Ngày 6/11, một cậu bé 9 tuổi bị giết chết tại cửa hàng ở một khu dân cư trong thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam, vấn đề đáng suy ngẫm là kẻ giết người đã bạo hành cậu bé thời gian kéo dài đến 20 phút nhưng đám đông người xung quanh không ai ngăn chặn, bao gồm cả nhân viên an ninh và người hàng xóm quen biết cậu bé!

Diễu hành Hồng Kông
Người biểu tình Hồng Kông cầm theo nhiều biểu ngữ trong lễ diễu hành vì dân chủ ngày 1/1 (Ảnh: Epoch Times)

Chứng kiến tình cảnh này, không ít dư luận viên Trung Quốc hô to tán thưởng rằng đây là bản tính con người! Bản chất di truyền của người Hoa là kém cỏi, về văn hóa cũng kém cỏi! Tố chất người Hoa thấp kém! Sao có thể đổ lỗi cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)?

Nhưng làm thế nào để họ giải thích một câu chuyện khác xảy ra gần như đồng thời?

Vào ngày 16/11, tại một trung tâm mua sắm ở Hồng Kông, một cảnh sát mặc thường phục chửi rủa một một người dân Hồng Kông đang chống lại, thậm chí đã hung hãn đánh vào đầu một cô gái, hệ quả làm nhiều người xung quanh phẫn nộ, ai nấy tranh nhau lao lên tấn công viên cảnh sát, ban đầu viên cảnh sát cùng hung hăng đánh lại, nhưng một mình không thể chống được đông người, chẳng mấy chốc muốn bỏ chạy, nhưng đã bị mọi người chặn lại cho ăn no đòn.

Hiện tượng người Hồng Kông thấy người gặp nguy nan sẵn sàng vô tư giúp đỡ có lẽ là điều không thể tưởng tượng được ở Trung Quốc Đại Lục ngày nay. Tại sao cùng là người Hoa mà người Hồng Kông lại khác biệt như vậy? Điều này cho thấy cách giải thích nguyên nhân tình trạng suy bại đạo đức ở Trung Quốc Đại Lục ngày nay là do tố chất người Hoa kém, hay do văn hóa người Hoa thấp kém, chẳng qua là biện minh cho bộ máy chính trị cầm quyền.

Thực tế không cần phải so sánh với người Hồng Kông, hãy nhìn vào chính người Trung Quốc Đại Lục vài thập niên trước cũng sẽ thấy rõ thực trạng suy đồi văn hóa của người Hoa tại Đại Lục ngày nay.

Năm 1984, tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh người cha khi đi làm về phát hiện tên trộm, dù bị tên trộm xỉa một nhát dao vào bụng vẫn cố ôm bụng chạy đuổi theo hô hoán “bắt trộm”, kết quả mọi người đi đường xung quanh đều kéo đến bao vây tên trộm, cuối cùng một ông cụ cầm cái xẻng đánh tên trộm nằm bẹp xuống đất, mọi người ùa vào kéo tên trộm đến đồn cảnh sát…

Tinh thần nhiệt tình xả thân vì nghĩa này, trong bối cảnh xã hội vô cảm tại Đại Lục ngày nay có thể bị nhiều người xem là bị bệnh thần kinh!

Chính tinh thần quên mình vì nghĩa phổ biến trong xã hội này nên mới hình thành được những phong trào sinh viên biểu tình như vào năm 1986, 1989, hay như trước đó hồi năm 1976 khi “Cách mạng Văn hóa” dù đã kết thúc nhưng vẫn nổ ra phong trào chống bè lũ bốn tên (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn)…

Thái độ thờ ơ vô cảm thấy chết không cứu chính là nguyên nhân sâu xa của việc người Trung Quốc Đại Lục ngày nay, sau 30 năm kể từ phong trào biểu tình Thiên An Môn ngày 4/6/1989, không mấy ai còn muốn ra đường đấu tranh dân chủ, bởi vì phong trào dân chủ không liên quan thiết thực với lợi ích cá nhân, đòi hỏi tinh thần dâng hiến và xả thân vì nghĩa.

Giờ đã không còn tinh thần phẫn nộ trước cái ác, chỉ còn những tính toán vị kỷ vì lợi ích cá nhân và gia đình mình, vì vậy mà Trung Quốc Đại Lục suốt 30 năm qua phổ biến chuyện bảo vệ quyền lợi cá nhân, không có phong trào xã hội dân chủ, mặc dù chế độ độc tài chuyên chế của ĐCSTQ đã vượt xa những năm 1980, nhưng quan điểm không chống chính quyền ngày càng trở nên phổ biến, thâm chí chính những người dân oan đáng thương ở Đại Lục đi thỉnh nguyện bảo vệ quyền lợi cũng vô cùng khôn lỏi, dùng mánh khóe rẻ tiền không chống chính quyền để kiếm chác lợi ích cá nhân cho bản thân và gia đình từ chính quyền…

Những ai có tầm nhìn sâu sắc không khó để nhận ra cuộc đấu tranh của đông đảo người dân Đại Lục hiện nay đi vào ngõ cụt khi chỉ nghĩ bảo vệ quyền lợi mà bỏ qua đấu tranh vì dân chủ, lý do chính không phải là do bị tuyên truyền tẩy não của ĐCSTQ mà là do thực trạng thờ ơ vô cảm của chính người dân, còn tình trạng thờ ơ rời rạc này là kết quả tất yếu của suy bại về đạo đức. Có thể kết luận, người Trung Quốc Đại Lục ngày nay chỉ có tư đức mà không có công đức.

Nhưng có lẽ không mấy ai nghĩ rằng, thái độ sống thờ ơ vô cảm của người Trung Quốc Đại Lục ngày nay, phần nhiều là do ĐCSTQ gây ra?

Hàng loạt dấu hiệu cho thấy, trong 30 năm kể từ vụ thảm sát ngày 4/6/1989, ĐCSTQ đã giành được “thành quả” vô cùng vĩ đại trong ngăn chặn các phong trào xã hội, như phong trào sinh viên năm 1986, 1989 ở Bắc Kinh… Hệ quả là ngày nay đã triệt tiêu ‎ý thức dấn thân vì cộng đồng của người dân Trung Quốc Đại Lục.

Bắt đầu từ thời lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, nhà cầm quyền cố tình dung túng cho ngành công nghiệp khiêu dâm, sử dụng bản năng đam mê thụ hưởng vật chất để làm suy thoái những người có nhiệt huyết xã hội, mê hoặc giới trí thức rơi vào con đường sa đọa. Mặt khác ĐCSTQ đã ngăn chặn phát triển các tổ chức xã hội dân sự nhằm cắt đứt nguồn lực hướng thiện trong xã hội; thứ ba là ĐCSTQ còn phát động các phong trào đạo đức, qua đó dùng bộ máy tư pháp chống lại khuynh hướng đấu tranh giúp người, từ đó làm xu thế sống thờ ơ vô cảm phát triển.

Trên đường cao tốc Nam Ninh-Bắc Hải tại Quảng Tây hồi năm 1996, một người đàn ông giải cứu một phụ nữ Bắc Hải đang bất tỉnh trong một vụ tai nạn xe hơi, nhưng sau đó đã bị người phụ nữ vu cáo là kẻ gây ra vụ việc khiến người đàn ông này bị công an Bắc Hải bắt đi tù, lâm cảnh thập tử nhất sinh, vụ án đã gây chấn động toàn quốc sau tiết lộ của tờ Nam phương Cuối tuần;

Vụ án Bành Vũ ở Nam Kinh năm 2006 và vụ án Trương Hằng ở Tây An năm 2008 cũng tương tự, đương sự đều là người đi giúp đỡ người già bị ngã nhưng lại bị vu oan giá họa…

Hiện tượng người tốt giúp người hoạn nạn nhưng biến thành nạn nhân này, một mặt có lợi cho hệ thống pháp luật về người già còn rất yếu kém, một lỗ hổng pháp luật rất lớn, nhưng ĐCSTQ cố ‎tình không vá lỗ hổng này, gây hiện tượng người tốt làm ơn mắc oán, qua đó đánh vào đạo đức xã hội Trung Quốc, về lâu dài khiến tình trạng vô cảm trong xã hội lan rộng, khiến Trung Quốc Đại Lục ngày nay không mấy ai muốn giúp đỡ người già khi họ bị ngã.

Ngoài ra, ĐCSTQ cũng cố tình không sửa chữa những lỗ hổng trong luật tai nạn giao thông khiến gây tình trạng “tông bị thương thà tông cho chết”, gây tình trạng khuyến khích giết người… khiến cả xã hội tràn đầy không khí u tối.

ĐCSTQ cũng cố tình trấn áp người tự vệ, đặt ra vô số điều kiện khắc nghiệt đối với những người tự vệ chính đáng, nhằm áp chế nhu cầu tự vệ và giúp đỡ người khác. Tháng 12/2018, một thanh niên làm việc ở Phúc Châu tên là Triệu Vũ (Zhao Yu), đã xả thân cứu người bị hãm hiếp và đánh trọng thương kẻ gây tội ác cưỡng dâm, nhưng hệ quả bị cảnh sát Phúc Châu kết tội “tự vệ quá mức cần thiết” và “cố ‎tình gây thương tích cho người khác”… Thực trạng kết án người tốt cứu người này, không nghi ngờ gì đã thúc đẩy thái độ vô cảm thấy người bị nạn không còn muốn cứu giúp.

ĐCSTQ cũng đàn áp tôn giáo, không thừa nhận hành động thiện nghĩa của các tín đồ khí công, từ đó đạt được mục đích chống lại sự nhiệt tình xã hội và thúc đẩy sự thờ ơ của xã hội.

Ngày 17/1/2017, một học viên Pháp Luân Công tại Quảng Châu tên Đồng Lệ Quyên (Dong Lijuan) phát hiện một người đàn ông nằm bên vệ đường và đã đến dìu người đàn ông này đứng lên, sau đó tặng cho người đàn ông này bùa hộ thân bình an ghi chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, khi đó có nhân viên an ninh (trước đó chỉ đứng nhìn người bị nạn làm ngơ) trông thấy đã lập tức đến bắt giữ học viên Pháp Luân Công về đồn công an, sau đó học viên này bị kết tội tuyên truyền tà giáo, bị tịch thu tài sản và bỏ tù.

Những vụ án như vậy chắc chắn là cú đánh mạnh vào ‎ý thức xã hội muốn giúp đỡ người khác…

Hàng loạt những điều trên cho thấy, trong 30 năm qua ĐCSTQ đã cố tình phá hủy phong khí nhu cầu giúp đỡ lẫn nhau trong xã hội Trung Quốc Đại Lục, làm thúc đẩy tình trạng thờ ơ vô cảm trong xã hội, thấy người bị nạn không muốn cứu, từ đó về cơ bản đã cắt đứt nền móng xã hội từng hình thành những phong trào dấu tranh dân chủ như năm 1989.

Phải thừa nhận rằng ĐCSTQ đã “thành công” trong 30 năm qua. Sau sự kiện Thiên An Môn ngày 04/6/1989, bằng những thủ đoạn dẫn dắt tinh vi trong 30 năm qua, xã hội Trung Quốc Đại Lục ngày nay đã trở thành một xã hội ngập tràn thực trạng vô cảm thấy người nguy nan không ai muốn cứu giúp, đây là hiện tượng đến cả thời đại Mao Trạch Đông cũng “không có được”.

Đây là nguyên nhân sâu xa của khó khăn trong việc dân chủ hóa Trung Quốc Đại Lục ngày nay, khó hơn thời năm 1989, khó hơn các nước Đông Âu cũ và Mông Cổ cũ.

Để khôi phục đạo đức xã hội của Trung Quốc Đại Lục thì cần phải chấm dứt sự cai trị của ĐCSTQ càng sớm càng tốt, du nhập vào Đại Lục tất cả những giá trị trong xã hội Đài Loan ngày nay (cũng là một xã hội người Hoa).

Cũng cần phải thừa nhận rằng rất khó để hy vọng người Đại Lục tự mình làm được điều này, bởi vì chính người Đại Lục là cộng đồng người cần được giải cứu, đặc biệt là cần người Hồng Kông và Đài Loan giải cứu.

Tăng Tiết Minh

Xem thêm: