Mới đây, Ủy ban về Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF) đã ban hành Báo cáo tự do tôn giáo thường niên năm 2017, trong đó nhấn mạnh 10 quốc gia vẫn không ngừng đàn áp tín ngưỡng tôn giáo một cách hệ thống và cực đoan nhất, bao gồm Myanmar, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả-rập Xê-út, Sudan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan.

Ngaba Tibet Uprising 2008
Suốt từ năm 1999 đến nay, Trung Quốc luôn nằm trong danh sách các quốc gia “cần đặc biệt theo dõi”. (Ảnh: thetibetpost.com)

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lần đầu công bố “Danh sách cần theo dõi đặc biệt”, một danh mục mới do Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế Frank R. Wolf. năm 2016 lập nên. Danh sách này sẽ thống kê và xếp hạng các quốc gia các quốc gia tồn tại tình trạng đàn áp tôn giáo, nhưng chưa nghiêm trọng như các “Quốc gia đặc biệt đáng quan ngại”. Bộ Ngoại giao Mỹ đã xếp Pakistan vào danh sách này do vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo.

Trong chia sẻ đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump trên Twitter vào năm 2018, ông lên án Pakistan “nói dối và lừa lọc”, cho rằng Washington hỗ trợ qua đất nước này hơn 33 tỷ Đô la Mỹ là hành vi “ngu ngốc”.

ttt

Ông Trump cho biết, Mỹ viện trợ cho Pakistan, nhưng được đáp lại chỉ là “dối trá và lừa lọc”, Pakistan xem các nhà lãnh đạo Mỹ là “kẻ ngu ngốc”.

“Họ không làm gì để giúp chúng tôi truy đuổi những kẻ khủng bố Afghanistan và giúp chúng tôi có nơi trú ẩn an toàn, vì thế chúng tôi sẽ không để điều này tiếp tục xảy ra!”

Hiện tại, chính quyền Trump đã tạm thời đóng băng khoản viện trợ quân sự trị giá 255 triệu đô la cho chính phủ Pakistan cho tới khi đánh được những kẻ cực đoan đang đe dọa Afghanistan.

Chính phủ Mỹ cho biết, có quá nhiều nơi trên thế giới mà người dân vì theo đuổi tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng đã liên tục bị bức hại, bị truy tố hoặc phạt tù bất công. Hiện vẫn còn một số quốc gia tước đoạt quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân, khiến họ không thể thực hiện theo ý muốn, không thể tự do lựa chọn, thay đổi hoặc từ bỏ một tôn giáo hoặc tín ngưỡng, có thể thực hành các nghi lễ hoặc tuân thủ những chỉ dạy của tôn giáo hoặc tín ngưỡng một cách tự do.

Chính phủ Mỹ nhấn mạnh, bảo vệ tự do tôn giáo là nền tảng của hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Việc chỉ định danh sách các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo là nhằm nâng cao ý thức tôn trọng tự do tôn giáo của các nước này. Mỹ sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc đối thoại với các nước khác, làm việc với các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các nhà lãnh đạo tôn giáo để thúc đẩy tự do tôn giáo trên thế giới.

Theo ông Daniel Mark, Chủ tịch của USCIRF, dù không bị liệt vào danh sách “đặc biệt đáng quan ngại” hay “cần theo dõi đặc biệt” nhưng một số quốc gia mà tình hình tự do tôn giáo cũng không mấy khả quan khác còn có Cộng hòa Trung Phi, Nigeria, Nga, Syria và Việt Nam. Trước đó, hồi tháng 4/2017, USCIRF đã khuyến nghị 16 nước vào danh sách đàn áp tôn giáo “đặc biệt đáng quan ngại”, gồm có Myanmar, Trung Phi, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Nigeria, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Nga, Ả-rập Xê-út, Sudan, Syria, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam.

Trung Quốc tiếp tục bị liệt vào quốc gia “đặc biệt đáng quan ngại” về tự do tôn giáo

Như thường lệ, Trung Quốc vẫn là quốc gia mà tình trạng đàn áp tự do tôn giáo trở thành vấn đề nổi cộm nhất. Từ năm 2016-2017, chính quyền nước này tiếp tục bắt giữ, bỏ tù và tra tấn vô số những nhà vận động tự do tôn giáo, các nhà hoạt động nhân quyền và những người theo tính ngưỡng tôn giáo, đặc biệt là những người tập Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công được giới thiệu ra công chúng từ năm 1992, đến năm 1999 thì môn tập luyện này bị chính quyền Trung Quốc gán nhãn là “tà giáo”, những người theo tập Pháp Luân Công cũng bị bức hại tàn bạo kể từ đó. Họ thường bị bắt giữ đưa đến trại cải tạo lao động, nhà tù hoặc thậm chí biến mất không rõ tung tích. Trong khi bị giam giữ, những người tập Pháp Luân Công còn bị tra tấn dã man về tinh thần và thể chất với nhiều phương thức tàn bạo như sốc điện, đánh đập, cấm ngủ, bức thực, xâm hại tình dục và kinh khủng nhất là mổ cướp nội tạng.

>> Sự thật về mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc

Báo cáo mới nhất phát hành năm 2016 của Liên minh Quốc tế chống Mổ cướp Nội tạng ở Trung Quốc tiết lộ, có khoảng 60.000 – 100.000 ca cấy ghép tạng được tiến hành ở Trung Quốc mỗi năm, trong khi công bố chính thức từ phía chính quyền là chỉ có 10.000 ca. Nguồn tạng thường đến từ tù nhân lương tâm, chủ yếu nhất là từ những người tập Pháp Luân Công; ngoài ra còn có một số nhóm người khác chiếm số lượng nhỏ như người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, tín đồ Phật giáo Tây Tạng và Ki-tô giáo.

Ông Vương Trị Văn, một người tập Pháp Luân Công bị bức hại và tù giam suốt 14 năm, đến năm 2014 thì được trả tự do, nhưng chính quyền Trung Quốc lại cản trở ông điều trị y tế và ngăn không cho ông đoàn tụ với gia đình ở Mỹ. Năm 2016, ông Vương Trị Văn đã được cấp hộ chiếu và xin được thị thực nhập cảnh Mỹ nhưng hải quan ở sân bay Trung Quốc đã tịch thu hộ chiếu của ông. Trước đó, ông còn bị cảnh sát liên tục sách nhiễu và quấy rối suốt nhiều ngày.

Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc còn nỗ lực đàn áp cả những người ủng hộ nhân quyền Trung Quốc ở nước ngoài. Một trường hợp đáng chú ý khác Hoa hậu Thế giới Canada Anastasia Lin. Năm 2015, khi cuộc thi Hoa hậu Thế giới đăng cai tổ chức ở Trung Quốc, Anastasia Lin đã bị chính quyền Trung Quốc hủy bỏ thị thực và cấm nhập cảnh Hồng Kông, chỉ bởi cô cũng là một người theo tập và lên tiếng ủng hộ cho Pháp Luân Công. Đến năm 2016, khi cô tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2016 tại Washington, DC, các phóng viên Trung Quốc, những người “theo dõi” cùng một số người tổ chức cuộc thi đã ngăn không cho cô nói chuyện với giới truyền thông, thậm chí còn cấm cô tham dự buổi công chiếu bộ phim “Lưỡi dao rỉ máu”, một bộ phim về nạn mổ cướp tạng mà cô đóng vai chính.

>> Chân dung Anastasia Lin – “Hoa hậu của các hoa hậu”

Anastasia Lin 1
Hoa hậu Thế giới Canada Anastasia Lin

Trước đó, hồi tháng 8/2016, khi công bố Báo cáo tôn giáo thường niên 2016, Ngoại trưởng cũng nhấn mạnh về tình hình bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Ông đã nhấn mạnh, tự do tín ngưỡng “Không chỉ là giá trị cốt lõi được đề cập trong ‘Tu chính án thứ nhất của Hoa Kỳ’”, mà còn là nhân quyền phổ quát. Vậy mà hiện nay, còn gần 80% người dân trên thế giới vẫn bị hạn chế tự do tôn giáo. Chính quyền của ông Trump cam kết sẽ giải quyết vấn nạn này và Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục lên tiếng ủng hộ những người có tín ngưỡng.

Tuyết Mai

Xem thêm: