Trong tình cảnh dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán lây lan, tình yêu đồng bào của người Trung Quốc đã đi đâu mất khi khắp nơi ngập tràn xung đột thù hận? Một người đàn ông lớn tuổi tay cầm con dao chặn lối vào xóm, xua đuổi những người vào xóm chúc Tết. Một video lan truyền quay cảnh một gia đình quê Vũ Hán gồm hai vợ chồng và con nhỏ phải lang thang không chốn dung thân, họ đã đau đớn thốt lên: “Tôi đã mất quê hương, lại phải lang thang trên chính tổ quốc mình.”

Viêm phổi Vũ Hán
Cư dân mạng internet Trung Quốc loan tin một người đàn ông ở đô thị Hoàng Cương tỉnh Hồ Bắc đã bị đánh chết vì xông vào nút đường bị phong tỏa (Nguồn: Internet)

Cặp vợ chồng này đang tràn đầy cảm xúc nhớ quê hương. Có nhiều nhận định về cảm xúc này từ những văn sĩ trứ danh: “Nỗi nhớ quê hương là tình cảm thiêng liêng nhất”, hay “Nỗi nhớ quê hương là tình cảm đan xen giữa yêu thương và thù ghét, chối bỏ và khao khát”, hay như “Tôi đã từng có một quê hương, nỗi nhớ quê hương phản ánh tình cảnh tuyệt vọng của phận người phải sống nơi đất khách”… Có lẽ tình cảnh của cặp vợ chồng kia cũng tương tự như vậy.

Tình cảnh người Vũ Hán ở Trung Quốc gặp phải đã có thể hình dung như một thảm họa nhân đạo, những người mang chứng minh nhân thân ở Vũ Hán khi rời khỏi Vũ Hán thường bị xem là kẻ đi reo rắc vi khuẩn, bị mọi người sợ hãi xa lánh, nhiều nhu cầu cơ bản như đổ xăng xe hay nghỉ trọ qua đêm… cũng gặp trở ngại lớn, vốn dĩ trước đây chính sách này của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc chỉ áp dụng đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Tạng và Tân Cương nhằm gây khó khăn đi lại cho những người không phải người tộc Hán, khiến họ không thể tìm được nơi cư trú bên ngoài vùng Tân Cương và Tây Tạng.

Hiện nay chính sách này lại cho áp dụng đối với người Vũ Hán, toàn tỉnh Hồ Bắc bị phong tỏa, sáu chục triệu người bị cô lập ở giữa lòng Trung Quốc, nhưng vùng Hoàng Cương giáp Vũ Hán dường như còn kinh hoàng hơn với chính sách giới hạn người ra ngoài. Theo đó trong hai ngày mỗi hộ gia đình chỉ được cho một người ra ngoài mua sắm, mỗi lần ra ngoài mua chỉ được đi trong hai tiếng, ai vi phạm sẽ bị cách ly 14 ngày.

Mới đây xảy ra chuyện một người cha bị cơ quan chức năng cách ly bỏ lại con trai 17 tuổi bị bại não ở nhà, hệ quả người con đã chết đói vì suốt 5 ngày không có người chăm sóc, một đất nước Trung Quốc dường như đang bị chia tách thành nhiều thế giới. Dịch bệnh đã tố cáo khẩu hiệu “nhà nhà sung túc” của Tập Cận Bình chỉ là trò khoa trương, tinh thần vì dân của Cộng sản Trung Quốc chỉ là khẩu hiệu. Trước đây tôi từng dự báo sẽ lại có ngày Trung Quốc trở thành tấm màn sắt, không ngờ rằng sức mạnh của dịch bệnh lại lớn đến vậy, nếu bệnh dịch tiếp tục nằm ngoài tầm kiểm soát thì e rằng các thành phố tiếp theo bị phong tỏa sẽ là Quảng Đông, Trùng Khánh và bốn thành phố lớn gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến. Nếu ngay cả những thành phố cấp một cũng bị phong tỏa, vậy thì đại cuộc tấm màn sắt đã đến!

Nếu thành phố cấp một bị phong tỏa thì sẽ tái diễn tấm màn sắt

Đảng Cộng sản Trung Quốc đang giăng biển quảng cáo trên toàn thế giới về cái gọi là “Một Trung Quốc”, lần này không chỉ Trung Quốc Đại Lục bị khó mà cả Đài Loan cũng liên lụy. Chuyến bay của Đài Loan đến Ý đã bị từ chối cất cánh và hạ cánh vì danh phận trên quốc tế xem Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Về danh xưng của hãng hàng không Đài Loan là China Airlines, tôi từng chỉ ra rằng với cái tên China (Trung Quốc), bạn bị xem như là hàng không của Trung Quốc là không có gì oan ức, tôi từng viết bài kiến nghị China Airlines đổi danh xưng, thảm họa này đã ứng nghiệm việc bị liên lụy khốn khổ vì cái tên Trung Quốc, âu cũng là hệ quả của bợ đỡ do chính mình tự chuốc họa.

Nhưng người Trung Quốc cũng phát hiện ra việc duy trì “Một Trung Quốc” đã thành gánh nặng ngoài sức chịu đựng. Dù Trung Quốc bao gồm cả Tân Cương Tây Tạng, Hồng Kông, Mông Cổ, còn có Vũ Hán, dù về cảm giác mỗi vùng là một phần của Trung Quốc nhưng thật ra không nhất định, hiện tại ngay cả Hồ Bắc cũng biến thành vùng bị tách biệt, nơi tiếp theo cần phải tách ra chính là thủ đô Bắc Kinh, nhiệt liệt hoan nghênh Bắc Kinh độc lập để tránh bị liên lụy vì bệnh dịch.

Hạo Long Bân dọa chấm dứt mọi liên hệ

Ngay trong thời điểm bệnh dịch lây lan, nhân vật đang quan tâm tranh cử Chủ tịch Quốc Dân Đảng là ông Hạo Long Bân (Hau Lung-pin) đã thay đổi quan điểm khi hò hét rằng, nếu Trung Quốc kiên quyết không công nhận Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) là quốc gia độc lập thì sẽ không ngần ngại cắt đứt mọi hoạt động giao lưu kinh tế và văn hóa và du lịch. Lời lẽ hùng hồn này của Hạo Long Bân đã gây tiếng vang mạnh mẽ.

Vốn dĩ Quốc dân đảng vừa đại bại trong bầu cử vì “chính sách thân cộng sản Trung Quốc”, phát ngôn có thể nói đã đánh thức chính giới Quốc dân đảng trong thời khắc mà cộng sản Trung Quốc đang chìm vào vũng lầy dịch bệnh, nhưng đáng tiếc thức tỉnh này đã chậm trễ. Hiện nay, người Trung Quốc Đại Lục có thể ra vào được Đài Loan chỉ còn có “nhóm điều hòa không khí”, tất cả hoạt động du lịch đã hoàn toàn ngừng hoạt động, nhưng không thấy công ty du lịch nào kháng nghị vì vắng du khách Trung Quốc Đại Lục, mọi người ai nấy tìm cách bảo toàn sinh mạng, chuyện kiếm tiền tạm gác qua một bên, giờ đây mạng sống là trên hết.

Những người thường ca ngợi vẻ đẹp vô hạn của Trung Quốc như Khưu Nghị (Chiu Yi), Hoàng Chí Hiền (Joyce Huang), Hoàng An (Huang An) rốt cuộc giờ đây đều im lặng. Nếu họ thực sự yêu Trung Quốc, tôi đề nghị họ tổ chức đội chiến đấu “chống viêm phổi Vũ Hán” để vào Vũ Hán Trung Quốc, chia sẻ hoạn nạn với người Trung Quốc, dốc sức cho tổ quốc, nếu họ thực sự yêu Trung Quốc như vậy thì hãy chứng minh bằng hành động chứ đừng chỉ biết đánh võ miệng nữa!

Trong “Ký sự dịch bệnh”, nhà văn Daniel Defoe người Anh đã cho biết, “Dịch bệnh là máy thăm dò nhân tính tốt nhất”. Trong đại dịch hạch năm 1665 lan từ Amsterdam đến London, giới quý tộc rời khỏi biệt thự xa hoa của họ ở London để chạy đến vùng nông thôn lánh nạn, vậy là những người hầu trong biệt thự sang trọng của họ lập tức mặc quần áo của chủ nhân để trở thành quý tộc, đêm đến họ mở rượu sâm banh ngon nhất để ăn mừng bệnh dịch.

Một người hầu nói: “Cảm ơn vì bệnh dịch đã cho tôi cơ hội đóng vai quý tộc, giờ đây dù có chết cũng không hối tiếc” – một khắc họa chí lý về xã hội Anh trong dịch bệnh. Bây giờ, sau hơn 300 năm, chúng ta thấy các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc với mặt nạ N95 trên mặt lên giọng dạy bảo những nhân viên y tế chống dịch tuyến đầu, trong khi các nhân viên y tế chỉ mang khẩu trang đơn giản nhất, hóa ra trong xã hội cộng sản, sinh mạng của giới quan chức lãnh đạo là quý giá nhất, họ chính là hình ảnh của những quý tộc Anh chạy trốn xưa kia.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng cho biết phải cảm ơn Trung Quốc – câu này quả không sai, khi thế giới chạy trốn khỏi bệnh dịch của Trung Quốc mới thấy rõ vốn dĩ chính bản thân thứ văn hóa ác nghiệt của Trung Quốc là một thứ dịch bệnh. Văn hóa chủ nghĩa Sô-vanh đại Hán truyền thống kết hợp cùng văn hóa đảng đã trở thành một bệnh dịch toàn cầu, về điều này chúng ta phải cảm ơn Trung Quốc, cả những người Vũ Hán đang chịu cảnh lang thang  trên đất mẹ cũng nên cảm ơn Trung Quốc. Trung Quốc giúp chúng ta thức tỉnh. Là người Trung Quốc lại bị đày đọa như thế, thảm hại thay!

Còn nữa, cả giới doanh nhân Đài Loan cũng nên cảm ơn Trung Quốc. Cuối cùng, sự cố này khiến giới doanh nhân Đài Loan thấm thía hơn đâu mới là quê hương thực sự của họ, tấm lòng vì quê hương của họ nên đặt ở phía nào của bờ eo biển?

Hồng Bác Học (Theo Taiwan People News)