Gần đây, một tin tức lớn đã khiến giới tài chính kinh tế trong và ngoài Trung Quốc ngạc nhiên, đó chính là Nhật Bản đã công bố danh sách 87 doanh nghiệp rút khỏi Trung Quốc, hơn nữa những doanh nghiệp này đều được sự trợ cấp của Chính phủ Nhật Bản để rút lui. Thông tin này vừa mới lan truyền ra, đã tiếp tục thu hút sự quan tâm thảo luận của quốc tế về vấn đề đầu tư và chuỗi sản xuất nước ngoài rút khỏi Trung Quốc. 

Dưới đây là bài viết của Mắt Lạnh Tài Chính, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.

chien tranh thuong mai

Công nhân trong dây chuyền lắp ráp quạt điện của AIRMATE Co., Ltd. – công ty xuất khẩu các sản phẩm điện sang Mỹ. Hình ảnh tại tỉnh Giang Tây, phía đông Trung Quốc, ngày 30/3/2018. (Ảnh: Shutterstock)

1.

Tháng Tư năm nay, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ lấy ra 220 tỷ Yên Nhật từ dự toán bổ sung tài chính năm 2020 đã được thông qua trước đó, dùng để trợ cấp doanh nghiệp Nhật Bản chuyển nhà máy về Nhật hoặc đến khu vực Đông Nam Á; trong đó, 23,5 tỷ Yên Nhật dùng để thúc đẩy đa dạng hóa cơ sở sản xuất chuyển từ Trung Quốc đến Đông Nam Á. 

Tôi còn nhớ thời điểm đó, sau khi Nhật Bản tuyên bố trợ cấp doanh nghiệp rút khỏi Trung Quốc, sau đó là tại Mỹ cũng có quan chức cũng tuyên bố sẽ trợ cấp đầy đủ cho doanh nghiệp sản xuất rút khỏi Trung Quốc, cho nên khi Mỹ và Nhật Bản trợ cấp doanh nghiệp cùng rút khỏi Trung Quốc trở thành chủ đề nóng, đã dấy lên các cuộc thảo luận về nguy cơ dịch chuyển chuỗi sản xuất của Trung Quốc. Nhưng hiện nay xem ra Mỹ vẫn là tiếng sấm to nhưng mưa nhỏ, không được liệt kê vào dự toán tài chính được Quốc hội phê chuẩn, có khả năng sẽ không giải quyết được gì. Ấn Độ trực tiếp cấm hơn 70 ứng dụng (application) của Trung Quốc, về cơ bản là Ấn Độ không nhiều lời mà trực tiếp làm luôn. Ngược lại, Mỹ vẫn luôn nói muốn chế tài TikTok, hiện giờ vẫn chưa có bất cứ hành động gì. Có thể là trình tự quyết sách của Mỹ tương đối chậm hơn một chút, vậy chúng ta tạm thời đợi xem thế nào. Tuy nhiên, lần hành động này của Nhật Bản thực sự vô cùng mạnh mẽ, nói làm liền làm luôn. Giống như trước đây khi Mỹ rút khỏi hiệp định TPP, còn Nhật Bản thì vẫn chần chừ. 

Chúng ta hãy nhìn tình huống 87 doanh nghiệp Nhật Bản rút khỏi Trung Quốc này. Tờ Tin tức Kinh tế Nhật Bản (Nihon Keizai Shimbun) đưa tin hôm 18/7 cho biết, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản hôm 17 đã công bố danh sách 87 doanh nghiệp sẽ được trợ cấp lớn do “rút khỏi Trung Quốc” chuyển đến Đông Nam Á hoặc về Nhật Bản. 

Đầu năm nay, khi Chính phủ Nhật Bản thông qua khoản dự toán bổ sung này, đã nói rõ ràng về mục đích của hành động này, chủ yếu chính là giảm thiểu mức độ quá phụ thuộc của Nhật Bản đối với chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Chủ yếu biểu hiện ở hai phương diện: 

Thứ nhất là tranh chấp thương mại Mỹ – Trung, và xung đột các phương diện khác đang trầm trọng hơn, làm gia tăng rủi ro chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật Bản bị gián đoạn ngoài ý muốn, Nhật Bản cần tiếp tục duy trì bản địa hóa sản xuất linh phụ kiện quan trọng. Biện pháp này được coi là phòng ngừa chu đáo, dù sao nếu chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp tục, sẽ có một ngày Mỹ sẽ áp thuế quan đối với các sản phẩm nhập vào Mỹ chiểu theo nơi sản xuất. Ví dụ, nếu hàng hóa của Nhật Bản xuất khẩu vào Mỹ bao gồm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm là linh kiện sản xuất tại Trung Quốc, thì Mỹ có thể sẽ áp thuế quan xuất khẩu đối với hàng hóa của Nhật Bản. Vậy thì, Nhật Bản muốn an toàn cho hàng hóa mà mình sản xuất ra, đương nhiên cần đem dây chuyền sản xuất những linh kiện hoặc dây chuyền sản xuất sản phẩm chuyển khỏi Trung Quốc. 

Biểu hiện thứ hai đối với việc phụ thuộc vào chuỗi sản xuất Trung Quốc chính là trong thời kỳ đầu bùng phát dịch viêm phổi Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán, COVID-19), Nhật Bản gặp phải thách thức nghiêm trọng trong phương diện mua khẩu trang, thiết bị phòng hộ y tế. Khi đó đại bộ phận sản xuất vật tư y tế khẩn cấp này đều đến từ Trung Quốc, nhưng Trung Quốc đối mặt với nhu cầu tăng đột biến của toàn cầu, không cách nào đáp ứng được Nhật Bản hoặc nói Trung Quốc lợi dụng khẩu trang làm thủ đoạn ngoại giao, để tiến hành kìm kẹp và gây áp lực đối với các nước, điều này cũng khiến cho Nhật Bản cảnh giác được rằng đặt bộ phận quan trọng trong chuỗi sản xuất tại quốc gia như Trung Quốc là một sự nguy hiểm. Đây mới là nguyên nhân chủ yếu khiến Nhật Bản quyết tâm để doanh nghiệp nước mình rút khỏi Trung Quốc. 

Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã nói rất chính xác tại Hội nghị đầu tư tương lai diễn ra vào ngày 5/3/2020, ông nói, “Trong sự lo lắng chuỗi cung ứng Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản giảm thiểu và toàn bộ chuỗi sản xuất bị ảnh hưởng, Nhật Bản cần phải cân nhắc đem cơ sở sản xuất những sản phẩm có độ phụ thuộc tương đối cao vào một quốc gia và sản phẩm có giá trị gia tăng cao, trở về Nhật Bản. Nếu không làm được điểm này, thì cố gắng hết sức không phụ thuộc vào một quốc gia, dịch chuyển sang quốc gia Đông Nam Á, thực hiện đa dạng hóa cơ sở sản xuất.”

Trong danh sách 87 công ty Nhật Bản rút khỏi Trung Quốc được Chính phủ Nhật công bố, tổng cộng nhận được 70 tỷ Yên Nhật (khoảng 653 triệu USD) tiền trợ cấp. Doanh nghiệp phù hợp với điều kiện nhận trợ cấp, sản phẩm của họ bao gồm các thành phần linh kiện hàng không, thành phần linh kiện ô tô, phân hóa học, thuốc, chế phẩm giấy, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản nổi tiếng như Sharp, còn có doanh nghiệp tương đối có tên tuổi trong lĩnh vực của họ nhưng chúng ta không liệt kê ra được. Hiện tại nhìn lại, thì ra Nhật Bản lại có nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc đến thế, và các ngành nghề liên quan lại rất rộng. Trong đó có 57 hạng mục rời khỏi Trung Quốc về Nhật Bản. Ví dụ nhà sản xuất hàng đầu về sản phẩm đồ gia dụng OYAMA hiện tại sản xuất khẩu trang tại nhà máy ở Đại Liên và Tô Châu (Trung Quốc), vải không dệt và các nguyên liệu chủ yếu khác đều mua của công ty Trung Quốc; với sự trợ giúp của các khoản trợ cấp, công ty sẽ bắt đầu sản xuất khẩu trang tại một nhà máy ở tỉnh Miyagi thuộc miền bắc Nhật Bản và tất cả các nguyên liệu sẽ được chuẩn bị tại địa phương, độc lập với chuỗi cung ứng ở nước ngoài. Ngoài ra, một nhà sản xuất sản phẩm y tế khác là Salaya cũng có đủ điều kiện nhận trợ cấp, sản phẩm của công ty này bao gồm thuốc khử trùng có cồn. Đây là công ty vật dụng y tế điển hình rút lui khỏi Trung Quốc. Hơn 30 công ty khác sẽ chuyển dây chuyền sản xuất đến các nước ở Đông Nam Á, bao gồm công ty Hoya, nhà sản xuất các thành phần linh kiện ổ đĩa cứng sẽ chuyển đến Việt Nam và Lào. Sumitomo Rubber Industries sẽ sản xuất găng tay cao su tại Malaysia, còn Shin-Etsu Chemical sẽ chuyển dây chuyền sản xuất nam châm đất hiếm đến Việt Nam. 

2.

Chúng ta biết rằng, Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sớm nhất, cùng khoảng thời gian với nguồn vốn và doanh nghiệp Hồng Kông đầu tư vào Trung Quốc, sớm hơn vài năm so với doanh nghiệp Âu Mỹ đầu tư vào Trung Quốc. Ví dụ, quảng cáo về Toyota tại Trung Quốc “Nơi nào có đường, nơi đó có Toyota”, có thể nói là nhà nhà biết đến. Giống như Sanyo, Panasonic, Sony, Toshiba, Sharp, Honda, đây đều là những thương hiệu mà hầu như ai ai ở Trung Quốc cũng biết đến. 

Khoảng 10 năm trước, trong số tất cả các doanh nghiệp sản xuất đầu tư của nước ngoài tại Trung Quốc, quy mô đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản trong thời gian dài đứng vị trí đầu. Về sau, do quan hệ Nhật – Trung tương đối xấu đi vì vấn đề Đảo Điếu Ngư, mỏ khí đốt trên biển, sách giáo khoa và Đền Yasukuni, sau khi Trung Quốc bùng phát phong trào “đập phá cướp đốt” tẩy chay hàng hóa Nhật Bản, doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu rút khỏi Trung Quốc một cách có trật tự; có doanh nghiệp kiên quyết đem khoản đầu tư khổng lồ năm xưa biến thành quyền cổ đông để tặng cho đối tác hợp tác Trung Quốc với giao dịch tượng trưng 1 nhân dân tệ. Năm kia, doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức đoàn thể rút khỏi Trung Quốc, bởi vì vấn đề đổi ngoại hối bị Trung Quốc cố ý ngăn chặn, hạn chế doanh nghiệp Nhật Bản rời đi. Về sau Thương hội Nhật Bản đã đặc biệt tổ chức một đoàn đến Trung Quốc yêu cầu Chính phủ Trung Quốc để cho đi. Hơn nữa rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản khi rời khỏi Tô Châu, ngay cả thiết bị máy móc cũng không cần nữa. Trong tất cả các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Nhật Bản là những doanh nghiệp rút khỏi Trung Quốc tương đối sớm, về cơ bản cùng với thời gian ông Lý Gia Thành rút khỏi Trung Quốc. 

Khoảng thời gian trước, Sony gặp phải sự kiện ‘tiếu phấn hồng’ ‘yêu nước’ tố cáo, nên công ty này đã tuyên bố đóng cửa tất cả trang web và cửa hàng bán lẻ PlayStation tại Trung Quốc, đồng thời nói rằng không đảm bảo về sau sẽ kinh doanh tại Trung Quốc. Đây chính là một ví dụ vô cùng điển hình cho môi trường kinh tế xấu đi tại Trung Quốc, và là ví dụ cho thấy quan hệ kinh tế thương mại Trung – Nhật đang trượt dốc.

Cân nhắc đến thị trường Trung Quốc khổng lồ, cộng thêm việc doanh nghiệp Nhật Bản đã bén rễ lâu lại thị trường Trung Quốc, dự đoán doanh nghiệp rút lui chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tại Trung Quốc. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ yếu cung ứng cho thị trường Trung Quốc vẫn sẽ duy trì sản xuất tại đây, sẽ không dễ rút lui. Đương nhiên, đây là bộ phận nhỏ trong các doanh nghiệp Nhật Bản, dù sao rất nhiều doanh nghiệp trong lãnh thổ Trung Quốc có năng lực thay thế tương đối mạnh, cộng thêm việc chính quyền khuyến khích kinh tế “nội tuần hoàn”, nên các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ hận sao doanh nghiệp Nhật Bản không chạy hết đi. Họ sẽ giống như SamSung bị chèn ép phải rút khỏi, cuối cùng chèn ép tất cả các doanh nghiệp Nhật Bản rút khỏi, xu thế này sẽ không thay đổi. 

3.

Trong mấy ngày này, xuất hiện một thông tin rất hay. Ngày 19/7, 24 người Trung Quốc vượt biên sang Việt Nam bị cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam bắt giữ. Truyền thông Việt Nam đưa tin nói rằng, những người này vốn là người Sùng Tả tỉnh Quảng Tây, làm việc tại nhà máy ở thành phố Nam Ninh, họ chuẩn bị đi đến một doanh nghiệp vốn đầu tư của Nhật Bản có tên là Sharp để làm việc. Hiện tại, 24 người này bị công an Việt Nam phạt mỗi người 3.000 nhân dân Tệ, và bị trục xuất khỏi Việt Nam. 

Giống như nhiều cư dân mạng đang bàn luận sôi nổi, trước đây đều là người Việt Nam vượt biên vào trung Quốc làm việc, người Trung Quốc mua phụ nữ Việt Nam với giá rẻ về làm vợ; nhưng hiện tại phong thủy đã thay đổi, người Trung Quốc lại đi sang Việt Nam làm việc, hơn nữa lại là phương thức vượt biên. Còn doanh nghiệp mà người Trung Quốc muốn đến Việt Nam làm việc, lại là công ty Sharp nằm trong danh sách công ty vừa mới rút khỏi Trung Quốc, điều này vô cùng buồn cười, có thể nhìn ra quốc vận hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã bắt đầu chuyển biến ngược.

Những doanh nghiệp nước ngoài như Mỹ, Hàn, Nhật, Đài Loan rút khỏi Trung Quốc trong những năm qua, rất nhiều đều đến Việt Nam, đến các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Theo trang tin CNBC tại Indonesia đưa tin ngày 20/7, Tổng thống Indonesia Joko Widodo gần đây rất vui mừng, ông nói, tuần này đã có 7 doanh nghiệp nước ngoài chuyển từ Trung Quốc đến Indonesia, tổng kim ngạch đầu tư lên đến 850 triệu USD, sẽ tạo ra 30.000 việc làm. 

Mấy ngày trước, công ty gia công hàng đầu Đài Loan Foxconn đã lặng lẽ chuyển trọng tâm sản xuất khỏi Trung Quốc, đang có kế hoạch  đầu tư 1 tỷ USD để mở rộng nhà máy của họ tại miền nam Ấn Độ, đồng thời lắp ráp điện thoại của Apple ở đó. Thông tin này cũng gây chấn động trên quốc tế, nó trở thành tín hiệu quan trọng trong việc rút vốn đầu tư và chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc. 

Samsung thì càng không phải nói nữa, về cơ bản đã quá quen thuộc tại Việt Nam. Từ năm 2012, Samsung đã đầu tư hàng chục tỷ USD xây dựng nhà máy, sau đó Việt Nam dần dần thay thế Trung Quốc, trở thành cơ sở sản xuất lớn nhất của Samsung. Hiện tại, một nửa số lượng điện thoại mà Samsung bán ra trên thế giới về cơ bản đều là sản xuất tại Việt Nam. Giá trị sản lượng của Samsung đã chiếm 20% GDP của Việt Nam. Xuất khẩu của Samsung lên đến hàng hàng chục tỷ USD, chiếm ⅓ tổng lượng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trung Quốc từng được Samsung yêu mến nhất! Về sau, Trung Quốc bắt đầu phản đối THAAD (Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao) và kích động chủ nghĩa dân tộc bài xích Hàn Quốc, khiến cho các tập đoàn lớn của Hàn Quốc trên thế giới như Samsung, Hyundai, Daewoo, Hynix, Lotte cùng nhau rút khỏi Trung Quốc, đem quả trứng trị giá hàng chục tỷ  USD và có thể giải quyết vô số việc làm dâng cho Việt Nam. 

Ngoài Hàn Quốc, nguồn vốn từ Âu, Mỹ, Nhật, Đài Loan rút khỏi Trung Quốc đến Việt Nam cũng rất nhiều. Không chỉ có vậy, rất nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc, cũng vì ảnh hưởng của chi phí sản xuất và chiến tranh thuế quan, nên đã bắt đầu rút khỏi Trung Quốc. Ví dụ, năm 2007, Tập đoàn Midea Trung Quốc xây dựng nhà máy tại Việt Nam; một trong những khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam – Khu công nghiệp Phước Đông (tỉnh Tây Ninh), có rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc. 

Đầu tư nước ngoài chạy hết, là thời điểm tốt cho kinh tế nội tuần hoàn của Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài rút lui và ý tưởng cao tầng Trung Quốc đang có kế hoạch khởi động kinh tế Trung Quốc nội tuần hoàn cùng hệ thống thanh toán tách khỏi đồng Đô la Mỹ cũng là tình cờ trùng hợp. Ngày 18/6/2020, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc có phát biểu chính thức tại Diễn đàn Lục Gia Chủy rằng: “Một cục diện mới lấy tuần hoàn trong nước làm chủ và tuần hoàn quốc nội quốc ngoại song song, cùng nhau thúc đẩy phát triển đang được hình thành.”

Nội dung của nội tuần hoàn này trước đây đã từng nhắc đến, đại khái là đối với tài nguyên chiến lược như lương thực, năng lượng và sản phẩm cần thiết cho đời sống người dân, sẽ thực thi kinh tế kế hoạch thời chiến, lập tức kiểm tra đối chiếu bổ sung dự trữ lương thực chiến lược, đảm bảo người dân toàn Trung Quốc không phải lo lắng về khẩu phần lương thực; trù tính bố trí sản xuất lương thực chính, cho đến tổng lượng sản xuất thịt, trứng, gia cầm, cá, sữa, rau củ quả, khai hoang trồng trọt; có chuyên gia thậm chí nhắc đến trồng rau củ quả trên ban công. Bố trí dự trữ trước nguyên liệu khoáng sản, năng lượng, sản phẩm nông sản ở nước ngoài, và duy trì cung ứng; thực hiện quản lý và phân phối thống nhất thời chiến quốc gia đối với nước, điện, ga, thông tin, nhiên liệu, giao thông.

Dưới sự đả kích việc tách rời của Mỹ, lượng lớn đầu tư nước ngoài sau khi rút khỏi Trung Quốc, Trung Quốc sẽ mất đi lượng lớn thặng dư thương mại, dự trữ ngoại hối nước ngoài hiện có sẽ tiêu sạch, lương thực và năng lượng là sản phẩm thiết yếu, sau khi dự trữ nước ngoài tiêu sạch thì chỉ có thực hành kế hoạch quản lý cưỡng chế, có thể nói không có biện pháp khác. Đây là ĐCSTQ tự tạo nghiệp chướng, không thể trách người khác. 

4.

Lấy đơn nhất quốc gia và khu vực mà nói, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc, đứng sau Mỹ; Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, đứng trước Mỹ. Trung Quốc có thặng dư thương mại dài hạn với Nhật Bản, và lượng thặng dư thương mại đứng thứ ba sau Mỹ và Ấn Độ. Dù là từ chính trị, ngoại giao, thương mại hay là ảnh hưởng địa chính trị, không nói đến các cộng đồng khu vực như EU, ASEAN, mà chỉ nói đơn nhất quốc gia và khu vực, tính quan trọng trong quan hệ Trung – Nhật không nghi ngờ gì, chỉ đứng thứ hai sau quan hệ Trung – Mỹ. Trong lúc quan hệ Trung – Mỹ đang xấu đi nhanh chóng, Biển Đông, biên giới Trung – Ấn cho đến vấn đề Hồng Kông và phương Tây gươm súng đã sẵn sàng, thì xử lý tốt quan hệ Trung – Nhật có lẽ là việc vô cùng quan trọng của Trung Quốc. 

Đáng tiếc, quan hệ Trung – Nhật không những xấu đi cùng với sự giảm nhiệt của quan hệ thương mại, Chính phủ Thủ tướng Abe Shinzo đã từ bỏ thái độ không phê bình ĐCSTQ trong vài năm qua, bắt đầu lựa chọn kiên quyết đứng về phía Mỹ. Trước đây tôi từng nói Nhật Bản có một vài hành động quan trọng, ý nghĩa phi thường.

Nhật Bản gần đây cũng biểu đạt thái độ cứng rắn trong vấn đề Biển Đông, ủng hộ tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về yêu sách của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, phản đối Trung Quốc bành trướng tại Biển Đông, khiến cho tình hình khu vực căng thẳng. Nhật Bản là quốc gia thứ hai sau Anh Quốc đứng ra ủng hộ Mỹ, điều này có nghĩa là Nhật Bản thực ra đã đứng về phía Mỹ. Hơn nữa trong những năm này, sự tăng trưởng nhanh chóng sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng khiến cho Nhật Bản cảm thấy mối đe dọa. Nhật Bản dưới sự ủng hộ của Mỹ cũng đang tích cực khuếch trương lực lượng quân sự, Mỹ cũng mặc nhận Nhật Bản thoát khỏi hạn chế của hiến pháp hòa bình. 

Tuần trước, Mỹ quyết định bán 105 chiến đấu cơ F-35 cho Nhật Bản, số lượng chiến đấu cơ F-35 mà Nhật Bản sở hữu lên đến 147 chiếc, chỉ đứng sau Mỹ. Nếu những chiến cơ này được bàn giao, Nhật Bản sẽ nắm chắc quyền kiểm soát trên biển Hoa Đông, không quân Trung Quốc sẽ trở thành đồ trang trí. Còn hiện tại, đội tự vệ trên biển của Nhật Bản đang tiến hành cải tạo cuối cùng đối với tàu sân bay trực thăng Izumo, chính là để cho máy bay F-35 có thể hạ cánh và cất cánh trên tàu này. Nếu cải tạo hoàn thành, Nhật Bản sẽ tăng thêm 7 hạm mẫu. Tàu Liêu Ninh và tàu Sơn Đông của Trung Quốc trở thành tấm bia. Cho nên dù Nhật Bản mua 105 chiếc máy bay F-35 hay là cải tạo mẫu hạm, có thể nói đều là nhắm vào Trung Quốc. Đối mặt với sự đe dọa của Trung Quốc, Nhật Bản cần tự vũ trang, nâng cao năng lực phòng vệ của bản thân, bảo vệ an ninh quốc gia. Hơn nữa, Mỹ cũng cần Nhật Bản thoát khỏi hạn chế của hiến pháp hòa bình, tái vũ trang để đối kháng với ĐCSTQ, giảm nhẹ áp lực toàn cầu của nước Mỹ. Nhật Bản chọn phe đứng trong vấn đề Biển Đông, đương nhiên Trung Quốc nhìn thấy rõ, đây cũng là một bối cảnh quan trọng để Nhật Bản từ chối kế hoạch thăm Nhật của ông Tập Cận Bình. 

Ngoài ra, còn một chuyện vô cùng ý nghĩa nữa, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ sắp tổ chức diễn tập quân sự chung. Ngày 10/7, Bloomberg News đưa tin, Ấn Độ có kế hoạch mời Úc tham gia diễn tập quân sự “Malabar” trên biển trong năm nay. Nếu kế hoạch được thực thi, thì lần diễn tập quân sự này sẽ là lần đầu tiên tập trung 4 nước, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản, Úc. Bởi vì trước đó, kinh tế Úc phụ thuộc ở mức độ cao vào Trung Quốc, cho nên Úc cũng có phần kiêng dè trong việc tham gia diễn tập chung. Từ năm 2015, ba nước Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản đều tham gia diễn tập chung hàng năm, nhưng Úc vẫn chưa từng tham gia. Năm nay, Úc tỏ ra cứng rắn một cách lạ thường đối với Trung Quốc trong vấn đề Hồng Kông và điều tra nguồn gốc virus Trung Cộng (virus corona mới), Trung Quốc thậm chí còn lấy việc ngừng nhập khẩu thịt bò, lúa mạch của Úc để đe dọa, khiến cho mối quan hệ song phương trở lên xấu đi. Cho nên, Úc sẽ không kiêng kỵ chọc giận Trung Quốc khi tập trận chung. Hơn nữa, năm nay Úc và Ấn Độ đã ký kết thỏa thuận trở thành đối tác chiến lược toàn diện, hai nước cho phép tàu chiến của đối phương được phép đi vào cảng quân sự để tiếp viện và nghỉ ngơi; Úc và Ấn Độ cũng xây dựng cơ chế đối thoại “2+2” cấp Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng, có thể nói về cơ bản là 2 nước tuyên bố kết đồng minh, bởi vì đều có nhu cầu đối kháng với sự bành trướng của ĐCSTQ. Đặc biệt là xung đột quân sự khu vực biên giới lần này, Ấn Độ đã bị “lang nha bổng” (gậy răng sói) của ĐCSTQ đánh cho thức tỉnh, từ các phương diện như chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế thương mại, đều có sự chống lại ĐCSTQ toàn diện, có thể nói là rối mắt, thậm chí có thể nói là cấp bậc sách giáo khoa, có thể trở thành hình mẫu sau này cho nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản và Úc. v.v.

Chúng ta nhìn lại vị trí của 4 quốc gia này sẽ thấy rất thú vị. Nhật Bản là Châu Á Thái Bình Dương, điểm hỗ trợ ở Tây Thái Bình Dương; Úc là điểm hỗ trợ từ Nam Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương, còn Ấn Độ lại là điểm hỗ trợ của Ấn Độ Dương, là 3 nước có thực lực mạnh nhất xung quanh Trung Quốc. Cùng với vị trí địa lý liên kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa 3 quốc gia, Nhật – Ấn, Úc – Ấn, Nhật – Úc, 3 cặp quan hệ phòng ngự song phương này sẽ tiếp tục sâu thêm, quan hệ phòng ngự 3 bên Nhật – Ấn – Úc cũng sẽ tiếp tục tăng cường, từ đó biến cái gọi là chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ từ 3 điểm hỗ trợ hình thành một đường vòng cung hoàn mỹ từ Đông Nam Thái Bình Dương – Nam Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương. Cuối cùng dung hợp một cách hoàn mỹ với Chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Từ Biển Hoa Nam đến Biển Đông, ĐCSTQ sẽ rơi vào thế bao vây bởi 4 cường quốc.

Thù trong giặc ngoài, bị cô lập và cắt đứt sẽ là trạng thái trường kỳ sau này của ĐCSTQ, nghèo đói cũng sẽ là vấn đề người Trung Quốc về sau phải đối mặt trong thời gian dài. Đã chọn đối địch với thế giới văn minh, thì phải làm tốt chuẩn bị tách biệt với toàn thế giới; đã lựa chọn kinh tế “nội tuần hoàn”, thì chính là đã lựa chọn cắt đứt với những ngày tháng ‘no cơm’ trong 20 năm qua. Bản thân lựa chọn con đường để đi, rơi nước mắt cũng phải đi tiếp – mọi người làm tốt tâm lý chuẩn bị là được!

Mắt Lạnh Tài Chính
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả)

Xem thêm: