Bài viết của Ngụy Tấn, đại diện cho quan điểm của riêng tác giả, Trí Thức VN chuyển ngữ giới thiệu cùng độc giả:

Dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ (COVID-19) hoành hành ngang ngược tại Trung Quốc, tình hình vô cùng khẩn cấp. Số người lây nhiễm và tử vong vượt xa con số mà giới chức thông báo. Mặt khác, vật tư y tế thiếu hụt, chính quyền kiểm soát bằng cách phong tỏa thành phố khiến nền kinh tế, xã hội và dân sinh của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là lúc khảo nghiệm thực lực của Trung Quốc, quốc gia với danh hiệu nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới.

20200213164829 DIADF s2arpzun
Tài sản tham những của tham quan bị chính quyền tịch thu nhiều tới mức nào?

Có hai thông tin trong và ngoài Trung Quốc đáng lưu ý gần đây:

Một là Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Quảng Đông vào ngày 11/2 đã tổ chức cuộc họp khẩn, ủy quyền cho Quảng Châu và Thâm Quyến: Khi cần thiết có thể trưng dụng phòng ốc, thiết bị, vật tư để ứng phó với dịch bệnh cấp bách. Điều này có thể nói là chuyện xưa nay chưa từng có sau khi cải cách mở cửa, công quyền một lần nữa lại xâm phạm bằng cách cưỡng chế tài sản tư hữu của công dân. Vậy nên có cư dân mạng mới kinh hoàng gọi hành động này là “cướp bóc”.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn luôn yêu cầu người dân phải cung dưỡng, vơ vét tiền tài của dân dưới lá cờ nộp thuế “Nhận thuế từ dân, dùng lại cho dân”. Tới giờ, khi cần dùng tiền, dùng vật, khi người dân gặp phải kiếp nạn cần Chính phủ giải vây, thì tiền của chính quyền ĐCSTQ đã đi đâu, về đâu? Ngược lại, chính quyền lại trưng dụng tài sản tư nhân để phòng dịch? Chọn cách khai đao với hai nơi này, phải chăng vì dân chúng tại hai khu vực này quá giàu có?

Một thông tin nữa bên ngoài Trung Quốc, Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người nhiều lần bị nghi ngờ giúp đỡ ĐCSTQ che giấu tình hình dịch bệnh, vào ngày 11/2 đã nói trên Twitter rằng muốn ứng phó với dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ cần 675 triệu USD, hiện giờ mặc dù các bên nỗ lực quyên góp, nhưng vẫn chưa đạt được 675 triệu USD, hy vọng nhận được nhiều tiền quyên góp hơn.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Reuters, trước ảnh hưởng của dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’, hơn 300 công ty dịch vụ giao hàng và sản xuất điện thoại thông minh đều đang nghĩ cách góp tiền nhằm vượt qua quan nạn, tổng số tiền lên tới 8,2 tỷ USD. Vào ngày 10/2, David Malpass, giám đốc Ngân hàng Thế giới, nói rằng Ngân hàng Thế giới đang hỗ trợ Trung Quốc bằng kỹ thuật. Họ sẽ không viện trợ bất cứ tài vật gì cho Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc rất giàu tài nguyên, “bản thân Trung Quốc có rất nhiều dự trữ quốc tế”. Quả thực, theo báo cáo của giới chức ĐCSTQ, tiền gửi ngoại hối của nước này vào tháng 1/2020 là 3.115 tỷ USD.

1125543908 15811027643821n
Dữ liệu mới nhất do Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc công bố vào ngày 7/2 cho thấy, tính đến cuối tháng 1 năm 2020, quy mô dự trữ ngoại hối của Trung Quốc là 3.115,5 tỷ USD, dự trữ ngoại hối tăng 7,6 tỷ USD, mức tăng 0,2% so với cuối tháng 12/2019. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Ông Malpass chỉ ra, Trung Quốc, với vị thế là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, rất giàu có, không cần sự hỗ trợ này. Hơn nữa Trung Quốc còn dựa vào kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng “một vành đai, một con đường”, khiến một số quốc gia phải cõng nợ. Chúng ta cần cung cấp nhiều tài nguyên hơn cho một số nước nghèo tại châu Phi, châu Á và châu Mỹ La Tinh.

Điều này nói ra quả thực khiến người Trung Quốc phải đỏ mặt, bởi lẽ các vị lãnh đạo của ĐCSTQ vẫn đang giải quyết vấn đề nghèo khó trong nước. Đa số người dân vẫn đang ở trong tình trạng ngày dài tựa năm, mỗi người phải cõng bốn quả núi lớn là chi phí giáo dục, y tế, nhà ở và dưỡng lão, để Chính phủ Trung Quốc vung tay rải tiền cho các nước châu Phi, mua chuộc lòng người trên trường quốc tế, lôi kéo phiếu bầu tại Liên Hiệp Quốc. Quả thực cũng vì “một vành đai, một con đường” đã khiến rất nhiều quốc gia lâm vào nguy cơ nợ nần. Ngày nay, người Trung Quốc gặp nạn, với con số quốc khố vững mạnh, sao chẳng ngại ngần mà nói rằng mình không có tiền? Lại còn yêu cầu xí nghiệp tự mình phải đi vay vốn nước ngoài?

Mặt khác, ngoài đảng cộng sản ra, trên thế giới không có một chính đảng nào cần nhân dân cấp dưỡng. Xí nghiệp Trung Quốc nên ngửa tay xin tiền từ ĐCSTQ mà bản thân họ đang cấp dưỡng trường kỳ.

Trên thực tế, với chủ nghĩa nhân đạo, hiện giờ rất nhiều chính phủ trên thế giới đều đang chi viện cho Trung Quốc tiền tài hoặc vật tư phòng dịch, gồm Nga, Mỹ, Nhật và Canada. Người dân trong nước và Hồng Kông, Đài Loan cũng đang tiến hành quyên góp.

Tuy vậy, việc các quan viên dưới chính quyền ĐCSTQ chiếm đoạt tiền, vật tư quyên góp là chuyện thường tình. Gần đây theo Liên đoàn Từ thiện của thành phố Vũ Hán, bắt đầu từ ngày 27/1, tổng cộng 2,7 tỷ Nhân dân tệ sẽ được chia thành nhiều đợt giao nộp lại cho chính phủ.

Báo cáo của giới chức vào ngày 3/2 cho biết, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nói rằng: Hiện giờ cả nước đã quyên góp được 66,53 tỷ Nhân dân tệ dùng cho việc phòng chống dịch. Tại Trung Quốc, nơi những vụ bê bối tham ô, hủ bại của quan chức quá thường xuyên và dưới thể chế kém cỏi này, số tiền 66,53 tỷ Nhân dân tệ này, chính quyền này rốt cuộc đã dùng vào việc gì? Giới chức không hề công khai minh bạch những thông tin này. Vậy thì, nếu thời gian dịch bệnh kéo dài, đặc biệt là khi toàn bộ xã hội, dân sinh đang chịu tổn thất, ai là người chi trả cho những xí nghiệp phải đóng cửa? Ai là người giải quyết cuộc sống khốn khó cho đại quân thất nghiệp?

Lúc này, ĐCSTQ trường kỳ chiếm dụng nguồn tài nguyên quốc khố tày trời, lẽ nào không nên mở kho cứu tế dân chúng hay sao? Đặc biệt là vài năm gần đây, với việc chống tham ô, tham nhũng trên quan trường, số tiền tham ô tày trời đó, lại càng nên lấy ra dùng cho dân. Số tiền tham ô mà chính quyền tịch thu của tham quan tổng cộng là bao nhiêu?

Vài năm gần đây, chưa nói tới việc công khai tài sản của quan chức, ngay cả số tiền tham nhũng của các tham quan cũng được thu nhỏ lại rất nhiều lần so với con số thực tế.

Như số tiền Chu Vĩnh Khang nhận hối lộ lên tới 130 triệu Nhân dân tệ. Nhưng theo nguồn tin Reuters, ngày 30/3/2014 một nguồn tin cho biết, trong vụ án tham nhũng của Chu Vĩnh Khang, tính tới hiện tại chính phủ đã tịch thu khối tài sản trị giá ít nhất là 90 tỷ Nhân dân tệ (14,5 tỷ USD).

Số tiền tham nhũng của những lão hổ trong quân đội là Quách Bá Hùng và Phòng Phong Huy không được công bố, có lẽ do con số chân thực vô cùng đáng kinh ngạc. Hãng truyền thông của Hồng Kông từng đưa tin, chỉ riêng số tiền Quách Bá Hùng nhận “tiến cống” của các quan lớn đã lên tới vài chục tỷ nhân dân tệ, cộng thêm khoản thu nhập mua quan bán tước và bất động sản, ước tính không dưới trăm tỷ nhân dân tệ. Có hãng truyền thông từng ví von rằng, riêng số tiền tham nhũng của Quách Bá Hùng đã có thể cứu vớt được hai nước Hy Lạp.

Truyền thông cũng từng tiết lộ tài sản khổng lồ của Từ Tài Hậu, quan chức trong quân đội như sau: “Tầng hầm trong nhà họ Từ khắp nơi đều chất đầy tiền mặt, có USD, có Euro, nhân dân tệ. Người thi hành án nhất thời đếm không xuể, đành phải dùng cân mà cân, rồi dán niêm phong lại. Số tiền mặt bị thu giữ đã hơn một tấn…”

Hơn nữa, chỉ riêng việc xử lý vật dụng tham nhũng của Vũ Trường Thuận, nguyên cục trưởng Cục công an Thiên Tân cũng phải tổ chức tới ba cuộc bán đấu giá. Một mình Trương Gia Huệ, nguyên phó chánh án Tòa án Nhân dân cấp cao Hải Nam, số tiền của bản thân y và gia đình được tiết lộ đã vượt quá 20 tỷ Nhân dân tệ.

Trong số những tham quan bị xét xử hàng năm, đều kèm theo công bố về việc “tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân”. Như đã nói ở trên, không ít người tham nhũng số tiền khổng lồ, hàng chục triệu hoặc trăm triệu nhân dân tệ, thậm chí hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ nhân dân tệ. Dẫu tính bình quân mỗi người tham ô hàng triệu nhân dân tệ, thì số tiền trên đã lên tới hàng trăm tỷ, bao nhiêu năm qua chí ít cũng đã lên tới con số vài nghìn tỷ nhân dân tệ.

Đối với số tài vật tham ô này, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ giải thích rằng, thu nhập do phạm tội và tài vật liên quan, nhất loạt đều được giao lại cho cơ quan tư pháp xử lý; thu nhập do vi phạm kỷ luật sẽ do Cơ quan Giám sát và Kỷ luật thu giữ, nộp lên kho bạc nhà nước.

Nghĩa là, giả dụ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật không nói dối, thì số tiền này đã nằm trong quốc khố.

Vậy thì, khi Trung Quốc đang cần tiền nhất, khi người dân Trung Quốc đang cần tiền nhất, Tập Cận Bình lẽ nào không nên giải ngân số tiền này trước tiên hay sao?

Tuy nhiên, ĐCSTQ rốt cuộc vẫn dùng luật xã hội đen trị quốc, coi việc giữ vững chính quyền cao hơn tính mạng của người dân, bất chấp đạo lý, vào lúc nhân dân gặp nạn, thì nay lại thừa cơ dùng công quyền cưỡng chế trưng thu tài sản cá nhân. Muốn họ giải ngân số tiền tham nhũng khổng lồ thực khó khăn biết chừng nào!

Ngụy Tấn
(Bài viết chỉ đại diện cho lập trường và quan điểm cá nhân)

Xem thêm: