Đài Loan xảy ra sự kiện rơi máy bay quân sự, các nước trên thế giới liên tiếp bày tỏ tiếc thương, tuy nhiên phía chính quyền Bắc Kinh lại tỏ thái độ khinh miệt. Nhà bình luận thời sự Trung Quốc Trần Phá Không hôm 6/1 đã có cuộc phỏng phấn với truyền thông Đài Loan, ông cho biết, tai nạn máy bay của quân đội Trung Quốc nhiều hơn rất nhiều so với quân đội Đài Loan, nhưng Bắc Kinh lại cực lực che giấu, khiến nhiều trường hợp người dân Đại Lục không biết.

Ông Trần Phá Không cho rằng, sự ứng biến khẩn cấp của chính phủ bà Thái Anh Văn cùng với sự theo sát nhanh chóng của truyền thông, đã thể hiện ra sự đối lập rất lớn giữa hai chế độ “dân chủ và độc tài” tại 2 bờ eo biển Đài Loan và Trung Quốc Đại Lục.

tai nan may bay quan su
Hoạt động cứu hộ trong vụ tai nạn máy bay Đài Loan Black Hawk UH-60M hôm 2/1, vụ tai nạn xảy ra tại khu vực núi giáp ranh giữa vùng Nghi Lan và Tân Bắc – Đài Loan (Nguồn: CNA Đài Loan)

“Chính phủ Thái Anh Văn ứng biến nhanh chóng và minh bạch”

Theo truyền thông Đài Loan đưa tin, máy bay trực thăng Black Hawk của quân đội Đài Loan hôm 2/1 đã gặp tai nạn, Thượng tướng Thẩm Nhất Minh không may tử nạn. Để biểu thị sự tiếc thương, Tổng thống Thái Anh Văn đã cho dừng tất cả hành trình tranh cử trong 3 ngày, ngày 3/1, bà đã đến nhà người bị nạn để chia buồn, đồng thời triệu tập cuộc họp các tướng lĩnh cấp cao.

Khách sạn Đài Bắc trước Phủ Tổng thống cũng mở cửa liên tiếp 4 ngày để cho người dân tưởng niệm 8 tướng sĩ hy sinh bao gồm cả tướng Thẩm Nhất Minh. Các hành động liên tiếp của chính phủ bà Thái Anh Văn cho thấy sự nhanh chóng và minh bạch, với mong muốn ổn định lòng quân và lòng dân trước thời điểm nhạy cảm tổng tuyển cử 10/1 cũng như cùng người dân Đài Loan vượt qua giai đoạn khó khăn. 

Sự kiện máy bay Black Hawk gặp nạn cũng khiến Mỹ quan tâm cao độ, tuy nhiên, trong khi các kênh truyền thông lớn trên quốc tế đang quan tâm đến sự kiện này và biểu thị sự thương tiếc đối với tướng Thẩm Nhất Minh, thì ông Hồ Tích Tiến – Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn Cầu lại thông qua Twitter cá nhân để đăng lại bản tin của CNN nói: “Dù là Tổng tham mưu trưởng thì cũng không thể thoát khỏi vận hạn, điều này cho thấy thiết bị quân sự sự của Đài Loan không đáng tin. [Quân đội Đài Loan] xem ra không giống như quân đội có năng lực chiến đấu tốt.”

Những ngôn luận này của ông Hồ Tích Tiến đã gây ra không ít tranh luận, còn nhà nghiên cứu Bonnie Glaser tại Mỹ sau đó cũng lên tiếng về phát biểu của ông Hồ Tích Tiến. Ông Bonnie Glaser cho biết, sự cố quân sự ngoài ý muốn là bi kịch, sự cố không nhất định đại biểu cho quân bị không đáng tin cậy hoặc sự chuẩn bị không đầy đủ của quân nhân. 

Nhà bình luận chính trị Trần Phá Không sau khi quan sát tình hình đã cho biết, sau khi xảy ra sự cố tai nạn máy bay vào ngày 2/1, chính phủ Đài Loan đã cho hàng loạt các biện pháp ứng biến khẩn cấp, rất kịp thời, còn truyền thông cũng nhanh chóng theo sát để đưa tin, chỉ so sánh riêng về vấn đề này giữa hai bờ eo biển, ông cho rằng có sự khác biệt rất to lớn. 

“Không phải sự kiện cô lập, chính phủ bà Thái Anh Văn tăng cường cảnh giác”

Trả lời phỏng vấn của truyền thông Đài Loan hôm 6/1, ông Trần Phá Không cho biết, số vụ tai nạn máy bay quân sự của quân đội ĐCSTQ nhiều hơn rất nhiều so với các vụ tai nạn máy bay trong quân đội Đài Loan, nhưng ĐCSTQ lại cố hết sức che giấu, khiến cho rất nhiều người Trung Quốc không biết tình hình. 

Nếu từ quan điểm quốc tế mà bình luận về sự kiện tai nạn máy bay, ông Trần Phá Không nhận định, tướng lĩnh quân đội của bất cứ quốc gia nào khi gặp nạn, sự nhạy cảm về thời gian, địa điểm và nhân vật đều sẽ dẫn đến không ít liên tưởng. Ông cho rằng, nếu xảy ra ở Ukraine thì sẽ liên tưởng đến Nga, nếu xảy ra ở Trung Đông  Israel hoặc Ả Rập, thì sẽ liên tưởng đến Iran. 

Ông Trần Phá Không nghi ngờ, vào thời điểm nhạy cảm là sắp đến cuộc bầu cử Tổng thống, quân đội xảy ra sự kiện to lớn, cơ quan chức năng Đài Loan không thể không phòng ngừa có nhân tố Bắc Kinh trong chuyện này. 

Ông nói: “Kiểu công khai thông tin này [của chính phủ và truyền thông], ngược lại lại giúp cho lòng quân, lòng dân Đài Loan có thể an định. Bà ấy [chính phủ Thái Anh Văn] đã cân nhắc đến, đây không phải là sự kiện cô lập, mà sẽ đồng thời chú ý đến các vấn đề an ninh như giới bị vùng biển Đài Loan hoặc hai giữa hai bờ eo biển.”

Trần Phá Không bình luận về Đài Loan
Ông Trần Phá Không (Ảnh cắt từ video)

So sánh xử lý sự cố tai nạn máy bay giữa Đài Loan và Trung Quốc: Dân chủ và Độc tài

Trong lúc quốc tế đang thương tiếc tướng Thẩm Nhất Minh và các sĩ quan khác tử nạn, không ít “ngũ Mao” (dư luận viên trên mạng của ĐCSTQ) lại chúc mừng một cách máu lạnh. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc trong một năm qua, cũng đã xảy ra 6 vụ tai nạn máy bay, nhưng chính quyền Bắc Kinh chưa từng công khai thừa nhận hoặc xử lý sự cố một cách minh bạch. 

Ông Trần Phá Không đã đưa ra phê bình về vấn đề này, ông cho biết, thái độ khinh miệt của truyền thông Đại Lục để mặc cho “ngũ Mao” bình luận công kích, vì thế thái độ đối với sự cố tai nạn máy bay quân sự giữa hai bờ eo biển cũng thể hiện rõ sự khác biệt to lớn giữa dân chủ và độc tài. 

Ông nói: “Truyền thông của nhà nước ĐCSTQ, còn có đảng ‘ngũ Mao’ của họ đều cười trên nỗi đau của người khác, nhưng thực tế số vụ tai nạn máy bay của họ (quân đội ĐCSTQ) mỗi năm đều nhiều hơn Đài Loan rất nhiều, rất nhiều đều không được công bố.” Cũng chính vì phương thức xử lý che giấu và không minh bạch của chính quyền Bắc Kinh nên dẫn đến “đại đa số người dân Trung Quốc, về cơ bản không biết đã xảy ra chuyện gì.”

Ông Trần Phá Không nói: “Dù là tàu Liêu Ninh hay tàu Sơn Đông, khi họ thử nghiệm máy bay vận tải, theo cách nói của nội bộ, chính là về cơ bản thì không biết con số [tử vong] chính xác.”

Ông lấy ví dụ, ngoại giới đã biết không quân Trung Quốc trong năm 2019, có thông tin nói ít nhất 7 vụ tai nạn máy bay, tháng Ba có 1 vụ, tháng Năm có 4 vụ, tháng Chín và tháng Mười có 1 vụ. Vụ tai nạn hồi tháng 9 là vì diễn tập cho duyệt binh mừng 70 năm ĐCSTQ thành lập chính quyền, khi đó là do sĩ quan ưu tú nhất biểu diễn, nhưng đã bị rơi khi luyện tập duyệt binh ở Tần Lĩnh, tổng cộng có 7 người tử vong. Vụ tai nạn hồi tháng Mười là va vào núi khi diễn tập “đột kích Hồng Kông”, tổng cộng 11 người tử vong. 

Ông Trần nói, chính quyền Bắc Kinh đều cực lực che giấu các vụ tai nạn máy bay của quân đội, truyền thông cũng không đưa tin, do đó người dân đều không biết tình hình, cho đến khi sự kiện được phơi bày thông qua truyền thông quốc tế hoặc các kênh khác, thì Bắc Kinh mới thấp giọng nói về một phần sự kiện. Ông nói, từ những việc này có thể nhìn ra sự khác biệt to lớn trong chế độ tại hai bờ eo biển, tức “Dân chủ và Độc tài”. 

Ông nói thẳng: “Dưới sự so sánh này, ưu thế của chế độ dân chủ, mặc dù ĐCSTQ nói họ tự tin chế độ, nhưng khi đối mặt với nhân họa hoặc thảm họa, thì chế độ dân chủ lại thể hiện ra sức sống, hiệu suất, sự an định đối với quốc gia của nó; bởi vì xử lý công khai minh bạch kịp thời, có thể có thể phòng chống và ngăn chặn những gì chưa xảy ra, đồng thời cũng loại trừ bất cứ khoảng không thao túng chính trị nào; tuy nhiên kiểu giấu diếm của ĐCSTQ, có thể là chôn giấu ẩn hoạn to lớn hơn.”

Đề cập đến cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào ngày 11/1 sắp tới, ông Trần Phá Không dự đoán, lần này ứng cử viên thân ĐCSTQ e rằng sẽ thất bại, cộng thêm Đài Loan đã thông qua Luật Chống thâm nhập, lại càng đánh thêm một đòn chí mạng vào Bắc Kinh, để Bắc Kinh đau đớn mất đi “chiến trường che khuất”, điều này cũng động chạm đến giới hạn thấp nhất của ĐCSTQ. 

AIT treo cờ rủ biểu thị thương tiếc: Lời cảnh cáo ĐCSTQ

Chia sẻ trên truyền hình hôm 3/1, Chuyên gia Chính trị Tài chính quốc tế Uông Hạo cho biết, Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan (AIT) về bản chất mà nói thì chính là Đại sứ quán, họ treo cờ rủ quốc kỳ Mỹ đối với một tướng lĩnh quân sự nước ngoài, hành động này là vô cùng hiếm thấy. 

Ông Uông Hạo cho rằng, dù là Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan phát biểu tuyên bố chính thức hay là tuyên bố chính thức của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milli, thì cũng đều thể hiện Mỹ rất coi trọng an ninh trên vùng biển Đài Loan.  

Ông Uông Hạo cho biết, tuyên bố này của phía Mỹ không chỉ là muốn ổn định lòng dân ở trong Đài Loan, thực ra cũng là đang cảnh báo Bắc Kinh đừng có làm bừa. 

Ông cho rằng, quân đội Mỹ coi quân đội Đài Loan là đồng minh quân sự, “Bởi vì chỉ có tổn thất tướng lĩnh của đồng minh quân sự của mình thì mới treo cờ rủ”, ông nói thẳng, hàm ý về chính trị và quân sự của việc này rất rõ ràng, nhất là phía Mỹ đánh giá rất cao và rất quý mến Tổng tham mưu trưởng Thẩm Nhất Minh.

Trí Đạt

Xem thêm: