Trong báo cáo Đại hội 19 có đoạn như sau: “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bước vào thời đại mới, điều này có nghĩa là Trung Quốc với chủ nghĩa xã hội khoa học trong thế kỷ 21 sẽ tỏa sáng sức sống mãnh liệt, nêu cao ngọn cờ vĩ đại chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trên thế giới; điều này có nghĩa là con đường, lý luận, chế độ, văn hóa chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc không ngừng phát triển, mở rộng con đường để Trung Quốc bước sang hiện đại hóa, đưa ra lựa chọn hoàn toàn mới cho những quốc gia và dân tộc vừa muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển, lại vừa muốn giữ tính độc lập tự thân, cống hiến trí tuệ Trung Quốc và phương án của Trung Quốc để giải quyết vấn để của nhân loại”.

quang truong thien an mon
Ảnh minh hoạc (pxhere.com)

Từ đoạn này có thể thấy được 2 điểm: ĐCSTQ tràn đầy tự tin đối với thể chế của mình; cho rằng mô thức của Trung Quốc có thể làm gương cho một số nước học tập noi theo, đồng thời nói một cách ngạo mạn “cống hiến trí huệ và phương án của Trung Quốc để giải quyết vấn đề của nhân loại”. Ngày nay, loại mô thức “chủ nghĩa xã hội đắc sắc Trung Quốc trong thời đại mới” là loại mô thức như thế nào? Liệu có đáng được mở rộng đến những nước khác trên thế giới?

1. “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” vẫn chỉ là bình mới rượu cũ của thể chế độc tài chuyên chế

Năm 1949, sau khi ĐCSTQ giành được chính quyền, Mao Trạch Đông tuân theo ý chí của Stalin, vội vội vàng vàng đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, làm hợp tác xã nông nghiệp, tịch thu tài sản của nhà tư bản, làm công ty hợp doanh (nhà nước và tư nhân đồng sở hữu), muốn hiển thị cái gọi là tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Kết quả thì sao, một cuộc Đại Nhảy vọt đến nỗi vỡ đầu chảy máu, vậy mà Mao Trạch Đông vẫn chấp mê bất ngộ, cuối cùng làm cho kinh tế Trung Quốc đứng bên bờ sụp đổ.

Sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình làm cải cách mở cửa, để cho nền kinh tế thị trường phương Tây tràn vào Trung Quốc, khiến kinh tế Trung Quốc quay đầu từ bên bờ vực thẳm. Trải qua 30 năm cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc mới có được sự phát triển như ngày nay. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế là kết quả của việc học tập các nước dân chủ phương Tây, chứ không phải là sản phẩm thể chế độc tài. Dù vậy, ĐCSTQ vì không muốn từ bỏ sự độc đảng chuyên chính, nên quy chụp rằng thành tựu này có được là do cải cách mở cửa dưới sự chấp chính của ĐCSTQ, và được gọi với cái tên mỹ miều “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Hiện nay, chính quyền Tập Cận Bình vẫn đang tiếp tục đi theo con đường của Đặng Tiểu Bình, nhưng phàm là người mới thì cũng cần trang hoàng lại nhà cửa, do đó tên mới được kéo dài thành “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới”, dù tên gọi thay đổi thì cũng vẫn là bình mới rượu cũ, rượu cũ này chính là chế độ một đảng chuyên chế của ĐCSTQ.

Ngày nay Trung Quốc cũng có được một số thành tựu kinh tế, chính là do đã rơi mất một số “họa căn”, giảm được một ít chủ nghĩa xã hội, thêm được một chút chủ nghĩa tư bản, Trung Quốc có được chút tiến bộ, nếu triệt để trừ bỏ chủ nghĩa xã hội, thì sẽ tiến bộ một cách vượt bậc. Nhưng đến nay, chính quyền Trung Quốc vẫn ôm khư khư tấm biển chủ nghĩa xã hội mà không buông bỏ.

2. Vì sao ĐCSTQ muốn mở rộng “đặc sắc Trung Quốc” sang các nước khác

Từ khi Cộng sản Liên Xô sụp đổ, ĐCSTQ đã cảm thấy như môi hở răng lạnh, nếu không cứu vãn kịp thời, chỉ e là con đường của Cộng sản Liên Xô chính là con đường ĐCSTQ sẽ sa vào. Họ cũng biết rất rõ, nếu đi con đường dân chủ, Đảng Cộng sản ắt sụp đổ, một khi sụp đổ, thì những lợi ích của họ cũng tan biến. Do đó, nhất định phải chống đỡ để ĐCSTQ không sụp đổ, đây chính là “4 nguyên tắc cơ bản” mà Đặng Tiểu Bình muốn kiên trì theo đuổi và cũng là nguyên nhân đưa ra giải thích “3 phần tội 7 phần công” của Mao Trạch Đông. Tuy vậy, làm thế nào để ĐCSTQ vừa không sụp đổ, lại vừa có thể khiến xã hội ổn định, được người dân ủng hộ? ĐCSTQ liền lựa chọn sách lược “biến đổi kinh tế” không “biến đổi chính trị”. Dùng phương pháp cải cách kinh tế, nâng cao mức sống của người dân, làm cho đa số người dân thấy hài lòng, bởi vì người Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao, trong thời gian dài vẫn trong tình cảnh không giải quyết được vấn đề ăn no mặc ấm, một đất nước không thể giải quyết được vấn đề ăn no mặc ấm, thì nhu cầu đối với dân chủ của người dân cũng thấp. ĐCSTQ cho rằng, chỉ cần giải quyết vấn đề ăn no mặc ấm, thì người dân sẽ tung hô mình là vạn tuế. Do đó ĐCSTQ cũng tuyên bố với thế giới rằng, giải quyết vấn đề ăn no mặc ấm của 1,3 tỷ người Trung Quốc chính là giải quyết vấn đề nhân quyền lớn nhất. Như thế, ĐCSTQ sẽ giữ vững được địa vị chấp chính của mình, lại có được sự ủng hộ của người dân, một mũi tên trúng hai đích.

Triển khai “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” tại nước mình rồi, vậy sao lại phải muốn để các nước khác mô phỏng theo? Điều này là do ĐCSTQ muốn hình thành “vận mệnh chung của thế giới”, muốn vận mệnh của một số nước và vận mệnh của mình cùng trói buộc với nhau, muốn thoát khỏi cục diện lẻ loi một mình, không muốn bản thân bị cô lập trên thế giới. Nhớ lại thời kỳ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, sau khi Trung Quốc và Liên Xô xảy ra xích mích, thế giới dấy lên “đại hợp xướng phản Hoa”, Mao Trạch Đông đã đến bước “cô đơn lẻ loi, một hình một bóng”, lúc này Mao mới vạch kế hoạch tìm đồng minh quân sự trong Đệ tam thế giới, lôi kéo một số nước nghèo về bên mình để thoát khỏi tình trạng cô lập, để các nước khác học theo họ, ĐCSTQ không tiếc chi một khoản tiền lớn để mua chuộc, khoản tiền này đều là mồ hôi nước mắt của người dân. Ngày nay, ĐCSTQ lại làm cái gọi là “một vành đai, một con đường”, “vung tiền” cũng giống y như vậy.

3. Thể chế chủ nghĩa xã hội còn có thể mở rộng được không?

Từ sau khi Trung Quốc thành lập cái gọi là thể chế chủ nghĩa xã hội dưới sự chỉ đạo của lý luận Mác – Lê, đến nay đã trải qua gần trăm năm thực nghiệm, và đã đi đến ngõ cụt. Trước khi Cộng sản Liên Xô giải thể, trên thế giới có nhiều nước theo chủ nghĩa xã hội (Liên Xô, Hungary, Romania, Bulgaria, Ba Lan, Đông Đức, Albania, Nam Tư, Mông Cổ, Yemen, Campuchia), sau khi Liên Xô giải thể, các nước cộng sản cũng tan đàn xẻ nghé, hiện nay ở châu Á chỉ còn sót lại Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Mông Cổ. Mao Trạch Đông từng nói một cách không ngượng mồm rằng “gió đông áp đảo gió tây, chúng ta đang tốt lên từng ngày, kẻ địch đang nát rữa từng ngày”, kết quả thì sao? Gió tây áp đảo gió đông, Tây Đức áp đảo Đông Đức; các nước dân chủ ngày càng củng cố vững chắc, các nước chủ nghĩa xã hội tan rã, dự đoán của Mao đã sai hoàn toàn. Chẳng phải Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa 11 đã đề xuất “thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý” hay sao? Phe chủ nghĩa xã hội đã tan vỡ, điều này chỉ nói lên một đạo lý, thể chế này không thu phục được nhân tâm. Thể chế không thu phục được nhân tâm thì cuối cùng cũng sẽ sụp đổ.

Thế giới ngày nay là thế giới của dân chủ, điều người dân thế giới hướng đến đó là dân chủ và tự do, căm ghét chính là độc tài và chuyên chế. Trào lưu dân chủ đã trở thành dòng chảy chính không thể ngăn cản được, ai muốn lội ngược dòng, ắt sẽ bị đào thải, đây cũng là xu thế phát triển của xã hội, ai cũng không ngăn được. Do đó, thể chế độc tài chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc giống như mặt trời sắp lặn, thoi thóp hơi thở, liệu có thể mở rộng được nữa không?

4. ĐSTQ rốt cuộc muốn nước khác học tập điều gì từ mình?

Trong báo cáo Đại hội 19 có nói, “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bước vào thời đại mới, đem đến được lựa chọn hoàn toàn mới cho những quốc gia và dân tộc trên thế giới vừa mong muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển, vừa mong muốn giữ gìn được tính độc lập tự thân”, ý là muốn ám thị cho những nước này rằng, không làm chế độ đa đảng, không làm bầu cử dân chủ, khuôn mẫu một đảng chấp chính có thể làm đất nước tốt đẹp lên, Trung Quốc chính là cung cấp những kinh nghiệm đã trải qua cho họ. Điều này, thực tế là dẫn dắt sai các nước khác, cho rằng những chính quyền độc tài cũng có thể làm được chuyện lớn. Không thể phủ nhận, dưới sự chuyên chế độc tài, trong một thời gian, kinh tế đã có được sự phát triển, nhưng trong tình hình tước đoạt tự do của người dân mang tính cưỡng chế, dưới sự phát triển kinh tế mà người dân không hưởng thụ được đãi ngộ nhân quyền mà quốc gia dân chủ cần có, nó cho thấy sự phát triển này lại cũng không kéo dài được lâu. Nhìn lại lịch sử phát triển của thế giới, thực tiễn đã chứng minh, chủ nghĩa xã hội dưới sự chuyên chính của giai cấp vô sản mà muốn phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, để người dân có được cuộc sống giàu có sung túc là điều không thể nào. Con đường này đã trải qua thực tiễn với chủ nghĩa xã hội theo mô thức của Lê Nin, Stalin, cũng như chủ nghĩa xã hội theo mô thức Mao Trạch Đông và cuối cùng đã thất bại. Do đó chúng ta phải thay đổi cách tư duy, cái gọi là cải cách, chính là cải biến loại phương thức tuy duy và mô thức xã hội này.

Trong trào lưu của thế giới ngày nay, người dân thế giới theo đuổi dân chủ, tự do, nhân quyền. Tự do, dân chủ là quan điểm chính của thế giới ngày nay, người dân trong thể chế độc tài đang muốn đấu tranh giành tự do, dân chủ, và nhân quyền. Do đó, “những nước và dân tộc vừa hy vọng đẩy nhanh tốc độ phát triển, vừa hy vọng giữ được tính độc lập tự thân” cần phải học tập các nước dân chủ phương Tây, chứ không phải là học tập theo đất nước độc đảng chuyên chế như Trung Quốc. Bởi vì trong quốc gia chuyên chế này, người dân không có tự do ngôn luận, cũng không có quyền bầu cử dân chủ, người bất đồng chính kiến sẽ đối mặt với rủi ro bị ngồi tù; muốn đăng những lời chỉ trích chính quyền lên trên mạng thì sẽ bị “ngăn chặn”; nếu muốn diễu hành biểu tình, thì sẽ bị mời đi “uống cafe”; Lưu Hiểu Ba viết “Hiến chương 08” nên bị ngồi tù 11 năm; Hùng Phi Tuấn xuất bản hai cuốn sách thì bị bắt; tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu phản ánh sự thực lịch sử thì bị ngăn chặn; luật sư bảo vệ quyền lợi chính đáng cũng bị ngồi tù. Thử hỏi, đất nước như thế này thì có điểm nào đáng để học chứ? Lẽ nào lại muốn người dân của các nước khác cùng sống cuộc sống không có tự do dân chủ?

(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả)

Blog Nam Phong

Xem thêm: