Động lực cho hành động của một cá nhân thường bắt nguồn từ hai yếu tố chính: một là do đam mê, hai là đến từ sợ hãi. Và sức mạnh từ sự sợ hãi luôn lớn hơn nhiều so với đam mê. Do đó mà giới kinh tế có thuật ngữ “điểm đau về tài chính”. Vậy tại sao sức mạnh từ sợ hãi lại lớn hơn nhiều so với từ sở thích? Bởi vì sở thích thường đa dạng, có thể lựa chọn, cũng có thể từ bỏ, nhưng nỗi đau thì không thể nào xem nhẹ. Vậy thì, ĐCSTQ rốt cuộc sợ hãi điều gì khi phải ráo riết thúc đẩy “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”?

Dưới đây là bài viết của Đặc Hữu Lý thể hiện quan điểm của riêng tác giả.

Bieu tinh Hong Kong 24.5
Ngày 25/4, người dân Hồng Kông xuống đường phản đối “Luật An ninh Quốc gia” (Ảnh: Adrian/Vision Times)

1. Mất bò mới lo làm chuồng – sợ mất khả năng kiểm soát Hồng Kông

Sau cuộc bầu cử tại Đặc khu Hồng Kông năm ngoái, ‘bù nhìn’ ĐCSTQ đại bại, không chỉ làm mất mặt ĐCSTQ mà khả năng kiểm soát Hồng Kông ngày một thêm khó. Do đó, giống như việc muốn dụng dao phải nắm được cán, ĐCSTQ cũng phải chế cho mình một cái “bàn tay sắt” hiệu quả để kiểm soát Hồng Kông. “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”chính là thứ cán dao bạo lực mà ĐCSTQ đang cần.

2. Giết gà dọa khỉ – Đánh Hồng Kông đe quốc nội

“Loạn trong giặc ngoài”, lại thêm bị truy cứu trách nhiệm quốc tế và cô lập kinh tế sắp tới, xem ra điều mà chính quyền Bắc Kinh phải đối mặt cũng ngày trở nên ác liệt. Ổn định chính quyền luôn là “điểm đau” lớn nhất của ĐCSTQ. Sự tồn tại của “một quốc gia, hai chế độ” ở Hồng Kông, cùng với sự đấu tranh không ngưng nghỉ của người dân nơi này hẳn có thể cháy lan sang cả “củi khô” Đại Lục. ĐCSTQ có thể trì hoãn việc dập dịch, nhưng dập tắt đốm lửa phản kháng ở Hồng Kông thì quyết không thể nương tay, ngay cả khi Hồng Kông đã hoàn toàn nội địa hóa. 

Giết gà dọa khỉ, duy trì chế độ chính là động lực cốt lõi, hay chính là “điểm đau” thúc đẩy ĐCSTQ khẩn trương áp lên Hồng Kông các điều luật tồi tệ.

3. Vườn không nhà trống, dùng vũ trang để vá chỗ hở

Chính quyền ĐCSTQ cũng tự biết  những điều ác đã từng làm không tránh khỏi sớm chiều bị quả báo, trước sau gì cũng sẽ đối mặt với xung đột vũ trang quốc tế. Trước sự căm thù tột cùng của người dân Hồng Kông, nơi này có thể sẽ trở thành cầu nối cho quân đội nước ngoài một khi chiến tranh được phát động. Vá các lỗ hổng vũ trang ở Hồng Kông cần phải được làm càng sớm càng tốt, phòng thủ và ngăn chặn người dân Hồng Kông tạo thành các đảng dẫn đường cho quân đội nước ngoài…. chính là bắt nguồn từ cảm giác khủng hoảng quân sự trong nước.

Tóm lại, do nhận thức ra được khủng hoảng cận kề, ĐCSTQ quyết định “chơi bài liều” với thế giới mà vươn “bàn tay sắt” sang Hồng Kông. Đây không chỉ là chính sách “đã cân nhắc cặn kẽ” mà còn điên rồ cuồng loạn. Vậy thì, trong cuộc đối đầu tiếp theo, chính quyền Bắc Kinh sẽ đi đến choáng váng và tự thắt chặt cái thòng lọng đã tròng lên cổ bấy lâu nay.

Đặc Hữu Lý
(Bài viết chỉ đại diện cho quan điểm và ý kiến ​​cá nhân của tác giả)

Xem thêm: