Thời gian gần đây cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ trở thành chủ đề nóng của giới truyền thông. Cơ quan chức năng của Trung Quốc đang cố gắng kiểm soát giới truyền thông trong nước đăng các bài viết về chủ đề này, đồng thời đã thông báo một loạt vấn đề “nên làm” và “không nên làm” liên quan đến cuộc chiến thương mại, và phải xử lý thận trọng nhằm hạn chế sụt giảm thị trường chứng khoán và mất giá đồng nhân dân tệ, khiến nền kinh tế suy thoái và tâm lý bất an trong cộng đồng phát triển lan rộng.

chiến tranh thương mại
Ảnh minh họa từ Marketplus

Về mật lệnh hạn chế bàn luận cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) Hồng Kông dẫn nguồn tin từ 4 kênh thông tin khác nhau chỉ ra, các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc đã bị cảnh báo không “đưa tin quá đà” về cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, hết sức thận trọng trong đề cập đến mối liên hệ giữa cuộc chiến tranh thương mại với sụt giá cổ phiếu và sự mất giá của đồng nhân dân tệ cũng như nền kinh tế suy thoái, mục đích để tránh gây hoảng loạn trong công chúng.

Một trong những nguồn tin từ truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết: “Khi đưa tin chỉ số chứng khoán sụt giảm, hoặc tỷ giá hối đoái nhân dân tệ đi xuống, không thể sử dụng từ ‘cuộc chiến thương mại’ trong tiêu đề.”

Một nguồn tin khác cho biết, xét thấy các cuộc thảo luận công khai trong cộng đồng về chủ đề cuộc chiến thương mại gây ảnh hưởng quá lớn, không thể xem thường, đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thực hiện kiểm soát dư luận xã hội với mức độ chưa từng có trong quá khứ, và xu hướng càng kín kẽ hơn. Nguồn tin cho biết: “Các tổ chức truyền thông khác nhau khi đề cập đến đề tài cuộc chiến thương mại sẽ được phép với các cấp độ khác nhau”. Theo đó, giới truyền thông cấp trung ương được đưa tin và bình luận về cuộc chiến tranh thương mại, nhưng giới truyền thông địa phương và truyền thông mạng chỉ được phép dẫn lại nguồn tin từ truyền thông trung ương, và không được tô vẽ thêm.

Ngoài ra, xuất bản các bản dịch phát ngôn của Tổng thống Mỹ Trump trên Twitter bị xem là vi phạm quy định.

Vào buổi trưa ngày 11/7, Mỹ tuyên bố sẽ bổ sung một danh sách thuế quan các sản phẩm Trung Quốc với tổng trị giá lên 200 tỷ USD (đô la Mỹ). Sau đó, vào tối ngày 12/7, trang web chính thức của Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố một bài viết dài nhất từ trước đến nay về cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. Bài viết chỉ ra chênh lệch cán cân thương mại của Trung Quốc với Mỹ không phải là lỗi của ĐCSTQ, bài viết cũng phủ nhận ĐCSTQ đã đánh cắp công nghệ của Mỹ và ĐCSTQ cũng không buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc.

Nửa đêm ngày 12/7, blogger “Hiệp Khách Đảo” của báo Nhân dân Trung Quốc đã công bố lại những thanh minh kể trên của Bộ Thương mại Trung Quốc. Bài viết thu hút cả nghìn bình luận và hầu hết bình luận đều chỉ trích cách ĐCSTQ xử lý cuộc chiến thương mại.

Một cư dân mạng tên BoyZhang viết: “Thông báo của Bộ Thương mại không khác gì người đàn bà chua ngoa chửi đổng.” Đến chiều ngày 13 có tổng cộng 1484 bình lận, nhưng không bao lâu đã bị kiểm duyệt xóa bỏ.

Hồi cuối tháng Sáu, cư dân mạng Trung Quốc đã chia sẻ một thông báo yêu cầu các cơ quan truyền thông trong nước không công kích khiếm nhã đối với Tổng thống Mỹ Trump. Thông báo cũng yêu cầu các cơ quan truyền thông biết chừng mực để không mở rộng phạm vi, không chạy theo những động thái lúc lên lúc xuống của Mỹ; yêu cầu các cơ quan truyền thông nên hỗ trợ chính phủ để ổn định kinh tế, tài chính, thương mại, đầu tư, thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối, thị trường nhà đất để xoa dịu cảm xúc của người dân.

>>Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ: Ông Tập không cho công kích Tổng thống Trump

Những nhận định về tương quan lực lượng

Liên quan vấn đề này, Đài Phát thanh Á châu Tự do (RFA) cũng dẫn một nhận định từ Reuters cho biết, Ban Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ yêu cầu các cơ quan truyền thông hạn chế cường điệu về cuộc chiến tranh thương mại, vì thực lực của Trung Quốc so với Mỹ tương đối chênh lệnh, hơn nữa có thể sau này Trung Quốc bị tổn hại nặng nề trong cuộc chiến này, việc chỉ đạo như vậy nhằm có thể giảm bớt khả năng sau này những bàn luận lệch lạc lại “trở thành vũ khí đánh vào chính mình”.

Kể từ khi bắt đầu chiến tranh thương mại đến nay, Trung Quốc đại lục đã xuất hiện tình trạng cả thị trường chứng khoán và đồng nhân dân tệ sụt giá. Thị trường chứng khoán Trung Quốc liên tục bị thiệt hại, có người trong ngành chỉ ra, cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán lần này có thể nặng nề hơn sự sụp đổ thị trường chứng khoán năm 2015. Ngoài ra, tỷ giá nhân dân tệ cũng liên tục giảm, gây áp lực rất lớn lên sự ổn định tài chính của Bắc Kinh.

>>Chiến tranh thương mại đẩy các quỹ chứng khoán Trung Quốc lâm khủng hoảng

Học giả tài chính Trung Quốc đại lục Hạ Giang Binh (He Jiangbing) gần đây chỉ ra, cuộc chiến thương mại đã kích hoạt ba quả bom hẹn giờ: nợ trong nước của ĐCSTQ, bong bóng bất động sản và bong bóng tài chính. Nếu ĐCSTQ tiếp tục dùng biện pháp cứng rắn với Mỹ thì chẳng khác gì “lấy trứng chọi đá”.

Bình luận viên thời sự Trần Tư Mẫn (Chen Simin) cho biết, thống kê tranh chấp thương mại Trung-Mỹ từ 22/3 đến ngày chính thức khai màn 06/7, chỉ số Dow Jones của Mỹ chỉ giảm 1,12%, chỉ số Nasdaq lấy khoa học công nghệ là chính còn tăng 3,2%, so với cùng kỳ thì mức giảm mạnh nhất của chỉ số chứng khoán Thượng Hải là 17,5%, và giá trị thị trường chứng khoán Thâm Quyến và Thượng Hải bốc hơi hơn 10 nghìn tỷ nhân dân tệ, biểu hiện xấu nhất trong những thị trường chứng khoán lớn trên thế giới.

Từ số liệu cho thấy trong cuộc chiến thương mại này chỉ có ra thị trường chứng khoán Trung Quốc bị tổn hại nặng nề, còn thị trường chứng khoán Mỹ có thể nói là không hề hấn gì, chỉ nhìn từ thị trường chứng khoán hai nước trong cuộc chiến thương mại đã phản ánh rõ giới đầu tư toàn cầu, gồm cả cổ phiếu phổ thông nhân dân tệ A-shares, bên nào thắng hay thua cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ đã quá rõ.

Huệ Anh

Xem thêm: