Tại Trung Quốc, dịch cúm gia cầm đang ngày càng nghiêm trọng, chỉ trong tháng Giêng vừa qua toàn nước đã xảy ra 192 trường hợp nhiễm H7N9 (nfluenzaAvirussubtypeH7N9), tăng gấp 8 lần so với tháng 12 năm ngoái; số người thiệt mạng tăng gần 4 lần, tháng 12 năm ngoái là 20 người trong khi tháng Giêng năm nay là 79 người. 

Tại Trung Quốc đại lục, tình hình lây lan dịch cúm gia cầm ngày càng nghiêm trọng, theo công bố của chính quyền Trung Quốc, chỉ trong tháng Giêng vừa qua toàn Trung Quốc đã xảy ra 192 trường hợp nhiễm H7N9.
Tại Trung Quốc đại lục, tình hình lây lan dịch cúm gia cầm ngày càng nghiêm trọng, theo công bố của chính quyền Trung Quốc, chỉ trong tháng Giêng vừa qua toàn Trung Quốc đã xảy ra 192 trường hợp nhiễm H7N9.

Từ khi bước vào năm 2017 đến nay, tình hình nhiễm H7N9 trên toàn Trung Quốc tăng mạnh. Theo Ủy ban Kế hoạch Y tế Trung Quốc, trong tháng Giêng năm nay đã ghi nhận 192 trường hợp nhiễm cúm gia cầm H7N9, trong đó 79 người bị thiệt mạng.

So sánh với cuối năm ngoái, số người thiệt mạng vì H7N9 đã tăng đột biến. Vào tháng 12 năm ngoái xảy ra 106 trường hợp nhiễm H7N9, trong đó 20 người thiệt mạng; trong khi vào tháng 11 trước đó chỉ có 6 trường hợp bị nhiễm và không ai thiệt mạng.

Nhiều cơ quan chính phủ Trung Quốc đã tổ chức họp báo chung về nguy cơ dịch cúm gia cầm, có thể sẽ tăng lây lan nhanh trong một thời gian ngắn.
Nhiều cơ quan chính phủ Trung Quốc đã tổ chức họp báo chung về nguy cơ dịch cúm gia cầm, có thể sẽ tăng lây lan nhanh trong một thời gian ngắn.

Dịch bệnh bao trùm trên 16 tỉnh

Về phạm vi lây nhiễm H7N9 tại Trung Quốc đã xuất hiện trên địa bàn 16 tỉnh. Nghiêm trọng nhất là Giang Tô với 49 người bị nhiễm trong tháng Giêng vừa qua, 21 người tử vong; tiếp theo là Chiết Giang, An Huy cùng có 11 người tử vong. Ngày 14/2 vừa qua Bắc Kinh thông báo có 2 trường hợp bị nhiễm H7N9.

Một trong những tỉnh bị nhiễm nghiêm trọng khác là Quảng Đông (giáp Hồng Kông). Từ khi bước vào mùa đông năm ngoái đến nay, ít nhất 37 trường hợp nhiễm H7N9 tại Quảng Đông.

Số ca nhiễm phá kỷ lục trong làn sóng cúm gia cầm thứ năm

Tại Hồng Kông, trong 4 trường hợp bị nhiễm H7N9 từ sau lập đông đến nay thì 3 trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với gia cầm. Những trường hợp nhiễm xảy ra vào tháng 12 năm ngoái và tháng Giêng năm nay, trong đó 2 người tử vong.

Ngày 15/2, Hồng Kông đã tổ chức hội nghị liên quan đến tình hình dịch bệnh. Ông Hoàng Gia Khánh, Tổng thanh tra Trung tâm Vệ sinh Y tế cho biết, tại Trung Quốc Đại Lục, Ma Cao và Đài Loan đều có trường hợp bị lây nhiễm mới, từ khi lập đông đến ngày 14/2 vừa qua toàn Trung Quốc có 364 trường hợp nhiễm H7N9 (gồm cả 4 trường hợp tại Hồng Kông), đa số người bị nhiễm có tiếp xúc trực tiếp với gia cầm.

Cũng theo ông Hoàng Gia Khánh, trong làn sóng nhiễm cúm gia cầm lần thứ năm tại Trung Quốc Đại Lục này, số người bị nhiễm đã phá kỷ lục. Hiện nay nhiều tỉnh đã thông báo có người nhiễm H7N9, trong đó nghiêm trọng nhất là Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông.

Theo đánh giá tình hình dịch bệnh hiện nay, nguy hiểm do H7N9 gây ra đang ngày càng tăng, vì thế mức độ lây nhiễm lan sang Hồng Kông cũng tăng cao.

Theo ông Hoàng Gia Khánh, tại Trung Quốc Đại Lục thử mẫu môi trường cũng đã phát hiện có virus cúm gia cầm, ví dụ như tại Quảng Đông, cơ quan y tế tỉnh này đã lấy mẫu môi trường đô thị kiểm tra và đã phát hiện có vi-rút cúm H7, tỉnh Giang Tô có 15,8% mẫu mang virus H7N9. Trong các ca nhiễm virus cúm gia cầm tại Trung Quốc có 80 – 90% trường hợp người bị nhiễm có tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, nhưng hiện bệnh chưa bị biến chủng, thông báo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới vào tuần trước cho biết tạm thời chưa phát hiện virus biến chủng làm mức nguy hiểm gia tăng.

Ông cũng nhấn mạnh, tỷ lệ người thiệt mạng vì nhiễm H7N9 đã tăng gấp 4 lần, vì thế người dân đô thị nên tránh tiếp xúc trực tiếp với gia cầm sống, không nên đi đến nơi mổ giết gia cầm sống, nếu cảm thấy cơ thể có vấn đề phải đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Sở Vệ sinh Môi trường Hồng Kông (FEHD) cho biết sẽ nghiên cứu cho kiểm tra cấp tốc nguy cơ (PCRTest), lấy mẫu môi trường đô thị để kiểm tra. Sẽ thực hiện kiểm tra phân và thức ăn của gia cầm, đặc biệt là gà.

Theo ông Tiết Hán Tôn, trợ lý Giám đốc Sở Nông nghiệp, Thủy sản và Bảo vệ thiên nhiên, việc kiểm tra cấp tốc sẽ có nguy cơ cho ra kết quả không đúng tăng cao, vì thế vẫn phải áp dụng cả hai cách, phương pháp khoanh vùng khu vực có virus để cách ly là không thể thay thế. Nếu kết quả kiểm tra cho ra dương tính thì phải nhanh chóng xử lý, bao gồm chấm dứt bán gà ra thị trường.

Cơ quan chức năng Hồng Kông cũng thực hiện kiểm tra toàn bộ các thị trường Hồng Kông và vấn đề áp dụng phương pháp bảo bộ của nhân viên làm việc, kiểm tra mẫu môi trường. Vắc-xin mới RE-6 và RE-8 đưa ra vào tháng 11 năm ngoái chỉ có thể phòng chống được H5N1, H5N6 và H5N8, không thể phòng chống được H7N9.

Ông Trang Tuệ Mẫn, Giám đốc Hành chính tạm quyền của Cơ quan Quản lý Y tế Hồng Kông cho biết, các cơ quan chức năng hiện đã cảnh giác và tăng cường kiểm tra, sẽ áp dụng biện pháp phân tuyến để đánh giá mức nguy hiểm để có biện pháp ngăn ngừa.

Tạm dừng chuyển gia cầm từ Trung Quốc Đại Lục vào Hồng Kông

Tính từ năm 1997 đến nay, đã 5 lần Hồng Kông áp dụng biện pháp tiêu hủy gia cầm quy mô lớn nhằm ngăn dịch bệnh lây lan. Vào tháng 6 năm ngoái, sau khi kiểm tra phân gà tại Tuen Mun phát hiện có virus H7N9 đã lập tức phải cho ngừng đưa gia cầm sống vào Hồng Kông.

Ông Hà Bách Lương, Tổng giám đốc Trung tâm bệnh truyền nhiễm Hồng Kông cho biết, tình hình nhiễm virus gia cầm tại Trung Quốc Đại Lục đã “phá kỷ lục”, số người bị nhiễm đã lên tới hơn 300 người, vào năm ngoái chỉ có hơn 100 trường hợp, hiện nay số địa bàn xuất hiện người bị nhiễm đã bao phủ trên hơn chục tỉnh với mức độ nghiêm trọng cao hơn nhiều. Chính quyền Hồng Kông cần đẩy mạnh công tác phòng chống virus lây lan. Nếu phát hiện có mầm bệnh trong các mẫu môi trường thì phải áp dụng biện pháp tiêu hủy gia cầm.

Nhiều tỉnh thành Trung Quốc đóng cửa thị trường gia cầm sống

Kể từ khi bước vào năm 2017 đến nay, số người bị nhiễm H7N9 và tử vong vì loại virus này tại Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Một chuyên gia phòng chống dịch bệnh tại tỉnh Chiết Giang cho biết, tình hình hiện nay nghiêm trọng hơn những năm trước. Thống kê tại tỉnh Chiết Giang, số trường hợp nhiễm H7N9 tại Chiết Giang trong tháng Giêng năm nay là 35 trường hợp, trong đó 11 trường hợp tử vong.

Ngày 13/2, tỉnh Hồ Bắc công bố thống kê có 22 trường  hợp nhiễm H7N9 kể từ đầu năm 2017, trong đó 3 người thiệt mạng.

Ngoài ra còn xuất hiện nhiều trường hợp tử vong tại các địa bàn khác gồm: An Huy, Bắc Kinh, Thượng Hải, Phúc Kiến, Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Giang Tô, Hà Nam…

Vì dịch cúm gia cầm bùng phát nên nhiều tỉnh thành tại Trung Quốc Đại Lục đã phải đóng cửa thị trường gia cầm sống: ngày 11 vừa qua tỉnh Chiết Giang đã tạm dừng toàn bộ hoạt động buôn bán gia cầm sống; nhiều nơi tại An Huy, Giang Tô, Quảng Châu, Hồ Bắc… cũng áp dụng biện pháp tương tự.

Các nước có bùng phát dịch cúm gia cầm gần đây

Đài Loan

dai loan
Từ tháng Giêng đến nay, tại Đài Loan đã xảy ra 13 trường hợp bị nhiễm virus cúm gia cầm, đã phải cho tiêu hủy 128.000 con gia cầm, trong đó chủ yếu là gà.

Nhật Bản

Nhat
Ngày 24/1 vừa qua tại tại Miyazaki Nhật Bản đã xảy ra dịch cúm gia cầm ở một nông trường chăn nuôi và phải tiêu hủy toàn bộ 170.000 con gà, đây là trường hợp cúm gia cầm thứ 8 xảy ra tại trại chăn nuôi ở Nhật Bản.

Hàn Quốc

Han quoc
Hàn Quốc luôn là nơi có dịch cúm gia cầm ở mức nghiêm trọng nhất, kể từ lần đầu xảy ra dịch cúm vào giữa tháng 11 năm ngoái cho đến ngày 10/2 vừa qua, Hàn Quốc đã tiêu hủy hơn 33 triệu con gia cầm.

Pháp

Phap
Tháng 12 năm ngoái xảy ra dịch cúm gia cầm tại 27 nông trường gia cầm thuộc vùng tây nam nước Pháp, khiến nước Pháp không thể đạt được sản lượng xuất khẩu Gan Ngỗng Vỗ Béo.

Nguyễn Đoàn (T/H)

Xem thêm: