Trung Quốc vẫn luôn tránh nói về những chỉ trích sử dụng cơ quan tạng của từ tù cho các hoạt động cấy ghép tạng. Tuy nhiên, mới đây, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc Hoàng Khiết Phu trả lời phỏng vấn của Đài CCTV đã vén bức màn bí ẩn về vấn đề phẫu thuật lấy tạng của tử tù. Có cựu quan chức Bộ Y tế Trung Quốc cho biết, những tử tù trong các án giả, án oan sai tại Trung Quốc có rất nhiều, có thể họ đều trở thành những người bị hại trong hoạt động cấy ghép tạng.

hoàng khiết phu
Ông Hoàng Khiết Phu (áo đen phía tay trái) – Cựu thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc (Ảnh: Epoch Times)

Tiết mục “Đối mặt” của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tối hôm 15/7 đã phát một đoạn phỏng vấn ông Hoàng Khiết Phu – cựu Thứ trưởng Bộ Y tế và hiện tại là Ủy ban Quốc gia về Cấy ghép và Hiến tạng Trung Quốc. Thời điểm cuộc phỏng vấn là ngày 1/7, trong thời gian diễn ra Hội nghị cấy ghép tạng Quốc tế. Ngày 16/7, trang tin của CCTV cũng đăng bài viết dưới dạng chữ về cuộc phỏng vấn này.

Ông Hoàng Khiết Phu thừa nhận khi ông là chuyên gia về Khoa ngoại gan mật trong những năm 1980 và khoảng thời gian dài sau này, nguồn cơ quan tạng cơ thể người dùng để cấy ghép chủ yếu là dựa vào tử tù, mặc dù pháp luật quy định, cần phản được tử tù “tự nguyện hiến tạng”, nhưng việc chấp hành pháp luật vẫn còn nhiều sơ hở.

Ông cho biết, nguồn tạng là từ các tử tù, nhưng không phải là theo quy định của pháp luật, mà là dựa vào từ yêu cầu của bác sĩ và một quy định được hình thành bởi tòa án địa phương; tuy nhiên do chất lượng nội tạng lấy từ tử tù không tốt, trong khi yêu cầu về nguồn cung tạng lại vô cùng nghiêm ngặt, nên tại nơi hành hình thì không thể lấy được nội tạng theo đúng yêu cầu; là một chuyên gia ghép tạng, điều này để lại một nỗi ám ảnh trong lòng ông, do đó bản thân ông từ chối phẫu thuật lấy tạng từ những nguồn cung mà chỉ phụ trách phẫu thuật cho những người nhận tạng.

Ông Hoàng Khiết Phu cũng không tiết lộ những vấn đề trọng tâm như số lượng tạng tử tù đã được sử dụng và làm thế nào để lấy tạng từ cơ thể tử tù, và vấn đề xung đột đạo đức luân lý, mà chuyển hướng chủ đề sang việc làm thế nào để đẩy mạnh tự nguyện hiến tạng cứu người.

Ông Trần Bỉnh Trung (Chen Bingzhong), từng là quan chức làm trong Bộ Y tế trung Quốc và là cựu Giám đốc Viện nghiên cứu giáo dục sức khỏe Trung Quốc cho biết, Trung Quốc là nước có tỉ lệ tự nguyện hiến tạng thấp trên thế giới, nhưng lại vượt lên thành nước lớn về ghép tạng trên thế giới, theo tìm hiểu của ông, những cơ quan tạng này có nguồn cung từ một kênh vô cùng mờ ám. Trong nhiều án oan, án giả, án sai, có rất nhiều phạm nhân chính trị, bị kết tội vì tự do ngôn luận và những người có tín ngưỡng bị đàn áp, đều có thể trở thành người bị hại.

Ông Trần Bỉnh Trung nói: Người ta nghi ngờ nguồn tạng để cấy ghép của anh có được từ đâu? Nghi ngờ này không phải là không có cơ sở logic, và không có căn cứ. Cho dù ông Hoàng Khiết Phu nói là lấy từ cơ thể của những tử tù, nhưng ở Trung Quốc có rất nhiều án giả, án oan sai, rất nhiều người bị kết án tử hình, và có không biết bao nhiêu tử tù trong các án oan sai này bị lấy nội tạng, điều này có hợp pháp không? Đây là vi phạm pháp luật!

Nhiều năm nay những người tập Pháp Luân Công cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc mổ sống lấy nội tạng cũng như đàn áp vô cùng dã man những người tập Pháp Luân Công tại Đại lục.

Theo ông Ông Trần Bỉnh Trung, trong cuộc phỏng vấn, ông Hoàng Khiết Phu cũng ngầm thừa nhận sự thực về phẫu thuật lấy tạng từ người sống. Bản thân ông trong cuộc điều tra về các sự kiện y tế công cộng, cũng nghe đến chuyện “mổ sống” – một việc còn khiến người ta sợ hãi hơn cả “mổ lấy nội tạng của tử tù”. Nhưng ông cho rằng, giống như vụ để lây AIDS qua đường máu ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) cách đây hơn 20 năm, chính quyền không suy xét lại về cơ chế cũng như truy cứu đối với người chịu trách nhiệm.

Trần Bỉnh Trung nói: Chúng ta có những bác sĩ vì tư lợi bản thân hoặc phân biệt không rõ phải trái cũng đã tham dự vào việc mổ sống lấy nội tạng thế này, đây là liên quan đến phẩm chất đạo đức của một người làm nghề y. Trách nhiệm chủ yếu không phải ở người bác sĩ, mà ở chính sách không hợp lý, do đó đều cần phải tiến hành truy trách nhiệm thì mới là đối diện với vấn đề, để không cho việc “mổ sống lấy nội tạng này” tiếp tục tái diễn.

Luật sư nhân quyền Tạ Yên Ích cho rằng, trong cuộc phỏng vấn, dù ông Hoàng Khiết Phu có tự bao biện cho mình hoặc là một lần nữa bao che cho chính quyền, và việc thu thập chứng cứ lấy nội tạng người phi pháp của chính quyền đương nhiệm là rất khó khăn, nhưng những gì ông Hoàng Khiết Phu nhắc đến có thể lấy làm chứng cứ phụ, và công chúng cũng có thể yêu cầu chính quyền công khai thông tin về vấn đề này.

Trước khi ông Hoàng Khiết Phu làm ở Bộ Y tế, ông từng là một chuyên gia nổi tiếng về phẫu thuật gan mật của Trung Quốc, về sau làm Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc. Năm 2005, ông Hoàng Khiết phu lần đầu thừa nhận Trung Quốc lấy nội tạng từ tử tù làm nguồn cung tạng chính trong các hoạt động cấy ghép; cuối năm 2014, Hoàng Khiết Phu chính thức tuyên bố, bắt đầu từ ngày 1/1/2015, Trung Quốc sẽ dừng việc sử dụng nội tạng của tử tù cho các hoạt động cấy ghép; tháng 2/2017, tại Hội nghị cấp cao về chống buôn bán nội tạng tổ chức ở Thành Vatican, ông Hoàng Khiết Phu một lần nữa cam kết sẽ không khoan nhượng cho việc lấy nội tạng tử tù.

Quốc tế vẫn luôn nghi ngờ về việc liệu Trung Quốc có thực sự dừng việc lấy nội tạng từ tử tù hay không. Cùng với đó, sau Hội thảo cấy ghép tạng quốc tế mới kết thúc tại Tây Ban Nha, ông Hoàng Khiết Phu cho biết trước đó Tổ chức Y tế thế giới (WTO) đã xóa bỏ nhiều lệnh cấm chống lại Trung Quốc, Trung Quốc đã quay trở lại vũ đài cấy ghép tạng thế giới.

Trí Đạt

Xem thêm: