Gần đây liên tục xuất hiện tin tức về xung đột nội bộ trong chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và địa vị bất ổn của ông Tập Cận Bình. Các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ tuyên bố, họ sẽ thực hiện “quán triệt quy định trách nhiệm của Chủ tịch Quân ủy” trong quân đội. Ngoài ra, làn sóng chỉ trích và đòi “tính sổ” chính quyền Trung Quốc trên trường quốc tế cũng ngày một dâng cao. Liệu Bắc Kinh sẽ sử dụng phương thức chiến tranh để giải quyết khủng hoảng chính trị như đã từng áp dụng trong lịch sử?

Dưới đây là bài viết của Miêu Vi thể hiện quan điểm của riêng tác giả.

Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ thành lập chính quyền. (Ảnh cắt từ video)

Ngày 12/4, Văn phòng Quân ủy Trung ương ĐCSTQ ban hành “Ý kiến ​​về Đội công tác Thanh tra Quân đội”. Theo văn kiện, đây là một cuộc “thanh tra chính trị” lấy “xây dựng chính trị đảng làm chỉ đạo” để tiến hành, nhấn mạnh mục đích đạt được “hai biện pháp bảo vệ”, “quán triệt quy định trách nhiệm của Chủ tịch Quân ủy”.

Ngày 13/4, báo quân đội của ĐCSTQ đã đưa ra giải thích, lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết của “hai biện pháp bảo vệ”“quán triệt quy định trách nhiệm của Chủ tịch Quân ủy”.

Khoảng gần đầu tháng Tư, một tài liệu có tiêu đề “Thay người” được cho là soạn bởi các quan chức trong hệ thống ĐCSTQ và cố tình để lan truyền ra nước ngoài. Tài liệu này đã liệt kê tất cả các sai lầm nghiêm trọng của ông Tập Cận Bình, đề cập đến nguyên nhân sâu xa của mọi thảm họa, kêu gọi người trong đảng bỏ qua sự khác biệt lợi ích mà cân nhắc chung tay để đạt được “thay người”. Cùng lúc, tài khoản Twitter “@ Đẩy lên cao điểm mới” nói rằng, ông Tập Cận Bình đối với các thế lực chống Tập trong ĐCSTQ tương đối bị động. Ông không cần từ chức, chỉ cần lui về tuyến hai, đã có Lý – Vương (Lý Khắc Cường và Vương Kỳ Sơn) phụ trách công việc, trước mắt hai bên đang cân đối, ông Tập đã không còn đường lui, quân đội cũng đã xuất hiện thay đổi.

ĐCSTQ luôn tự hào “quyền lực sinh ra từ nòng súng“. Ông Tập Cận Bình tính toán thanh tra quân đội vào thời điểm này, nhưng rõ ràng đấu đá nội bộ đảng đang rất khốc liệt. Giờ đây, ông Tập muốn lặp lại chiến dịch chống tham nhũng để thu về quyền lực như đã thực thi 8 năm trước e rằng đã không thể được nữa.

Gần đây, phía Trung Quốc thường xuyên có các hoạt động quân sự ở eo biển Đài Loan, đồng thời điều động nhiều máy bay chiến đấu đến tập trận ở vùng biển tây nam đảo Đài Loan. Cùng ngày, Mỹ thậm chí phải điều máy bay để quan sát các hoạt động của Trung Quốc. Có phân tích chỉ ra rằng đây là hành động ‘cảnh cáo’ bằng lực lượng chiến đấu mạnh mẽ từ Lầu Năm Góc.

Ngày 11/4, hãng tin “Credere Media” Đài Loan đã có bài phân tích chỉ ra rằng vào ngày 10/4, Thời báo Hoàn Cầu (cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ) đã xuất bản bài viết có tiêu đề “Thế giới đang rơi vào rắc rối, Chính phủ Đài Loan cần kiềm chế”. Trong bài này đã sử dụng cụm từ “đừng giả bộ là khó đoán trước”, có ý cảnh cáo Đài Loan “đừng trách là chúng tôi đã không cảnh báo”.

Cụm từ “đừng giả bộ là khó đoán trước” này gắn với một số câu chuyện trong quá khứ của ĐCSTQ, theo sau nó là những hậu quả khó lường. Bài báo của “Credere Media” Đài Loan đã trích dẫn một số ví dụ về Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, Chiến tranh đảo Trân Bảo giữa Trung-Xô nổ ra vào năm 1967 và Chiến tranh Việt Nam năm 1979. Trước đó ĐCSTQ đều nói “đừng giả bộ là khó đoán trước”. Thậm chí tác giả bài báo cũng đề cập đến chuyện sau khi Mỹ thông qua “Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông” vào tháng 11 năm ngoái, Văn phòng ĐCSTQ tại Hồng Kông cũng nói “đừng giả bộ là khó đoán trước”, và virus Trung Cộng đã bùng phát sau đó, phong trào bắt buộc phải hoãn lại.

Bài báo còn nói rằng “Thời báo Hoàn Cầu” thường được coi là truyền thông ‘diều hâu’ của ĐCSTQ. Tuyên truyền của tờ báo này thường là sẽ “đao to búa lớn”, nhưng không nhất định sẽ xảy ra. Vì vậy, cảnh báo lần này đối với Đài Loan, cụm từ “đừng giả bộ là khó đoán trước” cũng có thể là hăm dọa, còn thực chất không ai biết ĐCSTQ muốn thực hiện mưu tính này như thế nào.

Tương tự, trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan ở Bắc Kinh, ngày 23/3, “Credere Media” cũng đã phân tích bốn kịch bản. Đầu tiên, sử dụng các vụ phóng thử tên lửa và diễn tập quân sự để tạo áp lực; thứ hai, dùng súng và hỏa lực để cố tình khiêu khích chuyển hướng áp lực; thứ ba, tấn công các khu vực thuộc lãnh thổ Đài Loan, như Quần đảo Bành Hồ; và thứ tư, đe dọa chiến tranh tổng lực.

Ngoại giới tin rằng ĐCSTQ có thể có ý đồ tạo các xung đột bên ngoài nhằm giải quyết hỗn loạn và mâu thuẫn trong nước do dịch bệnh gây ra.

Vào ngày 26/3, bút danh “Cổ Ngọc Văn” đã đưa ra một bài viết có tiêu đề “Cảnh giác chiến tranh điên cuồng của ĐCSTQ sau bệnh dịch”. Bài báo tuyên bố rằng nếu chính trị bất ổn khiến ĐCSTQ muốn dựa vào phương thức chiến tranh để thay đổi khủng hoảng bằng cách phát động khiêu khích hoặc tấn công quân sự tại eo biển Đài Loan, quân đội Mỹ có thể sẽ đáp trả và đưa ra tín hiệu cảnh cáo.

Kể từ năm 2018, ĐCSTQ đã trải qua cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, sự kiện biểu tình chống Dự luật Dẫn độ ở Hồng Kông, cuộc bầu cử ở Đài Loan và đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán. Nó đã diễn ra theo cùng một cách, ngoại giao kiểu “chiến lang” (chiến binh chó sói), suy thoái kinh tế, đàn áp bạo lực và bôi nhọ người Hồng Kông, thâm nhập và can thiệp vào cuộc bầu cử của Đài Loan, cũng như che đậy thông tin, làm báo cáo giả để lừa dối, duy trì bạo lực và các hành vi sai trái để đổ trách nhiệm cho các bên trong dịch bệnh ở Vũ Hán, không chỉ để cộng đồng quốc tế nhìn thấy bộ mặt thật của ĐCSTQ, mà còn gây ra làn sóng giận dữ chưa từng thấy từ người dân trong nước. Chính quyền ĐCSTQ đang trong tình trạng nguy cơ tứ bề.

Bài viết nhận định rằng, đấu tranh thường là thủ đoạn nhất quán của ĐCSTQ để tồn tại trong khủng hoảng. Trong lịch sử của ĐCSTQ, tiến hành các cuộc chiến tranh đã trở thành cách thức truyền thống để giải quyết các cuộc khủng hoảng chính trị.

Sau khi ĐCSTQ cướp chính quyền vào năm 1949, tình hình chính trị và xã hội Trung Quốc hỗn loạn, suy thoái kinh tế, các ngành công nghiệp vẫn đang chờ đợi được khôi phục, ĐCSTQ đã không vì mục đích sinh kế của người dân mà cân nhắc các biện pháp phục hồi. Thay vào đó, để củng cố chính quyền mới non trẻ, ĐCSTQ đã triển khai ba chiến dịch vận động lớn về kinh tế, chính trị và quân sự. Bằng cách giết người để thiết lập quyền lực, chế độ chuyên chế được củng cố, hợp pháp hóa chính quyền phi pháp. Về mặt quân sự, Mao Trạch Đông xúi giục nhân dân trong nước “kháng Mỹ viện Triều” (chống Mỹ và ủng hộ Triều Tiên) kích động lòng căm thù dân tộc, và gửi các tình nguyện viên trẻ đến chiến trường Bắc Triều Tiên làm bia đỡ đạn.

Việc sử dụng chiến tranh để củng cố chế độ của Mao Trạch Đông đã một lần nữa được lãnh đạo thế hệ thứ hai Đặng Tiểu Bình “học tập”. Sau khi kết thúc Cách mạng Văn hóa, xã hội đầy lỗ hổng. Đặng Tiểu Bình lần nữa phát động chiến tranh, ngày 12/2/1979 Quân ủy Trung ương ra lệnh cho quân tấn công Việt Nam để trợ giúp chế độ Khmer Đỏ Pol Pot khét tiếng.

Bài báo kết luận rằng ĐCSTQ tăng cường chính trị độc tài, dụ dỗ đầu tư quốc tế đổ về, tiếp thêm máu cho nền kinh tế, phát động các hành động khiêu khích quân sự tại Eo biển Đài Loan, áp dụng cơ chế “tam vị nhất thể” “đảng lãnh đạo toàn diện”, giờ lại thêm một lần nữa sử dụng lừa dối và bạo lực để duy trì tính mạng, dường như phù hợp với logic đấu tranh của ĐCSTQ. Nhưng kế hoạch độc ác của ĐCSTQ có thể thành công? Kể từ thời khắc khi người dân Hồng Kông hô to “Trời diệt Trung Cộng“, ĐCSTQ đã đi vào con đường tan rã và sụp đổ không thể quay lại.

Miêu Vi
(Bài viết thể hiện quan điểm của riêng tác giả)

MỜI NGHE RADIO: Ông Trump mở ra mô hình phản kích ĐCSTQ và chống dịch

Xem thêm: