Từ ngày 5/8, chiến dịch biểu tình phản đối Luật dẫn độ của người Hồng Kông đã bước sang một giai đoạn mới. Không ai có thể dự đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng hy vọng rằng dù có vấn đề gì xảy ra thì người dân Hồng Kông vẫn có thể gìn giữ được tinh thần tôn nghiêm của con người tự do.

Tôi tin rằng người dân Hồng Kông có cơ hội này, tôi càng tin rằng nếu người Hồng Kông làm được vậy sẽ là đóng góp lớn cho tự do của người dân Trung Quốc nói riêng và tự do của nhân loại nói chung.

Embed from Getty Images

Khẩu hiệu “Không có bạo chính, đâu có bạo dân” của người Hồng Kông biểu tình. (Ảnh: Getty Images)

Trước đây tôi không hề biết rằng đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại có thể mua chuộc, thuần hóa và kiểm soát toàn bộ hệ thống chấp pháp Hồng Kông một cách triệt để như vậy. Trong trường hợp đội ngũ thực thi pháp luật Hồng Kông thực sự tuân theo chỉ đạo của Bắc Kinh thì chuyện người dân Hồng Kông muốn đấu tranh hòa bình để tiến hành thỏa hiệp toàn diện với chính quyền trung ương, nghĩa là ngăn chặn ĐCSTQ tiếp tục làm tổn hại và gây xói mòn tính tự trị và nền pháp trị của Hồng Kông, là điều vô cùng khó khăn. Như vậy, điều này có hàm nghĩa phản kháng của người dân Hồng Kông là vô nghĩa? Dĩ nhiên không phải vậy.

Phản kháng của người Hồng Kông đã giúp có nhiều người hơn nhận rõ mối đe dọa và nguy hiểm của ĐCSTQ đối với trật tự tự do và xã hội cởi mở, khiến ĐCSTQ chịu khốn khó nghiêm trọng hơn ở cả trong và ngoài nước, từ đó đã trợ giúp những phe chính nghĩa trên thế giới, cũng đồng nghĩa có thêm nhiều người được cứu giúp.

Dẫn chứng về Đài Loan là rõ ràng nhất. Mặc dù cuộc đấu tranh quy mô lớn của người dân Hồng Kông còn xa mới xem là đạt đến mục đích tự cứu được mình, nhưng trước nhất là đã trợ giúp quan trọng cho Đài Loan. Một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là cuộc đấu tranh quy mô lớn của người Hồng Kông đã gây phân tán và tiêu hao nguồn lực chính trị của giới chóp bu ĐCSTQ, làm giảm đáng kể áp lực mà giới dân chủ Đài Loan phải gánh chịu từ Đại lục. Việc ông Hà Văn Triết thành lập “Đảng Nhân dân Đài Loan” có lẽ là một sự kiện quan trọng giúp sức sống nền dân chủ của Đài Loan thêm rạng rỡ trong tình hình mới này.

Hiện nay rõ ràng giới chóp bu ĐCSTQ sẽ không nhượng bộ người dân Hồng Kông về các vấn đề cơ bản. Mặc dù họ buộc phải từ bỏ “Dự luật Dẫn độ”, nhưng họ tuyệt đối không chấp nhận một cuộc điều tra độc lập liên quan đến tình trạng cấu kết của giới chức Hồng Kông, bởi vì làm như vậy không khác gì công khai thủ đoạn can thiệp bất hợp pháp của họ vào chính quyền của Hồng Kông. Rõ ràng là ĐCSTQ cũng rất khó chấp nhận bầu cử trực tiếp (phổ thông đầu phiếu) Đặc khu Trưởng và Hội đồng Lập pháp, còn khả năng cao vẫn là lợi dụng bầu cử nhằm tăng cường hơn nữa mâu thuẫn trong xã hội Hồng Kông, kích động cuộc đấu nội bộ của người Hồng Kông.

Còn về việc liệu Bắc Kinh có thẳng thừng dùng quân đội để “Trung Quốc hóa” triệt để Hồng Kông hay không, giới chóp bu ĐCSTQ vẫn còn lưỡng lự. Một phần là vì suy tính đến hậu quả, phần khác là cũng nghĩ giống như Từ Hy Thái Hậu năm xưa cho rằng “dân khí hữu dụng”, vẫn còn có những lựa chọn khác. Hiện nay đã có bước phát triển mới là chính quyền Bắc Kinh đang chuẩn bị tổ chức “Nghĩa Hòa Đoàn” trực tuyến để mở cuộc chiến dư luận nhắm vào phe đối kháng của Hồng Kông.

Được biết, Bắc Kinh sẽ trưng dụng hàng triệu “tình nguyện viên” trong vai trò gọi là “giám sát viên quần chúng” để tấn công trên mạng Internet nhắm vào “phong trào bất tuân dân sự” của Hồng Kông. Cách mạng và phản cách mạng trong thời đại Internet sẽ xuất hiện hình thức đấu tranh mới.

Có thể thấy, mặc dù Bắc Kinh quyết tâm phế bỏ quyền tự trị và pháp trị của Hồng Kông, nhưng họ cũng biết phải giữ vẻ hình thức “một nước hai chế độ”. Vì thế, họ đã dùng “mánh khóe” khác trong nước hòng triệt tiêu ý chí tự do của người dân Hồng Kông về mặt tinh thần.

Những người Hồng Kông từng được trải nghiệm tự do và quyết không từ bỏ tự do sẽ phải đối mặt vô số thử thách ngoài sức tưởng tượng. Theo tôi thấy, thử thách khó khăn nhất đối với những người tự do là các đối thủ chính trị và thậm chí là đồng đội của họ không thể hiểu được thế nào là tôn nghiêm của con người, thế nào là tôn nghiêm của người tự do.

Do đó, việc lần này người dân Hồng Kông có thể chịu đựng được không, có đủ can đảm và trí tuệ để giữ gìn tôn nghiêm của người tự do hay không là rất quan trọng. Cơ hội cho Hồng Kông là đây, tuy số người Trung Quốc Đại lục bị mất cảm nhận về tôn nghiêm là rất nhiều, nhưng số người còn giữ được cảm nhận tôn nghiêm cùng với những người bên ngoài đoàn kết lại sẽ mạnh mẽ áp đảo những người không hiểu gì về tự do hay không còn cảm nhận về tôn nghiêm. Tôi cũng tin rằng, khi ngày càng nhiều người Trung Quốc Đại lục có cảm giác như thế thì  tương lai mới có hy vọng. 

(Blog Lương Kinh)

Xem thêm: