Thông tin về việc chính quyền Trung Quốc sẽ sửa đổi hiến pháp đã thu hút được rất nhiều sự chú ý và ý kiến bình luận cả trong và ngoài Trung Quốc. Trước đó, truyền thông Hồng Kông có tiết lộ, ông Tập đã chia sẻ với thân tín rằng đang nhẫn nhục để gánh gánh vác trọng trách, cần 20 năm để thay đổi triệt để diện mạo Trung Quốc.

Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Ngày 25/2, trang tiếng Anh của Tân Hoa xã đưa tin, Uỷ ban Trung ương ĐCSTQ đã đề xuất kiển nghị sửa đổi Hiến pháp như kể trên, theo đó bỏ kỳ hạn “không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp” của Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước. Nhiều người cho rằng đây là tín hiệu cho thấy có thể ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục nắm quyền lực sau năm 2022, chức Phó Chủ tịch nước sẽ có thực quyền. Có thể tình hình chính trị Trung Quốc sẽ trải qua những thay đổi lớn trong tương lai.

Hạ Tiểu Cường: Nguy cơ và ẩn số

Mục đích của việc ông Tập Cận Bình xúc tiến sửa đổi Hiến pháp bằng cách thay đổi thời gian nhậm chức Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước là gì? Ông Hạ Tiểu Cường (Xia Xiaoqiang), một nhà bình luận thời sự tại Hồng Kông cho hay, vấn đề này cho thấy một số tín hiệu quan trọng và biến số trong tương lai.

Thứ nhất, việc sửa đổi Hiến pháp liên quan đến hai vị trí Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước là tín hiệu cho thấy trong tương lai liên minh chính trị giữa ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn sẽ càng chặt chẽ hơn, sẽ tiến thoái song hành, cùng nhau cầm quyền.

Thứ hai, điều này nhắc nhở trước cho giới truyền thông nước ngoài rằng, khả năng lớn trong tương lai hai vị trí Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ không còn chỉ đơn thuần là chức vụ quyền lực mang tính tượng trưng. Nếu ông Vương Kỳ Sơn trở thành Phó Chủ tịch nước thì chức vụ này sẽ trở nên có nhiều quyền lực. Như vậy thì bộ khung quyền lực tối cao của ĐCSTQ trong tương lai sẽ như thế nào? “Một khả năng là quyền lực hàng đầu của ĐCSTQ đang dần chuyển từ trong Đảng sang bình diện Nhà nước. Thay đổi này có thể kéo theo nhiều thay đổi lớn đối với tình hình xã hội và chính trị Trung Quốc trong tương lai”.

Đồng thời, ông Tập Cận Bình cũng muốn mượn việc sửa đổi Hiến pháp như một công cụ để kéo dài thời gian cầm quyền, qua đó có thể tiếp tục chống tham nhũng và giải quyết hiểm họa của thế lực phe cánh cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.

Ông Hạ Tiểu Cường cho biết: Trong 5 năm cầm quyền, công tích đáng kể nhất của ông Tập là chống tham nhũng. Mặc dù dưới hỗ trợ quan trọng của ông Vương Kỳ Sơn, ông Tập đã xử lý được hàng trăm quan chức cấp bộ thuộc phe cánh phái Giang, nhưng tình hình chống tham nhũng không thể nói lạc quan. Nhóm lợi ích phái Giang vẫn đối đầu mạnh mẽ. Ván cờ chính trị này thể hiện rõ nhất vào thời điểm trước sau Đại hội 19, và vẫn tiếp tục cho đến nay.

>>Mặc dù chính quyền Tập rất nỗ lực nhưng tham nhũng ở Trung Quốc không hề giảm

Việc ông Giang Trạch Dân có thể ngồi cạnh ông Tập Cận Bình ở bàn Chủ tịch tại Đại hội 19 đã tạo động lực mạnh mẽ cho các quan tham phái Giang chống lại chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập. Hiện nay nhìn bề ngoài thì tưởng như ông Tập đang thao túng được quyền lực trong Đảng, Chính phủ và quân đội, thực tế không vững chắc như thể hiện trên bề nổi, vấn đề chống tham nhũng vẫn đang đầy thách thức.

Ông Hạ còn cho rằng, Trung Quốc dưới thời cai trị của ĐCSTQ trong hơn 60 năm qua đã gây ra tình trạng mâu thuẫn xã hội đặc biệt nghiêm trọng, hiện đang đối diện vô số thách thức về các phương diện quan hệ quốc tế, ngoại giao và kinh tế, đang ở thời điểm giới hạn nhạy cảm, hoàn toàn có thể bùng nổ biến động khó lường.

Thay đổi diện mạo Trung Quốc bằng 4 nhiệm kỳ?

Ngay từ thời điểm trước Đại hội 19 đã có tin đồn cho rằng ông Tập Cận Bình sẽ sửa đổi Hiến pháp để có thể tiếp tục cầm quyền tại Đại hội 20.

Theo một bài báo trên Tạp chí Tiền Tiêu (Hồng Kông) số tháng 11/2016, tác giả bài báo cho biết có người bạn cũ tại Bắc Kinh đến thăm Hồng Kông để xác minh sự thật về sự kiện bùng nổ thông tin về “tứ nhân bang” ở Hồng Kông. Trong vòng tròn bạn bè trên mạng Internet, người bạn cũ này được gọi là “chủng loài gặp nguy”, bởi vì người này là một nhân vật tích cực ủng hộ ông Tập Cận Bình.

Người ủng hộ ông Tập này chia sẻ một số “bí mật” trong giới chính trị cấp cao Trung Quốc, đã cho biết những thông tin có được qua thân tín của ông Tập Cận Bình.

Theo như chia sẻ, ông Tập từng nói riêng với vị lãnh đạo thân tín: “Không còn cách nào, chúng ta mang gánh nặng phải chịu nhẫn nhục.” Đồng thời tiết lộ “kế hoạch 4 nhiệm kỳ 5 năm” của ông Tập.

Nhiệm kỳ thứ nhất: Bước đầu chống tham nhũng và tập trung củng cố quyền lực, thực quyền còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn, nhiều việc không thành.

Nhiệm kỳ thứ hai, tiếp tục củng cố quyền lực làm sao đủ để áp đảo mọi phe phái, đồng thời nỗ lực cải thiện cuộc sống của người dân, để người dân có thể cảm nhận được hiệu quả thực tế.

Nhiệm kỳ thứ ba: Thế lực vững vàng, loại trừ tận gốc nạn tham nhũng, không phân biệt đối xử, bất kể bối cảnh chính trị và nguồn gốc gia đình như thế nào.

Nhiệm kỳ thứ tư, tiếp tục củng cố sức mạnh quyền lực kết hợp bình thường hóa hệ sinh thái chính trị của đất nước, biến giới quan chức thực sự trở thành “công bộc”.

Người này cho biết, ông ta ủng hộ ông Tập Cận Bình nắm quyền thêm hai khóa, tức 10 năm, nghĩa là giải nhiệm vào năm 2032, nếu không thì ông Tập không làm được gì ra trò, vì mọi thứ đang triển khai mà bỏ nửa chừng thì chẳng khác gì không làm.

Tuyết Mai

Xem thêm: