(Cảm nhận chia tay Nhà thờ Bùi Chu)

nhà thờ bùi chu
Nhà thờ Bùi Chu 135 tuổi nhìn từ trên cao. (Ảnh: David Nguyen VN/Shutterstock)

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia dù còn non trẻ hay già cỗi đều luôn trân trọng bản sắc của quốc gia mình. Sự trân trọng đó lý giải cho mọi hành động của họ: bảo lưu văn hóa truyền thống, bảo tồn giá trị lịch sử, lưu truyền một cách đầy đủ nhất, xác thực nhất những gì của cha ông họ cho thế hệ tương lai. Vai trò của những người đương thời là vai trò kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai. Đó là trách nhiệm và là niềm tự hào!!!

Địa lý, khí hậu là điều kiện mà Tự nhiên ban phát cho một vùng đất. Nhưng Văn hóa mới là điều kiện mà con người tạo lập ra. Người ta nhìn vào yếu tố tự nhiên (rừng vàng, biển bạc) của chúng ta, họ sẽ trầm trồ khen ngợi. Nhưng nhìn vào văn hóa, cách ứng xử của con người, họ sẽ thán phục hay khinh khi.

Chúng ta có quá nhiều ưu ái của thiên nhiên nhưng lại quá ít tư duy mạch lạc và trái tim nhân hậu. Vì vậy mà chúng ta ứng xử đầy rẫy lỗi sai rồi đi biện minh cho lỗi sai đó. Những công trình được xây dựng từ thời kì đầu của 1 vùng đất, đã từng được ông cha dày công vun đắp, giữ gìn. Qua bao thiên tai nó đứng vững, qua bao bom đạn, nó vẫn an toàn. Vậy mà nay nó sẽ bị phá chỉ vì “nhu cầu thay đổi”.

nhà thờ bùi chu
GIáo xứ Chính tòa Bùi Chu. (Ảnh: FB Nguyen Hoang Anh)

Biết bao bài học về trùng tu, bảo tồn trên thế giới mà chúng ta đã biết: từng mảnh vụn di tích, phế tích còn được trân trọng giữ gìn. Bao nhiêu kinh nghiệm trùng tu với kỹ thuật mới để khiến 1 di tích, di sản trở nên kiên cố hơn… Chỉ có điều các bài học đó không thấm được vào những người có trách nhiệm nhưng ko chịu mở lòng.

Nếu ngày hôm nay, nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu, một công trình có giá trị lịch sử, nghệ thuật kiến trúc bị phá bỏ (mà người ta đang dùng mỹ từ “hạ giải” để xoa dịu dư luận), thì thời điểm này sẽ đánh dấu bắt đầu một thời kỳ mà hàng loạt các công trình tôn giáo (và công giáo nói riêng) bị đập phá.

Chúng ta nợ tổ tiên vì Người đã truyền đến tay chúng ta thì bị đứt đoạn. Chúng ta nợ con cháu mình một lời giải thích và nợ các thế hệ mai sau vì đã chỉ nhăm nhăm vào mục tiêu nào đó mà quên đi giá trị cốt lõi mà mình có trách nhiệm giữ gìn.

Giá trị cốt lõi của mỗi địa phương là bản sắc, là văn hóa, là nền tảng lịch sử, là sự thật tồn tại trong quá khứ mà ta không thể tùy tiện phá đi, tùy tiện làm mới theo cách ta đang nghĩ.

Có lời xin lỗi nào được chấp nhận, có lý do nào để được tha thứ!!!! Ta không thể biện minh!!!!

“Khi không muốn, người ta tìm lý do. Khi muốn, sẽ tìm ra giải pháp”.

Nguyễn Hạnh Nguyên (Kiến trúc sư)

Đăng theo Facebook Nguyen Hanh Nguyen dưới sự đồng ý của tác giả. Vui lòng đọc bài gốc tại đây.

Xem thêm: