Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc, cử hành vào ngày 18/10 tới, sẽ đưa ra danh sách Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa mới. Truyền thông ngoài Trung Quốc vẫn tiếp tục chú ý đến cuộc đấu đá tranh giành quyền lực được xem là cao trào nhất trong lần “tuyển cử” quan trọng này. Tổng hợp thông tin từ các kênh truyền thông, có thể thấy hiện nay tình hình có 4 điểm đáng chú ý nhất như sau:

1. Quy tắc ngầm “7 lên 8 xuống” liệu có bị phá vỡ?

Ngày 9/9, trang DuoWei News có bài phân tích nói, ông Vương Kỳ Sơn 69 tuổi, được gọi là “tổng chỉ huy” chống tham nhũng, tại Đại hội 19 có thể phá vỡ quy tắc ngầm “7 lên 8 xuống” để tiếp tục ở lại Ban Thường vụ Bộ Chính trị thêm một nhiệm kỳ nữa hay không, đây là một điểm đáng chú ý.

Bài phân tích cho rằng, ông Vương Kỳ Sơn lưu nhiệm hay về hưu thì đều không khiến dư luận bất ngờ. Tuy nhiên khả năng lớn là ông vẫn ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa. Bởi vì tầm quan trọng của ông trong chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc đã quá rõ, ông Tập Cận Bình cũng sẽ không để cuộc chiến chống tham nhũng bị bỏ dở giữa chừng. Nếu ông Vương ở lại, có khả năng sẽ quản lý Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương hoặc đến “cầm lái” Ủy ban Kiểm tra Giám sát sẽ được thành lập vào tháng 3/2018 bởi Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, cũng có thể sẽ sang Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân.

Gần đây ông ông Vương Kỳ Sơn xuất hiện liên tiếp 3 lần trên chương trình thời sự của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, điều này được coi là ông Tập Cận Bình giúp ông Vương Kỳ Sơn bác bỏ tin đồn bị vạch trần ở nước ngoài, và cũng là tín hiệu cho thấy ông Vương sẽ tiếp tục lưu nhiệm.

Tuy nhiên, có mặt tại Đại hội Tuyên dương hệ thống giám sát kiểm tra kỷ luật toàn quốc hôm 8/9, ông Vương Kỳ Sơn có nhắc đến “thế hệ nào thì đều có sứ mệnh của thế hệ đó”, điều này lại làm dấy lên đồn đoán ông Vương ám chỉ mình sẽ về hưu.

2. “Tư tưởng Tập Cận Bình” có được xuất hiện hay không?

Hãng thông tấn Đài Loan dẫn lời Tổng thư ký Trung tâm Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương (Hồng Kông) Lý Phong cho biết, Đại hội 19 được dự đoán sẽ xác định “Tư tưởng Tập Cận Bình” hoặc “Tư tưởng quan trọng của Tập Cận Bình”.

Tuy nhiên, ngày 31/8, Tân Hoa Xã đã phát đi thông báo về thời gian diễn ra Đại hội 19, khi nhắc đến tư tưởng chỉ đạo hội nghị, lại không nói rõ về “Tư tưởng Tập Cận Bình”. Điều này cũng lại làm dấy lên đồn đoán ông Tập đang gặp trở ngại trong nội bộ Đảng.

Phân tích của trang DuoWei News cho biết, dường như “Tư tưởng Tập Cận Bình” đã hình thành, nhưng vẫn chưa đến lúc để đưa ra.

3. Phó chủ tịch quân ủy “2 biến 4”

Gần đây có tin Ủy viên Quân ủy Trung ương Phòng Phong Huy và Trương Dương “ngã ngựa”. Vào đầu tháng Chín, hai người này đã không nằm trong trong danh sách đại biểu đại diện hệ thống quân đội tham dự Đại hội 19 được công bố, dường như đã chứng thực cách nói của dư luận rằng Đại hội 19 “tiên quân hậu Đảng”. Hai người này “ngã ngựa”, kéo theo sự biến động trong tổ chức Quân ủy Trung Quốc.

Ngày 10/9, trang tin Hồng Kông 01 dẫn phân tích nói, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương “2 biến 4”, sẽ là điểm đáng chú ý tại Đại hội 19.

Theo tờ Nhật báo Tinh Đảo đưa tin trước đó, Quân ủy Trung ương tại Đại hội 19 có thể từ 2 Phó chủ tịch tăng lên 4 Phó chủ tịch, ngoài Hứa Kỳ Lượng tiếp tục giữ nguyên chức vụ, còn có Tổng cục Phát triển Trang bị Trương Hựu Hiệp, Tư lệnh Quân chủng Hỏa tiễn Ngụy Phụng Hòa, Tổng tham mưu trưởng Lý Tác Thành, đồng thời sẽ quan triệt “chế độ phụ trách của Chủ tịch Quân ủy”, nhằm xây dựng quyền lực tuyệt đối của ông Tập Cận Bình với hình ảnh “thống soái tối cao của quân đội”.

Theo đồn đoán, lần thay đổi này mục đích là tránh xuất hiện tình huống giống như Quân ủy Trung ương khóa 18 có 2 Phó chủ tịch Quân ủy Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu nắm quyền trong quân đội 10 năm, khiến Chủ tịch Quân ủy Hồ Cẩm Đào biến thành bù nhìn. Bên cạnh đó, có khả năng sẽ không thiết lập Ủy viên Quân ủy.

4. Thường ủy Bộ Chính trị “7 biến 5”

Đài phát thanh SOH hôm 10/9 có dẫn phân tích nói, ông Tập Cận Bình vẫn trong giai đoạn tập trung quyền lực bên ngoài, rất có thể nhiệm kỳ tiếp theo sẽ khôi phục lại chế độ “5 Thường ủy”  giống như Thường ủy Bộ Chính trị tại Đại hội 8, bởi làm thế thì ông Tập Cận Bình sẽ nắm chắc quyền lực hơn.

Thời Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới xây dựng chính quyền, Ban Thường vụ có 5 người, về sau tăng lên 6 rồi 7 người, rồi lại giảm còn 5 người, sau lại tăng lên 7, cho đến thời ông Giang Trạch Dân nắm quân quyền tại Đại hội 16, ông này đã đưa nhiều tâm phúc của mình vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, số người trong Ban Thường vụ tăng lên đến 9, đến Đại hội 18 giảm xuống còn 7 người.

Cuối tháng 8/2017, tờ Nhật báo Đông Phương có đăng một bài bình luận nói, số người trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị rất có thể sẽ giảm còn 5, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, Chủ tịch Chính hiệp có khả năng sẽ không vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, bố cục nhân sự tổng thể hoàn toàn do ông Tập Cận Bình quyết định.

Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng, khi nào vẫn còn dưới sự cai trị của ĐCSTQ, thì trăm bệnh của thể chế khó có thể trừ bỏ, đấu đá nội bộ trong Trung Nam Hải vẫn không dừng, khó khăn chính trị mà chính quyền hiện tại phải đối mặt vẫn không cách nào giải quyết.

Trí Đạt

Xem thêm: