Trong cuộc biểu tình chống Luật dẫn độ kéo dài suốt hơn 4 tháng qua, cảnh sát Hồng Kông đã lạm dụng bạo lực, bắt bớ vô cớ, khiến cả thành phố phẫn nộ. Điều này cũng khiến rất nhiều cô bé vị thành niên gầy yếu bị “ép” gia nhập phái vũ trang, sẵn sàng hứng chịu vô số lựu đạn hơi cay nơi tiền tuyến. Một số em có nguy cơ hoặc bị cảnh sát vũ trang từ đầu đến chân bắt giữ.

Biểu tình Hồng Kông
Những cô bé cũng phải bước ra, sẵn sàng hứng chịu vô số lựu đạn hơi cay nơi tiền tuyến (Ảnh: EpochTimes)

Tờ Apple Daily tại Hồng Kông đã phỏng vấn 5 cô gái tại tiền tuyến và cùng chia sẻ câu chuyện kháng nghị của các em. “Mùa hè này, những cô gái trưởng thành sau một đêm, là những cá thể độc lập, các em đã lựa chọn vận mệnh cho bản thân mình.”

Cha mẹ cắt cơm, cô bé 16 tuổi lang thang nơi đường phố tới tận nửa đêm

Tiểu Hắc (hoá danh) năm nay 16 tuổi, vừa lên lớp 10. Giống như những học sinh khác, hồi tháng 6 em vẫn luôn đứng trong hàng ngũ “hoà bình, lý tính, phi bạo lực”. Mãi cho tới sự kiện đụng độ ngày 21/7 tại Yuen Long xảy ra, khi đó một nhóm người xông vào vào ga điện ngầm đánh đập người vô cớ, không phân già trẻ lớn bé. Người dân gọi điện cầu cứu cảnh sát nhưng cảnh sát thờ ơ. Cùng với hành vi bạo lực, bắt bớ người vô tội vạ của cảnh sát, đã khiến Tiểu Hắc không thể ngồi yên. Em đã bước ra tiền tuyến, gia nhập phái vũ trang trong mắt mọi người. Bắt đầu từ đó, hầu như mỗi lần xung đột, em đều góp mặt.

Mùa hè năm nay, em không còn cùng bạn bè dạo phố ăn uống, vui chơi, mà là chạy lên phố “ăn” lựu đạn hơi cay. Bắt đầu từ giữa tháng 7, em không bao giờ còn về nhà ăn cơm một bữa nào nữa, cha em đã qua đời, mẹ em là “một người cứng nhắc”.

Từ sau khi mẹ biết được em tham gia vào cuộc biểu tình chống Luật dẫn độ, bà đã không cho em tiền tiêu vặt nữa. Tiền ăn của em đều do các “bậc phụ huynh” trên đường phố quyên góp, đôi khi cũng có phiếu mua đồ ăn. Hàng đêm phải tới sau 1h sáng, đợi người nhà đều đã ngủ, em mới được về nhà.

Tháng 9 bắt đầu đi học, em phải giải quyết bài vở hàng ngày trên lớp. Đã mấy tháng em không về nhà ăn cơm, vì để tiết kiệm tiền nên một ngày em chỉ ăn một bữa. Dáng người em vốn mảnh mai, gần đây lại càng gầy sọp. Em bị cảm một thời gian, còn chưa khỏi, có lẽ do ăn ít quá nên không đủ chất dinh dưỡng, có lẽ do hít quá nhiều hơi cay lựu đạn, khiến cổ họng em bị viêm. Nhưng em không nói cho bác sĩ biết.

Cô gái Đại lục 15 tuổi coi Hồng Kông là nhà, theo đuổi chính nghĩa

YY (Hoá danh) là một cô bé 15 tuổi, em trông còn nhỏ nhắn hơn những bạn gái cùng tuổi, cơ thể gầy yếu. Em sinh ra ở Hồng Kông, 4 tuổi đã theo gia đình về Đại Lục cư trú, mãi cho tới lớp 6 em mới quay lại học tại Hồng Kông. Em coi Hồng Kông là nhà của mình, coi tất cả những bạn cùng trang lứa cùng tham gia biểu tình là anh em ruột thịt của mình. Em nhớ lại hồi nhỏ ở Đại lục phải hát quốc ca của ĐCSTQ, bị tẩy não, bị nhồi nhét giá trị quan của Đảng cộng sản. “Hồng Kông có tự do ngôn luận, lên mạng không phải vượt tường lửa, những trang web bị cấm tại Đại lục đều có thể xem tại Hồng Kông. Hai năm qua, em đều tham gia thắp nến tưởng niệm sự kiện Lục Tứ.”

Suốt mùa hè này, em đều có thể tự do ra ngoài tham gia biểu tình, vì bố mẹ em đều về Đại Lục nghỉ hè.

Mùa hè này, kế hoạch ban đầu của em là về Đại Lục thăm thân, đi chơi ở công viên Disney, nghe hoà nhạc. Nhưng toàn bộ kế hoạch đã bị đảo lộn, vì mỗi lần xung đột em đều có mặt tại hiện trường, toàn bộ số tiền tiêu vặt của em dùng để mua bông băng, kính bảo hộ và găng tay.

Tại nơi diễu hành biểu tình, em chỉ đeo mặt nạ phòng độc và kính bảo hộ, nhưng không có mũ bảo hộ lao động. Em nói mũ bảo hộ to quá không dễ cất giấu, sợ cảnh sát để mắt tới. Khi phải lựa chọn giữa việc bị bắt và bị bắn thủng đầu, em đã chọn vế sau.

Từ tháng 7 tới nay, YY đã dập tắt vô số lựu đạn hơi cay. Có lần em bị trúng lựu đạn hơi cay, lướt ngang qua vai tử thần. May mắn là quả lựu đạn đó có lẽ đã bắn trúng vật gì trước đó, mới rơi vào phía sau đầu YY, nên sức công phá đã suy yếu. Sau khi trúng lựu đạn hơi cay, em cảm thấy toàn thân bỏng rát, vừa đau vừa ngứa.

YY ước gì mình có thể trưởng thành chỉ trong một đêm. Em nói chỉ muốn mình có thể thi đỗ đại học thật nhanh, có thể đi làm thêm, khi độc lập về kinh tế em sẽ có thể đi đây đó tuỳ ý. Cô bé 16 tuổi đã tự mình trải nghiệm việc cảnh sát ném lựu đạn hơi cay ở cự ly gần, vì chính nghĩa chẳng từ nan, em vẫn xông pha nơi tiền tuyến.

Vào ngày 12/6, người dân đều tham gia tụ tập biểu tình ôn hoà, trên một cây cầu vượt ở Kim Chung, đột nhiên A Trừng (hoá danh) thấy một nhóm cảnh sát chống bạo động xung kích lên trên cầu, ném lựu đạn hơi cay vào đám đông ở cự ly 10m, khiến em vô cùng phẫn nộ. Điều này đã thôi thúc A Trừng bước ra tuyến đầu.

Hễ rảnh rỗi là em tới hiện trường. Có những khu vực xung đột đột nhiên ập đến, em không mang theo bất cứ trang thiết bị gì nhưng vẫn trực tiếp xông tới, đặt chướng ngại vật, dập lựu đạn… Trong ánh mắt của em không lộ chút sợ hãi, em đã sớm quen thuộc với khung cảnh này. Bạo lực của cảnh sát là nguyên nhân khiến em bước ra vì nghĩa chẳng từ nan.

A Trừng nhắc tới trải nghiệm một lần suýt bị bắt. Em nói nỗi khủng hoảng về cơ bản không thể diễn tả hết bằng ngôn từ. Lúc đó cảnh sát chống bạo động đã túm chặt ba lô của em, em dùng ý chí thoát thân thành công, quả là đáng sợ, đáng sợ! Em chạy tới cổng cửa hàng ăn, một người nhân viên đã gọi em vào trong ngồi và mang đồ uống cho em.

Nữ sinh Hồng Kông: Người trẻ mặc áo đen sẽ bị bắt

Rita (hoá danh) là sinh viên đại học năm thứ ba, khi bị bắt, em mặc đồ đen, đeo ba lô. Vì mặc đồ đen, em và vài chục bạn trẻ có mặt tại hiện trường đã bị cảnh sát bắt. Rita cảm thấy phẫn nộ trước việc bắt bớ vô cớ của cảnh sát.

Trong 48 giờ bị bắt giữ, em bị bắt ngồi trong một nhà xe, nhưng vẫn có được một chiếc ghế dài và không bị ngược đãi. Em nói mình thật may mắn, nhưng những người anh em khác bị bắt cùng em lại bị bức cung thảm khốc. “Có anh bị cảnh sát dẫn vào nhà vệ sinh, cởi quần áo, dùng đèn pin chiếu thẳng vào mặt và thẩm vấn, ép anh ấy khai ra họ tên những người anh em khác.”

Em từng nhìn thấy những người anh em của mình bị trúng đạn, đang nằm thoi thóp trên đường, khắp người run rẩy, hai tay ấn vào mắt, liên tục lẩm nhẩm “Mình có bị mù không”, thì cảnh sát đột nhiên đột kích, ném một lượng lớn lựu đạn hơi cay vào khu dân cư gần đó. Từng nhiều lần chịu khổ trên đường phố nơi diễn ra biểu tình, em cũng thường xuyên giúp những người già rửa mắt khi bị ảnh hưởng của hơi cay.

Nữ sinh đại học tạm gác lại tình riêng

Bình Bình 21 tuổi, cũng là sinh viên. Một hôm sau khi bị cảnh sát chống bạo loạn truy đuổi, em cùng mọi người chạy sang một bên thay áo. Khi mọi người bỏ mặt nạ xuống, em mới phát hiện ra xung quanh mình có không ít các chú, các dì 40, 50 tuổi. 15 phút trước nhóm người này còn ở bên ngoài cùng em chạy trốn, hiện giờ bỏ khẩu trang nhìn thấy mặt nhau, em rất cảm động, vì cùng chung hoạn nạn. Vài tháng qua, em tham gia nhóm dập tắt lựu đạn nơi tiền tuyến. Những người và những việc mà em tiếp xúc đã khiến em thay đổi hoàn toàn quan niệm của mình về thành phố Hồng Kông này.

Đôi khi trong lúc rút lui sẽ gặp những bậc phụ huynh “đón con đi học về”. Bình Bình từng gặp một cô tuổi trung niên thuộc tầng lớp trung niên, đã mạo hiểm bước ra “đón con đi học về”.

Hiện giờ Bình Bình và nhiều nữ sinh khác như YY 15 tuổi được nhắc tới ở phía trên, cùng phối hợp, hai người năng lực, thể lực tương đồng, cùng tiến hay cùng lùi đều dễ có chung nhận thức.

Bình Bình nói, em không thể nào trốn ở trong nhà. Nếu không bước ra biểu tình, thì tương lai Hồng Kông sẽ bị Đại Lục đồng hoá, tiền đồ của bản thân cũng sẽ bị ảnh hưởng. “Cuối cùng thì Hồng Kông sẽ sa lầy, vốn đầu tư nước ngoài rút đi, em có tốt nghiệp xong thì cũng thất nghiệp, về căn bản không có gì khác nhau cả.”

Báo cáo cho biết, vài tháng qua, một thế hệ người Hồng Kông đã mất đi niềm tin vào cảnh sát. Những cô gái trẻ tuổi này sẽ vĩnh viễn khắc ghi mùa hè náo nhiệt này, khắc ghi những khuôn mặt trẻ măng từng đổ máu và nước mắt bên cạnh mình. Từ ánh mắt của các em, mọi người đều biết rằng Hồng Kông đã không còn đường lui.

Minh Tú biên dịch (Theo Epochtimes)

Xem thêm: