Ngay trước khi Đại hội 19 bắt đầu, kênh Tân Hoa Xã xuất bản một bài xã luận bằng tiếng Anh ca ngợi thể chế Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ưu việt hơn hẳn chế độ dân chủ phương Tây, còn nhấn mạnh rằng Trung Quốc tuyệt đối sẽ không tiếp thụ chế độ chính trị thất bại của bất kỳ quốc gia nào khác. Nhưng có bình luận chỉ ra rằng ĐCSTQ sau khi kiến lập chính quyền đã mang đến cho người dân vô số khổ nạn, nên tại thời điểm này mà ra sức tuyên truyền tư tưởng đảng cộng sản, kỳ thực chính là chiêu bài “tự ru ngủ bản thân”.

GettyImages 172649187
Trước Đại hội 19, ĐCSTQ ra sức tuyên truyền nhằm đánh bóng tư tưởng lý niệm của mình (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Trước việc Tân Hoa Xã ca ngợi ĐCSTQ, kênh truyền thông nước ngoài đặt ra nghi vấn

Ngày 17/10, Tân Hoa Xã xuất bản bài viết bằng tiếng Anh có tiêu đề “Sự tiến bộ của dân chủ Trung Quốc khiến Tây phương lu mờ”, trong đó ca ngợi “dân chủ Trung Quốc”, đặc biệt nhấn mạnh rằng ĐCSTQ hợp tác vô cùng tốt với các chính đảng cộng sản chủ nghĩa khác, đồng tâm hiệp lực phát triển chủ nghĩa xã hội và nâng cao mức sống cho người dân.

Bài viết chỉ trích dân chủ Tây phương làm sụp đổ đất nước, đồng thời cường điệu rằng định hướng của ĐCSTQ khiến cho xã hội đoàn kết.

Về vấn đề này, hãng BBC của Anh đặt ra nghi vấn, vì sao bài viết của Tân Hoa Xã không đề cập đến việc các nhân sĩ bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động nhân quyền bị tù giam và đàn áp tại Đại Lục?

Reuters cũng nêu rõ một thực tế, để đảm bảo tiến hành Đại hội 19 một cách thuận lợi, gần đây có nhiều luật sư nhân quyền hơn nữa bị truy tố, kết án và giám sát. Internet cũng bị kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt hơn.

608122018001017

“Lịch sử huy hoàng” của ĐCSTQ hay 100 năm thảm họa đỏ tiến nhập Trung Hoa?

Ông Trọng Duy Quang, một chuyên gia chuyên nghiên cứu các vấn đề xã hội nổi tiếng đã thẳng thắn nhận định, ngay từ thời điểm ĐCSTQ bắt đầu nắm quyền, đảng đã yêu cầu người dân phải “lục thân bất nhận”, tức là xa lánh và cách biệt với cha mẹ, anh em hay vợ chồng.

ĐCSTQ thành lập năm 1921 và chính thức nắm quyền năm 1949. Suốt 68 năm ĐCSTQ cầm quyền, người dân dường như phải chịu các cuộc thảm sát liên tục không ngừng nghỉ.

Năm 1950, khi ĐCSTQ mới bắt đầu thiết lập chính quyền đã xuất hiện cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. ĐCSTQ vì để củng cố chính quyền đỏ, đã tiến hành vận động “Cải cách Ruộng đất” tại Đại Lục. Theo thống kê chưa đầy đủ, “Cải cách Ruộng đất” đã sát hại ít nhất 2 triệu địa chủ, đồng thời tiêu diệt chủ trương “làng xã tự quản” theo truyền thống của Trung Quốc.

b6
Đấu tố trong thời Cải cách Ruộng đất ở Trung Quốc

Cùng năm đó, “Vận động trấn phản” cũng giết chết 712 nghìn người bị quy chụp là “phản cách mạng”, con số này vượt quá cả số lượng người chết trong ba chiến dịch tấn công lớn trong cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản cộng lại.

VOA cũng đưa tin, sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền không lâu đã đồng thời tiến hành ba cuộc vận động bao gồm “Trấn phản”, “Kháng Mỹ viện Triều” và “Cải cách Ruộng đất”.

Theo thống kê của ĐCSTQ, thời kỳ “Trấn phản” ước tính có khoảng hơn 3 triệu người bị quy chụp là “phản cách mạng” đã bị giết hại, bắt giữ, quản chế hoặc đưa đi cải tạo lao động.

Năm 1951, chiến dịch “Tam phản Ngũ phản” lại càn quét toàn quốc, theo cuốn “Lịch sử nước Cộng hoa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa Cambridge” (The Cambridge History of China) xuất bản năm 1990, vận động “Tam phản, Ngũ phản” đã khiến hơn 200.000 người Trung Quốc tự tử.

Năm 1955, Mao Trạch Đông nhằm “loại bỏ các phần tử phản cách mạng còn ẩn nấp” đã một lần nữa phát động cuộc vận động Túc phản (chống phản cách mạng). Lần vận động này đã khiến khoảng 81.000 – 770.000 người bị hành quyết.

Năm 1957, ĐCSTQ tiếp tục phát động vận động “Phản hữu”, khiến ít nhất 550.000 người bị bắt giữ, khoảng 3,17 triệu phần tử trí thức bị bức hại tàn khốc, truyền thống Trung Quốc “coi việc thiên hạ như trách nhiệm của mình” của những sỹ phu ưu tú đã bị phá hủy triệt để.

20171001013228 94934
Vận động phản hữu (Ảnh: Wikipedia)

Năm 1958, ĐCSTQ bắt đầu tiến hành “Đại nhảy vọt“. Tuy nhiên, những chính sách thúc đẩy kinh tế sai lầm đã dẫn tới “nạn đói lớn” năm 1959, khiến ít nhất 40 triệu người bị chết đói.

Từ năm 1966-1976, giai đoạn 10 năm “Cách mạng Văn hóa“, ĐCSTQ ít nhất đã bức hại 100 triệu người dân Trung Quốc. Giới khoa học gia nước ngoài dựa vào các tư liệu xuất bản tại Trung Quốc đã ước tính, ít nhất 2 triệu người chịu bức hại của “Cách mạng Văn hóa” mà bị tử vong. Đồng thời, Khổng giáo, Phật giáo và Đạo giáo đã bị phá hủy hoàn toàn, những giá trị như tôn sự trọng đạo, nhân luân gia đình… đều bị chà đạp đến cùng cực.

a25
Hình ảnh giết người trong “Cách mạng Văn hóa”

Năm 1989, vụ thảm sát đẫm máu Lục Tứ trên Quảng trường Thiên An Môn gây chấn động toàn thế giới. Theo các tài liệu nội bộ Trung Nam Hải, sau sự kiện Lục Tứ, số lượng người tử thương lên đến 40.000 người trong đó có khoảng 14.540 người bị thảm sát.
thamsat thien an mon 3
Vụ thảm sát đẫm máu Lục Tứ tại Thiên An Môn gây chấn động cộng đồng quốc tế

Tháng 7/1999, theo lệnh của cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, toàn quốc lại tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Công. Theo thống kê chưa đầy đủ của trang minghui.org ở hải ngoại, cho đến nay có ít nhất 4.137 người bị bức hại đến chết, và hàng trăm ngàn người tập pháp môn này bị bắt giữ, kết án tù hay bị đưa vào các trại lao động cưỡng bức.

SF Falun Gong Benjamin Chasteen0602 20161022
Người tập Pháp Luân Công diễn hành ở Mỹ, nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Trải qua các cuộc vận động, số người bị bức hại, bị ĐCSTQ giết chết trong suốt lịch sử cầm quyền đã vượt quá cả số nạn nhân của Đức Quốc xã.

Ông Quách Quốc Đinh, một luật sư nhân quyền Trung Quốc cho hay: “Người Trung Quốc hiện nay vẫn đang phải nhẫn chịu chính quyền bạo ngược, nguyên nhân chủ yếu nhất trong đó là rất nhiều người tựa như không hề biết đến những tội ác nghiêm trọng của chính quyền bạo chính này.”

Thượng nghị sỹ Canada Ngô Thanh Hải cũng từng nói: “Chỉ khi mà ĐCSTQ chấm dứt sự thống trị của nó, thì Trung Quốc mới có cơ hội thay đổi.”

Minh Ngọc

Xem thêm: