Benjamin Franklin, công thần lập quốc của nước Mỹ có câu nói: Làm giỏi tốt hơn là nói hay (Well done is better than well said). Giờ đây hậu nhân của ông, tổng thống Donald Trump, đang chứng minh được chân giá trị của câu nói ấy. Dưới đây là bài viết của Stephen Moore – một học giả thỉnh giảng tại Tổ chức Heritage và cố vấn về kinh tế tại FreedomWorks. Bài viết mô tả những gì Hoa Kỳ và tổng thống của họ đã làm để chống lại biến đổi khí hậu – cũng như sự đạo đức giả ở phần còn lại của thế giới.

trump thoa thuan khi hau paris
(Ảnh ghép qua CNBC)

Trong những phiên họp của Liên Hợp Quốc cuối tháng 9/2019, một trong những chủ đề thảo luận chính của các lãnh đạo thế giới là làm sao để các quốc gia tuân thủ theo Thỏa thuận Paris về khí hậu.

Vâng, đó rõ ràng là một nan đề cho giới vận động hành lang về biến đổi khí hậu – những người xem thỏa thuận chung Paris là hy vọng cuối cùng của chúng ta để cứu lấy Trái Đất. Nhưng hóa ra, rất ít những quốc gia đã ký vào bản thỏa thuận trên thực hiện được lời hứa long trọng của họ. Tại thời điểm cuối năm ngoái, chỉ có 5 quốc gia châu Âu đạt được 50% chỉ tiêu cắt giảm của họ. Châu Á thì đúng là một thảm họa. Lượng khí thải của Trung Quốc và Ấn Độ ngày một nhiều hơn; các nhà máy nhiệt điện than của họ mọc lên hàng tuần.

Hai năm sau khi đưa Mỹ ra khỏi Thỏa thuận chung Paris đầy dối trá, tổng thống Mỹ Donald Trump cho thấy tầm nhìn xa của ông. Ông Trump đã biết một sự thật không mấy dễ chịu mà rất nhiều người trong chính phủ Mỹ đã phớt lờ – bắt đầu từ thời Tổng thống Barack Obama, người cũng muốn thỏa thuận chung này thành hiện thực.

Rất ít các quốc gia – và đặc biệt là Trung Quốc – có ý định giảm tốc kinh tế của họ để hiện thực hóa những cam kết của họ trước sự nóng lên của Trái Đất.

Thỏa thuận chung Paris hóa ra chẳng khác gì ngoài một cam kết ép Mỹ phải chi ra thêm 100 tỷ đôla tiền viện trợ nước ngoài cho phần còn lại của thế giới.

Tổng thống Trump vẫn bị những người châu Âu, người châu Á, người Canada và truyền thông Mỹ dè bỉu là kẻ đại ác của biến đổi khí hậu. Cánh tả vẫn vu cho ông là “một kẻ từ chối.” Nhưng sự từ chối thực chất – hay tôi nên gọi nó là sự dối trá lớn nhất – là việc những Tổ hợp Công nghiệp Biến đổi Khí hậu trị giá nhiều tỷ đôla đang giả vờ giả vịt rằng Thỏa thuận chung Paris về khí hậu là một thành công rực rỡ minh chứng cho sức mạnh của Liên Hợp Quốc và “hành động tập thể.” Cho tới nay, nó chỉ chứng minh được điều ngược lại.

>> Chuyện chưa kể về các sân gôn ‘cực xanh’ của ông Trump

quoc gia giam khi thai
(Nguồn: Climate Action Network Europe)

Những lời hứa rống tuếch, nghe thì rất hùng hổ, nhưng chẳng có hành động gì, khiến những lời nhạo báng hướng đến Trump và đại diện Mỹ tại Liên Hợp Quốc quả đúng là một trò cười lố bịch.

Trong khi đó, điều không được người ta báo cáo khi những chuyên gia thảm họa của Liên Hợp Quốc vẽ ra một viễn cảnh u ám về tình trạng của hành tinh này, là nước Mỹ đã làm được những điều vượt rất xa phần còn lại của thế giới để giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Đó là vì người Mỹ đã phát minh ra một thứ có tên gọi là khí đá phiến (shale gas) – vâng, chính là thứ mà Thượng nghị sĩ Bernie Sanders của bang Vermont muốn cấm, và cựu Phó Tổng thống Joe Biden muốn “loại bỏ.” Khí đá phiến, với chi phí thấp, đang thay thế than đá và những nguồn năng lượng thiếu hiệu quả khác.

Điều mỉa mai ở đây là: chính quốc gia không ký vào Thỏa thuận chung Paris đang là quốc gia giảm lượng khí thải carbon nhiều nhất suốt 2 năm qua.

khi thai cacbon the gioi CO2 Emissions GDP 05 18

Có bao nhiêu người trẻ tuổi đang đòi hỏi những hành động nhanh chóng và chê trách Hoa Kỳ vì bỏ ngoài tai sự nguy hiểm của biến đổi khí hậu biết điều này? Tôi dám chắc rằng những giáo viên đang sử dụng các em bé mới chỉ 8 tuổi làm lính đi đầu cho chiến dịch chống lại nhiên liệu hóa thạch không bao giờ nói sự thật này cho các em.

Nếu nhìn vào danh sách những quốc gia lừa đảo nhất trong thỏa thuận khí hậu Paris, chúng ta sẽ thấy nước nào hứa hẹn càng nhiều, thì vi phạm càng nhiều. Tây Ban Nha, Đức và Ý chẳng làm được bao nhiêu, nhưng họ chắc chắn là những nước thề thốt long trọng nhất để dọn sạch Trái Đất. Những lãnh đạo ở Bắc Kinh với tham vọng trở thành siêu cường chống lại Trái Đất nóng lên, đang hả hê với bộn tiền kiếm được. Chỉ lượng khí thải nhà kính tăng lên hàng năm của Trung Quốc cũng đã nhiều hơn toàn bộ lượng khí thải 1 năm của Canada.

>> Chính trị môi trường: Đỏ khoác áo xanh?

2 năm trước, Trump đã đưa Mỹ ra khỏi thỏa thuận chung Paris – giữ đúng lời hứa với cử tri. Chúng ta hiện nay có thể tự tin chúc mừng Trump vì đã dũng cảm quyết định rút chân ra khỏi một hiệp định chẳng mang lại lợi ích cho ai.

Thay vì cố gắng cứu lấy thỏa thuận sai lầm này, đã đến lúc xé bỏ nó và chuyển sang những chính sách môi trường thực chất, có hiệu quả hơn.

Nếu các lãnh đạo thế giới đã tham dự hội nghị của Liên Hiệp Quốc có một chút liêm chính, họ nên thừa nhận rằng thỏa thuận chung Paris cũng sẽ “thành công” như sự kiện Vịnh con Lợn. Đã đến lúc từ bỏ nó và tiến tới những chính sách môi trường hiệu quả với chi phí hợp lý hơn.

Nếu phần còn lại của thế giới tiếp bước theo Mỹ và sử dụng nhiều khí tự nhiên hơn, hành tinh này sẽ xanh hơn và thịnh vượng hơn. Thiếu thốn năng lượng là một trong những rào cản lớn nhất cho phát triển kinh tế trên khắp thế giới. Nó cũng là cái cớ để những nước giàu rao giảng cho những nước nghèo hơn phải sử dụng năng lượng gió và mặt trời nhằm hạn chế con đường đến với cuộc sống tốt đẹp và giàu có hơn.

Công nghệ, phát minh sáng tạo và những công ty tư nhân sẽ cứu thế giới khỏi những thảm họa sinh thái. Hoa Kỳ đang chứng minh điều đó, và phần còn lại của thế giới nên ngưng thuyết giáo và tiếp bước theo.

Tác giả: Stephen Moore/ Daily Caller
Hạ Chi lược dịch