Nguồn nhiên liệu số 1 mà Hoa Kỳ dùng để sản xuất điện trong hai quý đầu tiên năm 2017 là gì? Nếu bạn trả lời đó là năng lượng tái tạo, bạn đã sai cả dặm. Nếu bạn nói đó là khí đốt tự nhiên, bạn vẫn sai chút ít.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi năng lượng sử dụng trong sản xuất hàng tháng tại Mỹ, nguồn nguyên liệu lớn nhất cho sản xuất điện trong 6 tháng đầu năm 2017 tại Hoa Kỳ là than.

7 302017 moore chart 0731 208201 c1 0 2933

Đó là một thông tin đáng kinh ngạc vì các nhà tự do cánh tả và đặc biệt là các nhóm hoạt động môi trường vẫn nói với chúng ta rằng than là một ngành công nghiệp đã chết. Họ đã chế nhạo ông Donald Trump, và gọi ông là kẻ nói dối, khi ông nói rằng ông sẽ khôi phục ngành công nghiệp than và các công việc liên quan. “Than chưa trở lại“, đó là tựa đề của một bài báo trên tờ New York Times khẳng định với chúng ta vài tuần sau cuộc bầu cử tổng thống 2016. “Cứu ngành than là một lời hứa mà ông (Trump) sẽ không thể giữ được”, tác giả bài báo dự đoán. Thời báo Tài chính (Financial Times) vào tháng trước thậm chí còn kém sắc sảo hơn khi đưa ra bài viết: “Than chết; [Điện] Mặt trời vạn tuế”.

Với các thông tin mới nhất từ EIA, hãy xem phe cánh tả có rút lại ý kiến của họ hay không. Chúng ta hãy nín thở và chờ.

>>Biến đổi khí hậu: Đừng chỉ nghe người ta nói, hãy xem họ làm gì

Theo báo cáo tháng 7 của EIA, “cơ quan này ước tính rằng tỉ trọng của tổng điện năng Mỹ sử dụng khí gas tự nhiên trong nửa đầu năm nay đạt trung bình 29%. Ngược lại, tỷ lệ nguyên liệu than trong sản xuất điện đã tăng từ 28% trong nửa đầu năm 2016 lên 30% trong nửa đầu năm 2017”. Tính chung cho cả năm 2017, EIA dự báo rằng than sẽ tạo ra 3,453 triệu kilowatts điện/ngày, trong khi, khí tự nhiên do việc tăng giá bán lẻ trong năm nay nên sẽ thấp hơn điện than một ít, đạt khoảng 3,432 triệu kilowatts/ngày. Năng lượng gió và mặt trời vẫn là những nguồn năng lượng hiếm, chỉ tạo ra điện năng bằng khoảng 1/7 so với điện than và khí đốt.

Nhưng, đó chưa phải là tất cả những gì mà ngành than khiến chúng ta ngạc nhiên. Cục Phân tích Kinh tế thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã phát hành một báo cáo vào ngày 21/7 cho biết “ngành khai mỏ đã tăng trưởng 21,6%. Tăng trưởng quý I của Mỹ chủ yếu là do đóng góp từ sự gia tăng khai thác dầu khí, cũng như các hoạt động hỗ trợ cho khai mỏ. Đây là mức tăng lớn nhất từ quý IV/2014”. Không có ngành công nghiệp chính yếu nào khác của Mỹ đã đạt được những thành tựu như vậy và tính tất cả sản lượng ngành công nghiệp sản xuất tăng ít hơn 2%.

Tính riêng ngành khoan dầu và khai mỏ, đã tạo ra hơn 50.000 việc làm kể từ khi Tổng thống Trump đắc cử, ngay trong tháng 6, hai ngành này đã tạo thêm 8.000 việc làm. Phần nhiều các công việc này là trong ngành dầu khí, nhưng cũng có một số là làm trong ngành than.

Phe cánh tả than phiền rằng hoạt động ngành than không tạo ra nhiều việc làm vì ngành này đang sản xuất nhiều than hơn, nhưng lại cần ít nhân công hơn. Điều đó hoàn toàn đúng. Thưa quý vị, điều đó gọi là cải thiện năng suất lao động. Một nghiên cứu mới của Viện nghiên cứu Năng lượng chỉ ra rằng thời gian để sản xuất một kilowatt điện năng từ gió và mặt trời lâu hơn gấp 30 lần khi dùng than và dầu mỏ. Nếu bạn không nghĩ lợi thế về năng suất của nhiên liệu hóa thạch là một điều tốt, thì có lẽ bạn nghĩ chúng ta nên mang lại công ăn việc làm trong ngành nông nghiệp bằng cách không dùng máy kéo và trang thiết bị nông nghiệp hiện đại nữa mà quay trở về với lao động bằng sức người và gia súc.

Nhưng việc làm của ngành than cũng không chỉ gắn liền với việc khai thác than thật sự. Than được gắn với công việc trong ngành thép, công việc vận tải đường bộ, và công việc sản xuất. Sử dụng năng lượng giá rẻ và hiệu quả làm cho mọi ngành công nghiệp Mỹ khác có năng suất cao hơn và do đó làm cho các nhà tuyển dụng Mỹ có lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu. Năng suất cao tạo ra việc làm có mức lương cao hơn ở Mỹ, chứ nó không hủy hoại công ăn việc làm.

Hoa Kỳ không phải là nước duy nhất sử dụng nhiều than hơn. Theo thông tin của tờ New York Times, “các công ty Trung Quốc đang xây dựng hoặc có kế hoạch xây hơn 700 nhà máy điện than mới ở trong nước và trên toàn thế giới, ở một số nước đốt ít hoặc không có than”.  Ấn Độ cũng đang xây hàng trăm nhà máy điện than.

Liệu âm thanh này có giống như tiếng thở cuối cùng của một ngành công nghiệp “chết”  chăng? Lý do các quốc gia này chuyển sang sử dụng than và khí tự nhiên rất đơn giản: giá cả và độ tin cậy. Xét cả hai phương diện này, nhiên liệu hóa thạch hiệu quả hơn nhiều so với điện gió và mặt trời. Tại Mỹ và kể cả ở các nước khác điện gió và mặt trời chỉ có thể tồn tại được là do có sự trợ cấp lớn từ chính phủ, điều đó giúp che đi chi phí thực sự của nó. Cho dù tất cả các cuộc thảo luận về lĩnh vực năng lượng mặt trời “đang bùng nổ”, thực tế nó chỉ đóng góp hơn 1% cho tổng sản lượng điện năng ở Mỹ.

Đáng ngạc nhiên là ngay cả với hàng chục tỷ USD trợ cấp để khiến mọi người rời xa nhiên liệu hóa thạch, cùng rất nhiều quy định nhằm giết ngành công nghiệp này, thực tế ở ngay nước Mỹ này, chúng vẫn đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Tác giả: Stephen Moore

Đăng lần đầu trên tờ Washington Times

 Xuân Thành (dịch)

Xem thêm: