Quan chức Trung Quốc hứa đảm bảo “gạo sạch” cho những khách mời đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu. Điều này làm dấy lên làn sóng phẫn nộ và lo lắng trong dân chúng về những vấn nạn an toàn thực phẩm mà họ bị bỏ rơi phải đối mặt hàng ngày.

Trong một cuộc kiểm tra “cơ sở cung cấp thực phẩm” ngày 27/7, ông Ren Zhengxiao, cục Trưởng cục Dự trữ Lương thực Nhà nước cho biết, giới chức sắc khi chuẩn bị đến Hàng Châu dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng Chín có những quan ngại thông thường như: an toàn, tình trạng giao thông và gạo không có độc.

Ông tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không để một hạt gạo hay một giọt dầu không an toàn nào lọt được vào cơ sở cung cấp thực phẩm cho Hội nghị Thượng đỉnh G20″. Truyền thông Trung Quốc nói thêm, điều này sẽ đảm bảo cho vấn đề an toàn thực phẩm và thể hiện sức mạnh của Trung Quốc trước trường quốc tế, đảm bảo cho sự thành công của Hội nghị.

Trái lại, thông điệp này không thể làm yên lòng người dân Trung Quốc, vốn phải đối mặt với vấn nạn an toàn thực phẩm hàng ngày. Câu hỏi mà họ đặt ra vào thời điểm này là gạo bẩn sẽ đi về đâu?

Sự tương phản rõ nét giữa nỗ lực của chính quyền đối với việc chăm sóc và bảo vệ người nước ngoài, trong khi phớt lờ người dân trong nước đã làm dấy lên làn sóng giận dữ.

Một học giả Trung Quốc, người ẩn danh vì vấn đề an toàn cá nhân đã nói trên Đài Á Châu Tự Do rằng: “Điều đặc biệt đáng khinh ở đây là chính quyền Trung Quốc chỉ toàn giữ thể diện với người ngoài. Người nước ngoài có thể thấy trời xanh và tận hưởng nguồn nước và thực phẩm sạch. Nếu anh có thể làm như vậy cho họ, thì tại sao lại không để nhân dân Trung Quốc được sống một cuộc đời như thế?”

Một bà nội trợ ở Bắc Kinh cho RFA biết, điều khiến cô lo lắng nhất là không biết loại gạo cô đang ăn là gạo gì. “Nếu họ chỉ quan tâm đến Hàng Châu và bảo đảm thực phẩm an toàn cho Hội nghị G20 ở Hàng Châu, thì gạo bẩn sẽ đi về đâu?”

Cùng ngày, cục Dự trữ Lương thực Nhà nước thông báo, một trường mẫu giáo cao cấp ở Cáp Nhĩ Tân bị phát hiện cho trẻ ăn gạo mốc. Video trực tuyến cho thấy thực phẩm hết hạn trong nhà bếp và cả đống bao gạo đã ngả sang màu vàng xanh lẫn nấm mốc.

Đầu bếp đã nhảy qua cửa sổ khi bị các bậc phụ huynh giận dữ bao vây. Cuối cùng họ cũng hiểu được vì sao con họ kêu ca về việc bị chảy máu cam và đau bụng. Nhà trường bị tạm thời đóng cửa.

Gạo trong bếp trường mẫu giáo ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc bị mốc. (Ảnh: hlj.sina.com.cn)
Gạo của trường mẫu giáo ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc bị mốc. (Ảnh: hlj.sina.com.cn)

Gạo cung cấp cho Hội Nghị G20 chủ yếu đến từ đông bắc Trung Quốc, nơi mà đất đen màu mỡ sẽ đảm bảo chất lượng cho hạt gạo. Quan chức cho biết gạo sẽ được qua nhiều khâu kiểm tra để đảm bảo an toàn.

Người dùng internet phàn nàn, nhu cầu đòi hỏi chất lượng gạo chính xác dành cho người nước ngoài đã phản ánh rõ rệt với những gì mà người dân trong nước phải đơn độc đối mặt, bao gồm cả sữa bột nhiễm độc, bánh nhiễm độc, gạo nhựa…, trong khi giới quan chức có nguồn cung cấp thực phẩm đặc biệt vừa an toàn, vừa organic (hữu cơ), và cả nước sạch.

Từ khi Trung Quốc được đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G20, các cơ sở hạ tầng tại Hàng Châu được làm mới lại. Nhiều người địa phương phàn nàn rằng điều này cực kỳ bất tiện, tốn kém, phiền phức và không cần thiết. Những nơi cầu nguyện tôn giáo, bao gồm các nhà nguyện tự phát đều bị đóng cửa và các nhà hoạt động nhân quyền đã bị bắt giữ hoặc buộc phải rời khỏi thành phố trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị.

Bảo Minh

Xem thêm: