Theo NBC News, trước khi đáp chuyến bay từ Rome đến Ba Lan vào ngày 28/7, Đức Giáo hoàng Pope Francis đã phát biểu trước phóng viên về tình trạng bạo lực gần đây ở châu Âu rằng: “Chúng ta không sợ phải nói lên sự thật, thế giới đang ở trong chiến tranh bởi vì nó đã mất đi hòa bình. Đây là chiến tranh. Thế giới đã ở trong chiến tranh rồi”. 

Ảnh chí có tính chất minh họa (Ảnh: Flickr)
Ảnh chí có tính chất minh họa (Ảnh: Flickr)

Giáo hoàng nhấn mạnh: “Tôi nói chiến tranh, không phải chiến tranh tôn giáo, mà là tranh đoạt lợi ích, tiền tài, tài nguyên”.

Thật sự những gì Giáo hoàng phát biểu cũng không phải là chuyện giật gân. Cho dù là ở một góc xa xôi tại Hồng Kông cũng thật sự cảm nhận được bầu không khí chiến tranh. Nói đơn giản chỉ một sự kiện mâu thuẫn lợi ích tại biển Đông đã khiến người ta ngửi thấy mùi thuốc súng. Trên thực tế, từ năm 2014 đã có những dự đoán rằng, năm 2016 và 2017 là hai năm toàn cầu sẽ phát sinh nhiều biến hóa, rối loạn, xuất hiện những sự việc khiến người ta không thể ngờ đến.

Trước mắt, chính quyền Trung Quốc đang chạy đua vũ trang và tăng cường lực lượng quân sự để chuẩn bị cho chiến tranh. Hiện nay, Trung Quốc được xem là cường quốc thứ hai trên thế giới về kinh tế, nhưng về quân sự thì đứng thứ ba. Theo tình hình hiện tại thì Mỹ-Trung đang đối kháng, Trung Quốc với ý đồ thâu tóm, còn Mỹ thì đang điều chỉnh lại chiến lược tại châu Á.

Trong lịch sử loài người, để nhảy từ vị trí thứ hai lên hàng đầu, vĩnh viễn là phải qua quá trình tràn ngập máu tanh. Trong quá khứ chưa từng có tiền lệ trong hòa bình mà thay đổi vị trí. Vào thế kỷ 19, năng lực sản xuất công nghiệp và khả năng kinh tế của Mỹ đã vượt qua nước Anh và chiếm giữ vị trí đứng đầu, tuy nhiên cho đến trước thế chiến thứ Hai, về quân sự Mỹ chỉ đứng thứ 10 trên thế giới, thua kém so với Nhật và Ý. Mỹ vốn đề cao chủ nghĩa độc tôn, không qua lại với các đại lục cũ, nhất là không muốn hợp tác kinh tế và chính trị với châu Âu. Nhưng chiến tranh thế giới lần thứ Hai nổ ra, Mỹ ngả về phía Anh và bị cuốn vào cuộc chiến.

Sau khi thế chiến thứ Hai kết thúc là thời gian dài chiến tranh lạnh, hình thành nên 70 năm hòa bình cho nhân loại. Ngày nay, liệu mọi thứ có kết thúc hòa bình không?

Nhà báo Philip Stephens của tờ Financial Times nước Anh có bài viết “Mất trật tự toàn cầu” phân tích, gần đây trên thế giới đã xảy ra một loạt vụ tấn công khủng bố và tranh chấp quốc tế. Nhìn bề ngoài thì không thấy có sự liên hệ, nhưng nếu quan sát kỹ, có thể phát hiện mô hình làm cho người ta phải bất an: chủ nghĩa dân tộc ngày càng dâng cao, sự coi thường trật tự chính trị hiện tại và sự phá vỡ các nguyên tắc quốc tế. Chính phủ các nước đã mất đi năng lực khống chế, mất đi sự tín nhiệm của nhân dân, tình hình hiếu chiến trong trước lan sang sân khấu quốc tế.

Theo đó mà suy luận thì châu Á khó có thể phồn vinh trật tự vì chính quyền Trung Quốc từng tuyên bố trật tự là do cường quốc chế định cho nên cần thiết lập lại trật tự thế giới. Mấy ngàn năm lịch sử chiến tranh của nhân loại đều đại khái là do nguyên nhân này: Kẻ yếu trở thành kẻ mạnh và muốn thiết lập lại trật tự mới để được lợi hơn cho bản thân, từ đó sẽ đánh nhau cùng với “người anh cả”.

Kỳ thật, thế giới đang ở trong tình trạng hết sức nguy hiểm. Thực lực của Mỹ đã suy giảm, sự cân bằng của thế giới cũng sẽ theo đó mà biến đổi. Còn Trung Quốc hiện tại vẫn đi theo con đường dùng đấu tranh để dựng nghiệp, tựa hồ không có nhiều kiên nhẫn chờ đợi cơ hội thích hợp để vươn lên mà phải tiến hành khiêu khích “người anh cả” Hoa Kỳ.

Giáo hoàng Pope Francis cho rằng thế giới đã tiến nhập vào chiến tranh, hàm nghĩa chiến tranh này khác với chiến tranh truyền thống, sự bất đồng về lợi ích khiến các giá trị quan của thế giới bị hỗn loạn từ đó khởi phát xung đột bạo lực thường xuyên. Hiện tại mà nói, vùng Viễn Đông tương đối yên tĩnh, rất giống với Tây Âu trước thế chiến thứ Hai. Chúng ta còn lại bao nhiêu thời gian hòa bình nữa? Đạo đức con người ngày càng trượt dốc khiến thế giới lâm vào hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm và nhân loại đang đối diện với sự chuyển biến cực đại.

Theo blog Zang Shan

Xem thêm: