Năm 2017, Trung Quốc phải đối diện với biến hóa lớn chưa từng có trong hàng ngàn năm qua. Nguy cơ, nghĩa là có “nguy hiểm” cũng chính là “cơ hội.” Nếu như ông Tập Cận Bình có thể nắm bắt được cơ hội lịch sử khó có được này, đưa ra hành động đúng đắn, thì nhất định có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng thù trong giặc ngoài rối ren như hiện nay.

Giang Trach Dan Tap Can Binh

Nhìn tình hình trước mắt có thể thấy, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang phải đối diện với 10 nguy cơ to lớn.

1. Chiến tranh Bắc Triều Tiên

Hiện nay Kim Jong-un đã trở nên điên cuồng, giống như Tổng thống Romania Nicolae Ceausescu năm xưa đã bước sang con đường cụt và bị xử tử. Kim Jong-un lên nắm quyền được hơn 5 năm, không chỉ tàn nhẫn xử tử người chú Jang Sung-taek, mà còn dùng chất kịch độc để ám sát anh trai Kim Jong-nam. Bên cạnh đó, Kim Jong-un còn không để ý tới sống chết của hơn 76 triệu người dân trên bán đảo Triều Tiên, không quan tâm tới sự sống chết của người dân khu vực Đông Bắc Á, không để ý tới sự phản đối kịch liệt của cộng đồng quốc tế, đã tiến hành 3 vụ thử nghiệm hạt nhân cũng như nhiều lần phóng tên lửa xuyên lục địa và mới nhất là vụ thử bom H hôm Chủ Nhật (3/9); còn đe dọa sẽ biến đảo Hiroshima thành biển lửa, đe dọa công kích đảo Guam cũng như lãnh thổ nước Mỹ. Vậy thế lực ủng hộ lớn nhất của Kim Jong-un là ai? Chính là tập đoàn lợi ích Giang Trạch Dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nhậm chức, đối mặt với sự khiêu khích của Kim Jong-un, thái độ của ông Trump cũng ngày càng cứng rắn. Ngày 8/8, ông Trump dẫn điển cố trong Thánh Kinh để đáp lại, nếu như Triều Tiên tiếp tục đe dọa, sẽ phải gánh chịu “hỏa lực và ngọn lửa của sự giận giữ chưa từng có”.

2. Xung đột biên giới Trung – Ấn

Hồi giữa tháng 6, Trung Quốc và Ấn Độ đã có cuộc đối đầu quân sự lớn nhất từ sau cuộc chiến tranh biên giới Trung – Ấn năm 1962. Phía Ấn Độ cho biết, do quân đội Trung Quốc đã vượt qua biên giới, phá hủy hai lô cốt của Ấn Độ, ngăn cản khách hành hương Ấn Độ đến hồ Manasarovar, dẫn đến sự đối đầu căng thẳng giữa quân đội hai nước. Phía Trung Quốc lại khẳng định, bộ đội biên phòng của Ấn Độ “đã vượt qua đường biên giới đi vào lãnh thổ Trung Quốc”, quấy nhiễu “hoạt động bình thường tại khu vực Doklam” của bộ đội biên phòng Trung Quốc.

Từ góc độ của ông Tập Cận Bình, trước khi diễn ra Đại hội Đảng 19, trong bối cảnh nội bộ Trung Quốc đang đối diện với nguy cơ tứ bề, bên ngoài thì chiến tranh Triều Tiên có thể nổ ra bất cứ lúc nào, ông Tập chắc chắn không muốn thấy xảy ra chiến tranh Trung – Ấn. Thế nhưng, trong thời điểm quan trọng này, người của phe ông Giang Trạch Dân, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn lại khống chế giới truyền thông Trung Quốc, liên tiếp tung ra những ngôn luận cực tả, quạt gió thổi lửa, chỉ mong sao Trung – Ấn lập tức có chiến tranh. Ngày 5/8/2017, tờ Hoàn Cầu Thời báo phiên bản tiếng Anh dẫn nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Vấn đề Quốc tế thuộc Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải Hồ Chí Dũng nói, phía Trung Quốc “có thể dọn sạch chiến trường trong vòng 2 tuần”.

Ngày 10/8, tờ Indian Express tiết lộ, Quân đoàn 33 đóng quân tại Sikkim của Ấn Độ đã tiến hành tập trận hai tuần thường niên sớm hơn dự kiến, trước đây các cuộc tập trận thường diễn ra vào tháng Chín hoặc đầu tháng Mười. Thông tấn xã Press Trust of India dẫn nguồn tin từ quân đội cấp cao của Ấn Độ cho biết, đến sáng sớm 12/8/2017, quân đội Ấn Độ với 45.000 quân đã có mặt tại bang Arunachal Prades giáp với Trung Quốc, và đã sẵn sàng chiến đấu.

Căng thẳng biên giới Trung – Ấn đã tạm thời kết thúc sau khoảng 70 ngày sau khi giới chức hai nước đã đạt được thỏa thuận rút quân hôm 28/8. Một quan chức cao cấp của chính phủ Ấn Độ đã miêu tả đó là “một trận hòa danh dự“. Trong khi, truyền thông Trung Quốc lại tuyên bố họ là bên chiến thắng trong sự vụ căng thẳng kéo dài hơn hai tháng qua. Nguy cơ xung đột có thể leo tháng trở lại bất cứ lúc nào khi phía Trung Quốc đã nêu rõ quan điểm rằng họ sẽ “tiếp tục có các quyền chủ quyền” tại khu vực Doklam.

3. “Một nước hai chế độ” ở Hồng Kông

Khi xưa Đặng Tiểu Bình từng cam kết với toàn thế giới: Hồng Kông thực hiện “một nước hai chế độ”, không thay đổi trong 50 năm. Tuy nhiên, những năm gần đây, tập đoàn Giang Trạch Dân đã từng bước từng bước biến Hồng Kông thành “một nước một chế độ”.

Ngày 20/8/2017, Hồng Kông diễn ra cuộc biểu tình lớn với hơn 100 ngàn người tham gia, phản đối việc chính phủ Hồng Kông bỏ tù 3 lãnh đạo hàng đầu của cuộc đấu tranh đòi dân chủ (Phong trào Ô dù) hồi năm 2014 và 13 người biểu tình phản đối khoản chi cho phát triển khu đông bắc Tân Giới. Đây là lần biểu tình có số người tham gia đông nhất tại Hồng Kông từ năm 2014. 

hoangchiphong
Trong buổi tuyên bố bãi khóa tháng 9/2014, Hoàng Chi Phong bịt mắt bằng khăn đỏ, tượng trưng cho chế độ đỏ của Trung Quốc làm mù mắt sinh viên. (Ảnh: VOA)

Vốn dĩ ba lãnh đạo học sinh của “ Phong trào Ô dù” là Hoàng Chi Phong, Chu Vĩnh Khang, La Quán Thông đã bị phán xử lao động công ích và đã thi hành án xong, nhưng đến ngày 17/8 lại bị tòa phúc thẩm tuyên án tù giam từ 6 đến 8 tháng. Đồng thời 13 người kháng nghị do tranh luận về sự phát triển của Đông Bắc Tân Giới mà cố gắng xâm nhập vào Hội Lập pháp cũng bị đổi án thành từ 8 đến 13 tháng tù giam. 16 nhà hoạt động dân chủ này được cho là lứa tù chính trị đầu tiên trong 20 năm qua tại Hồng Kông. Sự thay đổi của hai bản án đã khiến cho xã hội quốc tế vô cùng chú ý  và cho người dân Hồng Kông ngập tràn phẫn nộ.

Hồng Kông là cứ điểm quan trọng được phe ông Giang Trạch Dân nắm giữ trong thời gian dài, hiện tại trở thành tiền đồn cho Ủy viên Thường vụ, Ủy viên trưởng Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trương Đức Giang trong việc chống chiến dịch đả hổ chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình. Mấy năm gần đây, Trương Đức Giang liên tục gây náo loạn cục diện tại Hồng Kông, ví dụ như công bố “Sách trắng Hồng Kông”, quyết định cải cách chính trị Đại hội Đại biểu Nhân dân “8.31”, Đại hội Đại biểu Nhân dân giải thích pháp luật cơ bản về vấn đề tuyên thệ lập pháp, can thiệp vào tuyển cử đặc khu trưởng Hồng Kông, không cho phép đoàn nghệ thuật Shen Yun biểu diễn tại Hồng Kông, trục xuất người tập Pháp Luân Công tại Hồng Kông trở về Đài Loan, không cho phép Đài truyền hình NTDTV tổ chức cuộc thi múa cổ điển, nói “Tuyên bố chung của trung ương” không có hiệu lực, v.v..

4. Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tới nền kinh tế

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc tháng 6/2015 được coi là cuộc đảo chính trong lĩnh vực tài chính nhắm vào hành động chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình. Ngày 12/6/2015, thân tín của ông Giang Trạch Dân là Chu Vĩnh Khang bị tuyên án tù chung thân. Ngày 15/6/2015, thị trường chứng khoán Thượng Hải bắt đầu lao dốc mạnh.

Thị trường chứng khoán bất ngờ sụp đổ làm ông Tập Cận Bình hạ quyết tâm chống tham nhũng trong lĩnh vực tài chính. Đến thời điểm hiện nay, những “con cá sấu tài chính” như tỷ phú Tiêu Kiến Hoa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn An Bang Ngô Tiểu Huy; Chủ tịch Ủy ban Quản lý Giám sát Bảo hiểm Trung Quốc Hạng Tuấn Ba; Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý Giám sát Chứng khoán Trung Quốc Diêu Cương; Trợ lý chủ tịch Ủy ban Quản lý Giám sát Ngân hàng Trung Quốc Dương Gia Tài v.v.. lần lượt từng người liên tiếp bị điều tra, tảng băng chìm của cuộc khủng hoảng tài chính cũng dần dần nổi lên mặt nước.

Nhiều ngân hàng đã lợi dụng kẽ hở chế độ, lấy lượng lớn vốn thông qua con đường môi giới chứng khoán, quỹ, bảo hiểm chảy vào bất động sản, tài chính địa phương, thậm chí các ngân hàng tư nhân ngầm, và hậu quả là giao dịch thị trường tư bản thay đổi nhanh chóng, bong bóng bất động sản không ngừng lớn, hiện tượng tư bản chạy ra nước ngoài ngày càng nghiêm trọng, làm tăng thêm rủi ro khủng hoảng tài chính.

Thị trường tài chính dị dạng này là trong thời kỳ Giang Trạch Dân “tham ô trị quốc”, bị tập đoàn lợi ích Giang Trạch Dân dùng để chia sẻ . Tiền kiếm được đều cho vào túi mình, tiền đền bù thì do nhân dân cùng gánh vác, trở thành mô thức điển hình để chiếm lấy tài sản quốc hữu của tập đoàn lợi ích Giang Trạch Dân.

Lấy Tập đoàn An Bang làm ví dụ. Thành lập năm 2004, vốn của An Bang chỉ đạt 500 triệu nhân dân tệ, đến cuối năm 2016, chỉ trong thời gian 12 năm ngắn ngủi, số vốn đã tăng lên 1,45 ngàn tỷ nhân dân tệ.

Chuyên gia các vấn đề Trung Quốc Lý Đạt phân tích, từ bối cảnh của Ngô Tiểu Huy mà nhìn, thì có thể thấy là thuộc về đội ngũ đặc công thân cận do nhân vật số 2 của phe Giang Trạch Dân là Tăng Khánh Hồng bồi dưỡng. “Chưởng môn” của Tomorrow Group là Tiêu Kiến Hoa mới ngã ngựa, nữ tỷ phú của Đan Đông Liêu Ninh là Mã Hiểu Hồng bị nghi là bí mật bán tài liệu hạt nhân cho Triều Tiên, Ngô Lập Thắng hối lộ Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, cho đến tỷ phú Quách Văn Quý gần đây cao giọng công kích Bí thư Ủy ban Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn, đều thuộc về cùng một giuộc.

Những người làm mưa làm gió trên thị trường tài chính này, ngọn núi đằng sau để họ dựa vào đều là Giang Trạch Dân.

5. Rơi vào nguy cơ hủ bại từ tận xương tủy

Kể từ ngày 20/7/1999 đến nay, Giang Trạch Dân vì để duy trì cuộc bức hại Pháp Luân Công, đã không ngừng bao che, dung túng, trợ giúp cho các quan chức tham ô hủ bại. Chỉ cần tham gia bức hại Pháp Luân Công, thì càng tham ô, càng được đề bạt trọng dụng. Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Tô Vinh v.v.. đều là ví dụ điển hình. Dưới sự dẫn đầu của “nóc nhà” Giang Trạch Dân, thì ở trên là các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, dưới là các chi bộ nhỏ ở cơ sở như Ủy ban thôn, Ủy ban thị trấn, tất cả các cấp quan chức của ĐCSTQ đều đã trở nên cực kỳ hủ bại.

Tôn Chính Tài năm nay 54 tuổi, được cho là người tiếp nhiệm thế hệ thứ sáu do Giang Trạch Dân chỉ định. Theo lý thông thường, ông ta trẻ tuổi như vậy, mà lại trở thành người lãnh đạo của đảng và quốc gia, tiền đồ xán lạn, lại thêm việc hồi chuông đả hổ chống tham nhũng của Tập Cận Bình vang lên, ông ta không cần phải tham ô, cũng không nên tham ô. Nhưng ông vẫn tiếp tục tham ô! Ngày 24/7/2017, Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ Bí thư thành ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài bị điều tra vì bị nghi là “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Có tin từ kênh truyền thông cho rằng cùng bị điều tra còn có lái xe, thư ký, cảnh vệ, cho đến cả vợ của ông ta là Hồ Dĩnh.

Đến nay, sự hủ bại của ĐCSTQ đã đạt đến mức đỉnh cao cực độ trong lịch sử nhân loại. Những vụ án tham ô trên 100 triệu nhân dân tệ đã trở thành một xâu chuỗi: nguyên Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương Chu Vĩnh Khang tham nhũng tài chính 129 triệu nhân dân tệ (thực tế còn vượt xa con số này); nguyên Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Quảng Đông Chu Minh Quốc tham ô 232 triệu nhân dân tệ, nguyên phó Chánh án toàn án tối cao Hề Hiểu Minh tham ô 115 triệu nhân dân tệ, nguyên Giám đốc Công an thành phố Thiên Tân Vũ Trường Thận tham ô 527 triệu nhân dân tệ, nguyên Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Hà Bắc Trương Việt tham ô 158 triệu nhân dân tệ, nguyên giám đốc tổng công ty cung cấp nước khu Bắc Đới Hà thành phố Tần Hoàng Đảo tỉnh Hà Bắc, những nhân viên điều tra vụ án đã tìm ra 120 triệu nhân dân tệ, 68 chứng từ bất động sản, và 37 kg vàng trong nhà ông ta…

Từ tháng 1/2013 đến nay, chiến dịch đả hổ chống tham nhũng mà ông Tập Cận Bình phát động đã tiến hành được 5 năm, trải qua 3 giai đoạn từ việc “bước đầu khó khăn” tới “hai bên đối chọi giằng co” và đến nay là “trạng thái áp đảo đã hình thành”. Quá trình đó đã hạ bệ hơn 200 đại lão hổ, lại thêm những người nhảy lầu, nhảy xuống nước tự tử, uống thuốc độc, thắt cổ tự tử, có lẽ khoảng hơn 300 đại “lão hổ”. Nhưng lão “hổ to” nhất hiện nay, “lão hổ” của “lão hổ”, “hổ vương” Giang Trạch Dân thì vẫn chưa bị đánh hạ.

Vương Hữu Quần

Xem thêm: