Sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, truyền thông tại Trung Quốc Đại Lục đưa tràn ngập thông tin kiểu như: Bác sĩ, y tá ở Cam Túc cạo trọc đầu để lên tuyến đầu chiến trường; nào là nhân viên y tế mang thai 9 tháng nhưng vẫn hăng hái chiến đấu ở tuyến đầu; nào là nữ y tá sinh non 10 ngày, mới phẫu thuật xong không lâu liền đến tuyến đầu chiến đấu; v.v. Cư dân mạng @雷斯林 (Lôi Tư Lâm) đã đăng một bài viết trên WeChat có tiêu đề “Dùng ‘nữ y tá cạo trọc đầu’ để tuyên truyền có thích hợp không? Là họ tự nguyện ư?”. Bài viết nói, đọc những bài báo thế này, anh cảm nhận được không phải là “năng lượng tích cực”, mà nhiều hơn là sự bất an, buồn rầu và nghi ngờ. Hãy cùng xem bài viết của anh ở bên dưới.

Video này là tôi xem được từ Weibo @每日甘肃网. Nội dung nói: “Nhóm nhân viên y tế thứ 3 của tỉnh Cam Túc viện trợ Hồ Bắc sẽ xuất phát vào chiều hôm nay. Theo yêu cầu, Viện Chăm sóc Sức khỏe Phụ nữ và Trẻ em tỉnh Cam Túc cử 15 hộ lý viện trợ Hồ Bắc, đây cũng là đơn vị cử nhiều nhân viên y tế nhất trong lần này. Chiều hôm nay, họ sẽ tập trung tại Nhà khách Ninh Ngọa Trang để làm lễ xuất chinh… Cảm ơn các bạn, những người đi ngược dòng đẹp nhất trong dịch bệnh! Các bạn nhất định phải đi một cách bình an, về một cách chỉnh tề!”

Tuy nhiên, khi mở video, vẻ mặt của những hộ lý này là như thế này:

Y ta cao dau 1
(Ảnh: cắt từ video)
Y ta cao dau 2
(Ảnh: cắt từ video)
Y ta cao dau 4
(Ảnh: cắt từ video)
Y ta cao dau 5
(Ảnh: cắt từ video)

Rất hiển nhiên, những người phụ nữ này thấy tóc của mình bị cắt đi thì rất buồn, có người thậm chí còn buồn đến nỗi rơi nước mắt, nhìn thấy những nhân viên y tế buồn đến rơi nước mắt, nhưng người cắt tóc lại còn cho họ xem búi tóc cắt đi…

Về việc này, tôi có 3 vấn đề cần hỏi.

1. Những nữ y tá này là tự nguyện cạo trọc đầu?

Rất nhiều kênh truyền thông nói những nữ y tá này đến từ Viện Chăm sóc Sức khỏe Phụ nữ và Trẻ em tỉnh Cam Túc, là hoàn toàn tự nguyện cạo trọc đầu, bởi vì cạo trọc đầu có thể tiết kiệm thời gian gội đầu.

Vậy thì vấn đề là, vì sao chúng ta nhìn thấy, phần lớn những nữ bác sĩ y tá đang chiến đấu ở tuyến đầu lại không cạo trọc đầu? Dưới đây là một bức ảnh nhan viên y tế Cam Túc tập trung trong một lần xuất chinh, xin hãy chú ý, trong số này có một vị là nam giới, lẽ nào chỉ có ‘giác ngộ’ của họ (nữ giới) là đặc biệt cao? Đây là một vấn đề đáng phải suy nghĩ sâu thêm. Tôi không có đáp án, nhưng tôi tin rằng các bạn sẽ có phán đoán của riêng mình.

Y ta cao dau 3
Đàn ông không cần cạo đầu, ngược lại lại yêu cầu phụ nữ cạo đầu? (Ảnh: cắt từ video)

2. Lên tiền tuyến mà cạo trọc đầu thực sự có cần thiết hay không?

Khỏi cần nói, bạn xem tin tức thấy có nhiều nhân viên y tế đang hăng hái chiến đấu ở tuyến đầu, đều không hề cạo trọc đầu, điều này đã đủ để nói rõ, đây không phải là việc cần thiết. Ngoài ra, cũng có rất nhiều kiểu để tóc ngắn mà, chẳng phải là có nhiều lựa chọn hơn sao?

Tôi hiểu việc cắt tóc ngắn là để thuận tiện hơn, bởi vì tôi biết phụ nữ gội đầu thực sự rất mất thời gian. Tôi cũng hiểu, có một số phụ nữ thực sự cạo trọc đi vì để thuận tiện hơn, tôi đọc qua rất nhiều tin tức như thế này – tôi không có chút nghi ngờ quyết tâm và dũng khí của họ.

Nhưng giống như trong video, vừa cạo trọc đầu vừa rơi nước mắt, vừa nhìn tóc của mình bị cắt một cách đầy đau khổ, xin lỗi tôi thật không thể lý giải được cảnh tượng này.

Không có bất cứ người nào có quyền cạo đầu của một người vô tội, hơn nữa tôi cũng tin rằng sẽ không có ai lại không hiểu ý nghĩa của mái tóc đối với nữ giới, sẽ không có ai lại không hiểu được ý nghĩa của việc cạo trọc đầu đối với nữ giới. Trong khoảng thời gian rất dài, trên thế giới, việc cạo trọc đầu là cách dùng để làm nhục phụ nữ.

3. Dù những người phụ nữ này là tự nguyện đi nữa, thì liệu có thích hợp lấy đó để tuyên truyền không?

Bên trên tôi đã nói, nếu những người phụ nữ này không phải là tự nguyện hoặc “bán tự nguyện” cạo trọc đầu, vậy thì người đưa ra quyết định này thật quá tàn nhẫn.

Cho dù những người phụ nữ này đều là tự nguyện, thì liệu có thực sự thích hợp để lấy đó làm tuyên truyền?

Tôi vẫn cho rằng không thích hợp.

Video này đã được quay và đăng lên mạng xã hội, thì chính là làm tuyên truyền để cho tất cả mọi người xem. Video như thế cần khởi được một số tác dụng tích cực.

Nhưng tôi, một cư dân mạng bình thường, khi nhìn thấy những cảnh quay này lại không cảm thụ được sự khích lệ nào, rất khó miêu tả tâm tình của tôi khi xem những cảnh quay này, nhưng tôi có thể khẳng định là những cảnh quay là để làm “tuyên truyền”, nó không khiến tôi cảm thấy được sự khích lệ, cũng không khiến tôi cảm thấy được chúng ta tiến thêm được một bước nữa trong chiến thắng dịch bệnh. Tôi chỉ cảm thấy họ rất buồn, ngay cả tôi cũng cảm thấy khó chịu.

Tin rằng không chỉ có tôi, tôi xem trên Weibo có đến hàng trăm ngàn chia sẻ, dường như không có người nào có được sức mạnh từ tuyên truyền “cạo trọc đầu” lần này. Điều mọi người cảm thấy được đều là khó chịu.

Giống như tuyên truyền bị chỉ trích thậm tệ trước đó – cái gì mà nhân viên y tế mang thai được vài tháng, nhưng vẫn hăng hái chiến đấu ở tuyến đầu; cái gì mà nữ y tá sinh non 10 ngày, phẫu thuật xong không lâu, liền hăng hái lên tuyến đầu chiến đấu; còn có cái gì mà bác sĩ nào đó mệt quá tử vong tại nơi làm việc, và đơn vị kêu gọi học tập theo bác sĩ này.

Những kiểu tuyên truyền này, đều không thể nào khiến tôi cảm thấy được sức mạnh, chỉ khiến tôi cảm thấy bi thương, càng làm cho nhân viên y tế cảm thấy sợ hãi.

Tôi cho rằng chúng ta cần phân biệt rõ hai khái niệm: một là “anh dũng”, một là “bi thảm”.

Anh dũng không đồng nghĩa bi thảm, chúng ta không cần phải dùng đến những trường hợp rất thảm thiết để tuyên truyền sự anh dũng của nhân viên y tế – điều này không làm cho mọi người cảm giác được “tôi rất an toàn”, mà chỉ làm cho mọi người cảm thấy “việc này quá tàn nhẫn”.

Nói cho cùng, so với những tuyên truyền trái với lý thông thường, chúng ta càng hy vọng có thể đọc được những thông tin phản ánh đúng thực tế hơn.

@Lôi Tư Lâm