Tháng 7/2017, một blogger Trung Quốc tên Trương Quốc Thần (bút danh: Trương Ngũ Mao) đã đăng một bài viết có tiêu đề “Tại Bắc Kinh, 20 triệu người đang giả vờ sống” công khai trên WeChat. Sáng hôm sau, bài viết đã thu hút 7 triệu lượt xem và 20.000 lượt bình luận. Tuy nhiên bài viết này đã bị rút xuống ngay buổi chiều ngày hôm đó và tác giả còn đăng một bài xin lỗi.

Embed from Getty Images

Người Bắc Kinh đối mặt với ô nhiễm không khí ngày càng tăng

Bài viết nói về công nghiệp hoá, di cư và chi phí sinh hoạt leo thang đã khiến nhiều người trong tại thủ đô phải chạy vạy duy trì một cuộc sống vật vờ qua ngày và hoàn toàn không tồn tại một cuộc sống đúng nghĩa.

Sau khi bài viết bị gỡ xuống, tác giả Trương Quốc Thần đã đăng một lời xin lỗi lên mạng. Nhiều người dùng mạng xã hội tại Trung Quốc cho rằng anh ta đã bị gây sức ép để làm như vậy. Trong khi đó truyền thông Trung Quốc bắt đầu đưa các bản tin nhấn mạnh vào “ưu điểm của cuộc sống tại thủ đô”, để phê phán bài viết của Trương.

Trương Quốc Thần, 23 tuổi, được biết đến với những bài viết vừa hài hước vừa sâu sắc. Anh từng viết về câu chuyện di cư lên các thành phố lớn tại Trung Quốc và trải nghiệm của người trong cuộc. Bài viết mới nhất của anh viết thẳng thừng về mặt trái của cuộc sống của những lao động tại tỉnh lẻ tới Bắc Kinh và cả những người Bắc Kinh bản xứ, những người lưu lạc trên chính thành phố của mình.

Bắc Kinh không có hơi ấm tình người… nó thuộc về những kẻ ngoại lai, và là nơi rất nhiều người đang giả vờ sống”. 

 “Bắc Kinh là một khối u, không ai có thể kiểm soát được tốc độ phát triển của nó”, bài blog viết.

Theo trang Sohu News, hơn 7 triệu người đã đọc bài blog trước khi nó bị xoá khỏi tài khoản WeChat. Khi người dùng cố gắng truy cập vào bài viết nhận được thông báo bài viết “không thể hiển thị vì vi phạm quy định nội dung”.  Trung Quốc cấm các mạng xã hội lớn trên thế giới như Facebook, Twitter và Youtube. Các phiên bảng mạng xã hội quốc nội như WeChat, Weibo được phép tồn tại và đặt đưới sự kiểm duyệt chặt chẽ của chính phủ.

97139299 zhangwumao
Tài khoản WeChat của Trương Ngũ Mao

Dưới đây là toàn văn bản dịch bài blog của Trương Ngũ Mao:

“Bắc Kinh không có hơi ấm tính người

Tôi thường hay bị bạn bè tỉnh khác chế nhạo: Người Bắc Kinh nhiều tiền, giả vờ không nhiệt tình. Đều đến một thành phố, vì sao lại không tụ tập cùng nhau? Bạn bè mấy chục năm sao không đưa tôi ra sân bay? Trên thực tế, người Bắc Kinh rất khó nhiệt tình như người tỉnh khác — đi lại đón đưa, theo bạn suốt hành trình, người Bắc Kinh thực sự rất khó làm được.

Người Bắc Kinh rất bận, bận đến 11 giờ đêm còn bị tắc đường; đi lại ở Bắc Kinh quá mất thời gian, đến nỗi từ Thạch Cảnh Sơn đến Thông Châu ăn cơm, còn không nhanh bằng đi Thiên Tân; Bắc Kinh thực sự quá lớn, lớn đến nỗi không giống như một thành phố.

Rốt cuộc thì Bắc Kinh lớn ngần nào? Nó tương đương với 2,5 lần Thượng Hải; 8,4 lần Thẩm Quyến; 15 lần Hồng Kông; 21 lần New York; 27 lần Seoul. Năm 2006, Trương tiên sinh (tôi đây) đến Bắc Kinh, đường sắt chỉ có tuyến số 1, số 2, số 13, hiện giờ đường sắt ở Bắc Kinh có bao nhiêu tuyến, nếu không dùng Baidu (phiên bản google Trung Quốc) thì thực sự không nhớ được. 10 năm trước tôi đi tìm việc, mà từ chối đi phỏng vấn những công ty ngoài vành đai số 4. Hiện giờ, những công ty lớn như Baidu, Tengxun, Kinh Đông đều ở ngoài vành đai số 5.

Bạn bè tỉnh ngoài đến Bắc Kinh, cho rằng chúng tôi ở rất gần nhau, thực ra chúng tôi không ở trong cùng 1 thành phố, chúng tôi có thể là ở vài thành phố khác nhau, chúng là Hải Điến – Trung Quốc, Quốc Hoa – Trung Quốc, Thông Châu – Trung Quốc, Thạch Cảnh Sơn – Trung Quốc (các địa danh này đều là các quận của Bắc Kinh, nhưng vì diện tích quá lớn nên người ta thường coi là các thành phố riêng biệt trực thuộc trung ương)…. Nếu như lấy thời gian làm thước đo, thì người Thông Châu và Thạch Cảnh Sơn mà nói chuyện yêu đương thì là yêu người ở vùng khác rồi. Từ vành đai số 5 của Bắc Kinh mà đi Diệc Trang thì có thể nói là đi công tác rồi.

Trong 10 năm, Bắc Kinh vẫn luôn kiểm soát nhà ở, kiểm soát xe hơi, và kiểm soát nhân khẩu. Nhưng cái bánh này ngày càng mở rộng, cho đến mức bạn bè ở Tây An mà gọi điện cho tôi, thì cũng nói mình đang ở Bắc Kinh, tôi hỏi anh ấy là ở chỗ nào của Bắc Kinh, thì anh ấy nói tôi ở vành đai số 13 của Bắc Kinh.

Bắc Kinh là một cái khối u, không có ai có thể khống chế tốc độ phát triển của nó; Bắc Kinh là một con sông, mà không ai có thể phân rõ biên giới của nó. Bắc Kinh là một tội đồ, mà chỉ có Hùng An có thể siêu độ. [Hùng An là một trung tâm phát triển cấp quốc gia mới được thành lập gần tỉnh Hà Bắc]

Tình người Bắc Kinh đạm bạc không chỉ là đối với bạn bè tỉnh ngoài, mà ngay cả đối với người cùng ở Bắc Kinh thì cũng thực dụng như thế. Mỗi lần có bạn học tỉnh ngoài đến Bắc Kinh, lúc tụ hội thì bạn bè tỉnh ngoài nói, các bạn ở Bắc Kinh thì chắc là gặp mặt thường xuyên nhỉ? Tôi nói, chúng tôi mỗi năm đến Bắc Kinh vài lần, mỗi năm chúng tôi tụ tập vài lần.

Ở Bắc Kinh, từng trao đổi danh thiếp thì coi như là quen biết; mỗi năm mà gọi vài cuộc điện thoại cho nhau thì coi như là bạn thân; nếu như còn có người đồng ý đi từ phía Đông sang phía Tây, ăn một bữa cơm không bàn công việc với bạn, thì có thể nói là bạn bè sinh tử rồi; còn nếu như ngày nào cũng gặp, ngày nào cũng ăn cơm thịt bò với bạn, thì chỉ có thể là đồng nghiệp.

Bắc Kinh thực ra là Bắc Kinh của người tỉnh ngoài

Nếu như để người Trung Quốc bình chọn một thành phố mà nhất định phải đi trong đời, tôi tin rằng đại đa số sẽ chọn Bắc Kinh. Bởi vì đây là thủ đô, ở đây có Thiên An Môn, có Cố Cung, có Trường Thành, có vài trăm cái nhà hát lớn nhỏ. Kịch nói, ca kịch, hí kịch truyền thống, tiểu phẩm Tân Thanh, cho dù bạn là Dương Xuân Bạch Tuyết (tác phẩm xuất sắc) hay là cây nhà lá vườn, đều có thể tìm thấy món ăn tinh thần cho mình ở Bắc Kinh. Nhưng những thứ này kỳ thực không có nhiều liên quan với người Bắc Kinh.

Trong những người đi vào các kịch viện lớn ở Bắc Kinh, trong 10 người thì có 6 người là người tỉnh khác với giọng nói khác biệt, còn có 3 người là mới đến Bắc Kinh, là thanh niên chưa biết thưởng thức văn nghệ, cuối cùng còn thừa lại một người ngồi ở góc nghịch điện thoại giết thời gian, là người hướng dẫn du lịch Bắc Kinh.

Đến Bắc Kinh 11 năm, tôi đã đi trường thành 11 lần, đi cố cung 12 lần, 9 lần đi Di Hòa Viên, 20 lần đi sân vận động Tổ Chim. Tôi hoàn toàn vô cảm với cái Bắc Kinh lịch sử lâu đời, kiến trúc tuyệt đẹp này. Leo lên trường thành, chỉ nhớ đến Mạnh Khương Nữ (truyền thuyết Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành), rất khó để có thể lại khơi dậy tinh thần dân tộc kỳ tích thế giới; đi vào trong Cố Cung, chỉ thấy những cái phòng trống liên tiếp nhau, còn không có hứng thú bằng cái chuồng heo ở quê tôi.

Rất nhiều người hễ nhắc đến Bắc Kinh, đầu tiên là nhớ đến tòa nhà Hậu Hải 798 ở Cố cung, là một tòa nhà cao tầng có văn hóa có lịch sử. Những cái này có tốt không? Có đáng tự hào không? Tự hào chứ! Nhưng những thứ này không thể dùng làm cơm ăn. Điều mà người Bắc Kinh cảm thấy sâu sắc hơn là giá nhà cao hỗn loạn, là điều mà ra ngoài không thể động tới, ở nhà không thể hít thở.

Bắc Kinh rốt cuộc vẫn là Bắc Kinh của người Bắc Kinh

Nếu như nói Bắc Kinh còn có một chút vị khói lửa, thì cái vị khói lửa ấy là thuộc về những người già ở Bắc Kinh mà tổ tiên ba đời đã ở thành phố này. Cái vị khói lửa này là từ những cái lồng chim của những người già ở Bắc Kinh chui ra, là từ cái quạt lá cọ sau bữa cơm chiều mà quạt ra, là từ giọng nói ngạo mạn của tài xế taxi mà kéo ra…

Những người già ở Bắc Kinh đang nỗ lực để bảo lưu một chút hơi thở còn sót lại của thành phố này, để cho cái thành phố này nhìn còn giống một nơi mà con người sinh sống.

Chút hơi thở cuộc sống của những người già ở Bắc Kinh là được truyền lại từ trong gen, cũng là từ 5 cái phòng nhỏ dưới cái mông mà dâng lên. Khi các cán bộ tài chính ở phía tây thành đắm chìm trong niềm vui của tiền thưởng cuối năm, thì những cường hào (những người giàu có, địa chủ từ thế hệ trước) ở phía nam Bắc Kinh nhàn nhã nói, tôi có 5 cái phòng. Khi những lập trình viên ở Hải Điến gõ xong một chuỗi code, xem thấm ảnh chụp, huyễn tưởng bản thân mình sẽ trở thành một Lưu Cường Đông, thì những cường hào ở nam thành Bắc Kinh bình tĩnh nói, tôi có 5 cái nhà. Khi những nhân tài truyền thông ở Triều Dương ký xong một hợp đồng lớn, đứng ở cửa trước cửa sổ nhìn về đời người, thì vẫn lại nghe thấy cường hào ở phía nam bình tĩnh nói: tôi có 5 cái nhà.

Không có 5 cái nhà, thì bạn dựa vào cái gì mà bình tĩnh an nhàn đây? Dựa vào cái gì mà cảm thụ hơi thở của cuộc sống? Dựa vào gì mà như các đại gia Bắc Kinh chơi chim đánh cờ, uống trà đóng kịch?

Ở Bắc Kinh, không có sản nghiệp của tổ tiên, thì cả đời sẽ khổ về nhà cửa. Mười mấy năm phấn đấu mua một cái phòng to như cái lồng chim; tốn thêm vài chục năm nữa đổi được một cái phòng nữa lớn hơn, nếu như phát triển nhanh, thì chúc mừng bạn, có thể xem xét làm phòng học.

Dường như có phòng học rồi, thì con cái có thể vào Đại Học Thanh Hoa, vào Đại Học Bắc Kinh, nhưng những đứa trẻ tốt nghiệp Thanh Hoa và đại học Bắc Kinh cũng vẫn không mua nổi nhà. Lúc đó, nếu như mấy đứa trẻ chen chúc cùng chúng ta ở trong những cái phòng cũ này, vậy là lại quay lại từ đầu, lại phấn đấu vì một cái nhà.

Năm 2015, bộ phim “lão bào nhi” rất là hot, trong các bạn bè có rất nhiều người nhạo báng cái chất Bắc Kinh của ông sáu trong phim. Tôi thì thấy đồng cảm rất sâu sắc.

Đến Bắc Kinh hơn 10 năm, tôi không muốn xem đấu thể thao tại ở sân vận động “5 cây tùng”, không muốn đi xem ở sân vận động Công Nhân, bởi vì không phải là bản thân yêu thích, cũng không học nổi cách nói tục của tiếng Bắc Kinh cổ. Nhưng ở Bắc Kinh lâu rồi, thì bạn sẽ đạt tới mức độ hòa giải nào đó với người ở Bắc Kinh lâu. Sẽ có lý giải toàn diện hơn về họ, sẽ không chỉ dán nhãn cho họ một cách đơn giản.

Trên thực tế, không phải là tất cả người Bắc Kinh đều bài xích người tỉnh ngoài, tôi quen rất nhiều người gốc Bắc Kinh rất hữu hảo; cũng không phải là tất cả thanh niên Bắc Kinh đều không cầu thăng tiến, ngồi không hưởng lộc, đại bộ phận thanh niên Bắc Kinh cũng chăm chỉ cần cù như chúng ta.

Bạn có thể không thích “lão bào nhi”, không thích cái tự cao tự đại của người Bắc Kinh, nhưng bạn phải hiểu họ, cũng giống như tôn trọng việc người Đông Bắc đeo dây chuyền vàng, tôn trọng người Sơn Đông ăn hành tây vậy, đây chính là văn hóa và tập quán của họ, nếu không thể nhập gia tùy tục, thì ít nhất cũng phải “đứng xa mà trông”.

Có một lần bắt xe đến đường Lâm Tụy, sợ rằng lái xe không nhận ra đường, tôi bèn hướng dẫn lái xe tìm ra đường. Lái xe nói không cần chỉ dẫn, nơi đó tôi biết, 30 năm trước đó là một xưởng bột mì, 10 năm trước thì xưởng bột mì phá đi rồi, xây một đồn công an. Tôi hỏi vì sao ông biết rõ vậy? Ông lái xe buồn rầu đầy mặt nói đó là nhà cũ của tôi.

Từ trong lời của lái xe tôi có thể nghe ra một số nỗi nhớ quê và oán hận, Bắc Kinh đối với người dân di cư từ bên ngoài thì là nơi không thể ở lại; đối với người dân của Bắc Kinh thì lại là cố hương mà không thể quay trở về.

Những người đến từ bên ngoài như chúng ta vừa chê bai Bắc Kinh lại vừa hoài niệm cố hương. Trên thực tế, cố hương của chúng ta cũng chẳng về được. Nó vẫn luôn tồn tại, chỉ là ngày càng lạc hậu, chúng ta đã không thể thích ứng nữa rồi. Nhưng đối với người dân lâu đời ở Bắc Kinh mà nói, thì cố hương của họ mới thực sự là không quay về được rồi, cố hương của họ đúng là đang phát sinh những cải biến về mặt vật lý mà chưa từng có từ trước đến nay, chúng ta còn có thể tìm về căn nhà của ông nội năm xưa, nhưng đa số người Bắc Kinh, chỉ có thể thông qua kinh, vĩ độ trên quả địa cầu mà tìm đến cố hương của mình.

Có người nói, là những người ngoại tỉnh chúng ta đã kiến thiết Bắc Kinh, không có người ngoại tỉnh thì người Bắc Kinh cũng chẳng có bữa sáng mà ăn; là bởi vì một lượng lớn nhân khẩu từ bên ngoài đã nâng cao giá nhà ở Bắc Kinh, tạo thành sự phồn hoa của Bắc Kinh. Nhưng các bạn đã từng nghĩ chưa? Người dân lâu năm ở Bắc Kinh cũng có thể không cần cái phồn hoa này, cũng không cần chúng ta đến nâng cao giá phòng. Họ cũng giống như chúng ta vậy, chỉ cần một quê hương có dòng trước trong mát, không đông xe đông người.

Năm nay, hạch tâm khu nội thành Bắc Kinh bắt đầu xử lý mở tưởng đào động, ngày càng có nhiều tiểu thương, các quán cơm nhỏ, khách sạn nhỏ bị bắt phải đóng cửa, ngày càng có nhiều người làm các nghề cấp thấp bị bắt rời đi, cái phương thức cởi bỏ y phục để giảm cân này khiến cho con đường của những ngành nghề cao cấp ở Bắc Kinh mở ra băng băng thuận lợi, nhưng nó cách thủ đô sinh hoạt tiện lợi ngày càng xa hơn, cách tinh thần của thành thị tự do bao dung ngày càng xa.

Những người thành công theo đuổi mộng đang dần đi hết, họ đi châu Úc, đi New Zeland, Canada, đến bờ tây nước Mỹ. Những người thất bại trong việc theo đuổi giấc mộng cũng đang bỏ trốn, họ trở về Hà Bắc, Đông Bắc và quê cũ.

Còn lại 20 triệu người ở lại cái thành phố này, vật vờ tồn tại, giả vờ sống. Trên thực thế, tòa thành này căn bản không có sự sống. Ở đây chỉ có mộng tưởng của một nhóm thiểu số người và công việc của một nhóm đa số người.”

Thành Đô

Xem thêm: