Ngày nay, không chỉ có một số người nhận định rằng xu thế tư duy và ứng xử bạo lực đã trở thành phổ biến tại Trung Quốc.

Gần đây, tại Trung Quốc đã xảy ra một vụ án giết người làm rúng động cả xã hội vì mức độ man rợ của nó. Một nhà hàng gần nhà ga Vũ Xương chỉ vì một tô mì được cho là thu tiền quá mức giá trị, lời qua tiếng lại ác ý giữa đôi bên dẫn đến hệ quả là một bên dùng dao chặt đứt đầu đối phương.

Vụ án giết người chặt đầu tại Vũ Hán vì mâu thuẫn lợi ích.
Vụ án giết người chặt đầu tại Vũ Hán vì mâu thuẫn lợi ích.
Nạn nhân bị chặt đầu vì lời qua tiếng lại do một tô mì tính quá giá.
Nạn nhân bị chặt đầu vì lời qua tiếng lại do một tô mì tính quá giá.

Nhiều người cho rằng, đây không chỉ là tình trạng bức xúc mang tính bộc phát nhất thời của kẻ giết người, sâu xa hơn có thể trong lòng người này đã tích tụ quá nhiều thù hận… Cũng có người nghĩ, không thể việc gì cũng đổ cho môi trường xã hội, về chuyện này rõ ràng kẻ bị hại cũng có trách nhiệm.

Nhưng nếu hiện tượng nóng nảy giết người này xảy ra với tỷ lệ quá cao trong xã hội thì không thể không xét đến cái môi trường xã hội đã gây ra tình trạng phổ biến của phương thức tư duy và hành xử kiểu đó.

Có thể dẫn lại một số vụ án tồi tệ xảy ra tại Trung Quốc trong vài năm gần đây:

Năm 2006 từng xảy ra đại án giết người đẫm máu tại một đạo quán trong núi sâu thuộc tỉnh Thiểm Tây, kẻ gây án chỉ vì nghi ngờ đạo trưởng “sờ vào người con dâu” của ông ta, lập tức dùng rìu chặt đầu đạo trưởng, tiếp theo còn giết thêm 9 đạo sĩ và khách hành hương đang ngủ say để diệt khẩu.

Trước sự kiện này khoảng nửa tháng, trong quá trình đi kiểm tra thị trường, Phó đội trưởng Phân đội Quản lý Đô thị Hải Định thành phố Bắc Kinh đã bị một người bán hàng rong dùng dao đâm vào gáy thiệt mạng.

Tháng 10/2005, trên một chiếc xe buýt tại đường 726 ở Bắc Kinh, người nhân viên kiểm tra vé đã hành hung một em bé 14 tuổi vì nghi ngờ mua thiếu vé. Em bé này đã thiệt mạng sau đó.

Ngày 29/2 năm ngoái, một người đàn ông dùng dao chém bị thương 10 học sinh khi đang xếp hàng tan trường chuẩn bị ra về, sau đó người này tự sát.

Rồi vụ án người lái xe lao thẳng xe vào đoàn học sinh tại cổng trường ở Nam Dương – Hà Nam khiến một học sinh thiệt mạng, hơn 10 học sinh bị thương nặng.

v.v…

Những ví dụ tương tự nhiều không kể xiết, hầu như ngày nào cũng có, cho thấy khuynh hướng ứng xử bạo lực tràn lan hiện nay. Khuynh hướng mang tính phổ biến này khó có thể chỉ giải thích rằng vì “tâm lý biến thái” mang tính cá nhân.

Có người chất vấn: Tại sao xã hội này lại trở nên như thế? Tại sao lại xuất hiện vô số kẻ hung bạo như thế? Vì đâu xảy ra hành vi bạo lực tràn lan khắp nơi? Để trả lời cho những câu hỏi này, cần phải truy cứu ngọn nguồn từ lịch sử của dân tộc Trung Hoa.

Sau năm 1949, chính quyền Trung Quốc thực hiện vô số phong trào chính trị: Cải cách Ruộng đất, Đàn áp “Phản cách mạng”, Chống hữu khuynh, Cách mạng Văn hóa… đã giết chết bao nhiêu người vô tội?

Tướng Diệp Kiếm Anh (1897 – 1986) từng nói: Cách mạng Văn hóa chỉnh đốn 100 triệu người, giết chết 2 triệu người, tiêu tốn 800 tỷ Nhân dân tệ.

Ngay trong thời hòa bình mà vô số người bình dân vô tội bị chết oan uổng như vậy là chuyện xưa nay hiếm thấy.

Từ đây, tâm lý bất an khủng bố tràn ngập, bầu không khí xã hội đầy thù hận làm phương thức hành vi và tư duy xằng bậy theo bản năng ngày càng bùng phát, những người trưởng thành đa số trở thành “người bệnh” với mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Biểu hiện cụ thể của nó như: xu hướng tư duy cực đoan hóa, ngôn hành thô bỉ hóa, phản lý trí, đơn giản hóa vấn đề một cách thô thiển, khinh thường mạng sống, thờ ơ vô cảm, tâm lý trả thù xã hội, thù oán văn minh và lý tính cùng những gì liên quan một cách hoàn toàn theo bản năng…

Khi người ta xâm hại tài sản cá nhân, tước đoạt quyền lợi cá nhân, thực tế tổn hại ở đây không chỉ đơn giản là tài sản và điều kiện sống của người bị hại, quan trọng hơn chính là nhân tính của người bị hại. Nhưng tồi tệ nhất là nó gieo trồng thứ tâm lý thù hận trong lòng người.

e4978e7f-839d-4bb8-af4c-d6f09b4bd22d

Muôn vàn khổ nạn do thể chế gây ra trong hàng chục năm qua khiến thứ tâm lý thù hận này ngày càng “sâu rễ bền gốc”.

Nếu quyền lực đứng trên pháp luật thì người dân phải đi cầu cứu quyền lực, dùng “quan hệ” để giải quyết mâu thuẫn;

Nếu pháp luật đứng trên quyền lực thì người dân sẽ cầu cứu luật sư, thông qua trình tự pháp luật để giải quyết mâu thuẫn;

Nếu pháp luật không thể trở thành điểm tựa của người dân, không thể bảo vệ được quyền và lợi ích của người dân, người dân sẽ phải nhờ đến trợ giúp của xã hội đen, dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn;

Bạo lực và thô bỉ đã sinh ra như thế!

Trong vô số vấn nạn xảy ra hàng ngày này, chắc hẳn môi trường chế độ không thể chối bỏ trách nhiệm!

Lưu Á Vĩ (Nguyễn Đoàn dịch)

Xem thêm: