Gần đến kỷ niệm 28 năm sự kiện ngày 4/6 thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn, truyền thông Hồng Kông có bài viết liên quan đến việc bố trí nhân sự cho các quan chức trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bài viết cho rằng những quan chức “sinh sau năm 1970” chính là thế hệ sinh viên vào thời đó, và do ĐCSTQ có sự nhạy cảm về vấn đề này nên họ đối mặt với tình huống rất khó khăn.

Cuộc thảm sát tại Quảng trường Thiên An môn 1989.
Cuộc thảm sát tại Quảng trường Thiên An môn 1989.

Ngày 17/5, tờ Minh Báo ở Hồng Kông đăng tải một bài bình luận cho rằng trong giới quan trường của ĐCSTQ, các quan chức cấp phó chủ tịch tỉnh sinh vào những năm 1970 vẫn rất ít ỏi. Chẳng hạn như trong 300 ủy viên và ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa 18 năm 2012, chỉ có 1 người “sinh sau năm 70”. Đó chính là Lưu Kiếm, một ủy viên dự khuyết Trung Ương. Lưu Kiếm lúc đó là Bí thư thành phố Altay tỉnh Tân Cương thuộc cán bộ cấp cục.

Tháng Hai năm nay, Lưu Kiếm bị miễn trừ khỏi đảng ủy thành phố Hami thuộc tỉnh Tân Cương, và vào tháng Năm mới được chính thức công bố điều chuyển công tác sang làm Thư ký tổ Đảng, Phó Phòng Dân sự Tân Cương. Căn cứ theo chức vụ hiện nay của Lưu Kiếm, muốn duy trì vị trí ủy viên dự khuyết tại Ban Chấp hành Trung Ương khóa 19 thì đã hết hy vọng.

Bài viết còn đưa ra ví dụ, đến tận năm 2013, toàn quốc mới xuất hiện quan chức thứ trưởng “sinh sau năm 70” đầu tiên, là Phó Thị trưởng thành phố Thượng Hải Thời Quang Huy. Và năm nay tại Đại hội Đảng Thượng Hải, khi người ta vốn lạc quan rằng ông Thời Quang Huy sẽ gia nhập vào hàng ngũ thường ủy viên, thì cuối cùng bị ‘đen đủi’ và vẫn dậm chân tại chỗ.

Bài viết thống kê, những năm gần đây cán bộ thứ trưởng “sau 70” hầu như một năm chỉ tăng thêm một người, cho đến hiện nay quan chức thứ trưởng “sau 70” trên toàn quốc cũng mới chỉ có vỏn vẹn 4 người.

Trừ ông Thời Quang Huy, năm 2015 còn có nguyên Bí thư Châu Lượng (sinh năm 1970) thăng chức làm Trưởng ban Tổ chức Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, năm ngoái ông Lưu Tiệp trúng tuyển Thường ủy viên tỉnh ủy Giang Tây (sinh tháng 1/1970) và ông Gia Cát Vũ Kiệt trúng cử Thường ủy viên Thành ủy thành phố Thượng Hải (sinh tháng 5/1971).

Bài viết còn cho rằng, khi cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và ông Tập Cận Bình giữ chức cấp phó đều là khoảng 40 tuổi, còn ông Lý Khắc Cường khi 38 tuổi đã là Thư ký thứ nhất của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản. Các quan chức “sinh sau năm 60” như ông Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Tài  thăng lên chức thứ trưởng là vào độ tuổi 38 và 39, khi ông Lục Hạo làm Phó Thị trưởng Bắc Kinh thậm chí chưa đến 36 tuổi.

Bài viết kết luận, các quan chức “sinh sau năm 70” bây giờ đã tầm 46 hoặc 47 tuổi, hiện tượng tốc độ thăng chức đã chậm lại trên diện rộng. Có lẽ ĐCSTQ cũng e rằng những quan chức “sinh sau năm 70” này không phải là không có chút liên quan nào đến thế hệ sinh viên năm 1989.

Ngày 4/6/1989, cuộc vận động dân chủ của sinh viên Trung Quốc đã diễn ra, cuối cùng ĐCSTQ điều quân đội đến kết thúc bằng cách thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn. Ngoại trừ một số sinh viên bỏ trốn ra ngoại quốc, rất nhiều sinh viên còn lại trong nước đều chịu các loại hình thức trừng phạt.

Hoàng Quân

Xem thêm: