái diễn phong cách kiểu Mao khi tăng cường hơn sở hữu kinh tế nhà nước, bóp nghẹt tư nhân, thậm có dấu hiệu khôi phục nền kinh tế kế hoạch gây hoang mang trong xã hội.

Tiêu biểu như ngày 12/9, Tập Cận Bình đã đến thăm biệt thự Song Thanh ở ngoại ô phía Tây Bắc Kinh, văn phòng làm việc năm xưa Mao Trạch Đông. Hay như ngay trước thềm ngày kỷ niệm lần thứ 70 ĐCSTQ xây dựng chính quyền, ngày 30/9, Tập Cận Bình đã dẫn tất cả thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị đến bái Mao Trạch Đông tại Nhà tưởng niệm Mao ở Thiên An Môn, được xem là lần thứ hai kể từ khi nhậm chức Tập Cận Bình đến đây bái Mao. Nhưng con đường chính trị của Mao đã bị lịch sử xác nhận gây vô số thảm họa cho người dân Trung Quốc.

Có quan điểm cho rằng Tập Cận Bình bị Vương Hộ Ninh dắt mũi, nhưng cũng có quan điểm cho rằng cả Tập Cận Bình cũng như Vương Hộ Ninh đều chung quan điểm yêu thích chủ nghĩa Marx và tư tưởng Mao Trạch Đông, muốn đưa Trung Quốc theo con đường cũ của Mao. Không biết thực tế thế nào, nhưng bất kể Tập Cận Bình có phải làm theo thiết kế của Vương Hộ Ninh hay không thì bản thân ông Tập trong tư cách là cá nhân độc lập vẫn phải chịu trách nhiệm về những gì ông ta hành động.

Hiện nay ĐCSTQ đang đứng trước nguy cơ lớn ngay vào thời điểm tròn 70 năm xây dựng ĐCSTQ, đó là cuộc đấu tranh dân chủ ở Hồng Kông và chiến tranh thương mại Trung-Mỹ, dịch bệnh lợn và suy thoái nền kinh tế nghiêm trọng, tất cả thực tế là hệ quả  của thời gian tích tụ áp lực xã hội tiêu cực dồn nén lâu dài trước đó, chẳng qua ĐCSTQ cố gắng dùng bộ máy quyền lực đè nén khiến tình hình chưa thể bùng phát mà thôi. Gần đây, trong một bài phát biểu trong Đảng, chính bản thân Tập Cận Bình cũng thừa nhận “nguy cơ đang ở khắp mọi nơi”. Nhiều nhà quan sát cũng đồng thuận rằng nếu may mắn thì ĐCSTQ cũng chỉ cầm cự được thêm vài năm. Lịch sử đã cho thấy, khi một chế độ sụp đổ thì toàn bộ giới lãnh đạo của chế độ đó sẽ chịu kết cục bi thảm.

Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, nếu ông Tập biết thức tỉnh, biết kịp quay đầu bằng cách từ bỏ lý thuyết cộng sản để đứng về quyền lợi của người dân thì việc chuyển đổi chính trị sẽ diễn ra trong hòa bình, như vậy bản thân ông Tập không những bảo toàn được sinh mạng mà còn thuận lợi xây dựng được chế độ Liên bang Trung Hoa đích thực. Nhưng khả năng này có thể là rất mong manh.

Trịnh Trung Nguyên

Xem thêm: