Theo BBC, Trung Quốc vừa bắt 75 người trong mạng lưới xét nghiệm giới tính thai nhi bất hợp pháp. Chính quyền một tỉnh thuộc miền đông Chiết Giang cho biết có ít nhất 300 người liên quan đến đường dây này.

Khẩu hiệu tuyên truyền cho Chính sách Sinh sản theo kế hoạch trên tường một con hẻm ở tỉnh Giang Tây.
Khẩu hiệu tuyên truyền cho Chính sách Sinh sản theo kế hoạch trên tường một con hẻm ở tỉnh Giang Tây.

Xét nghiệm giới tính thai nhi bị cấm tại Trung Quốc. Trước đây do hậu quả của chính sách 1 con khiến nhiều gia đình chỉ mong có con trai để nối dõi và phụng dưỡng khi về già. Điều này dẫn đến bi kịch hàng triệu thai nhi nữ bị phá mỗi năm. Nhưng hậu quả về lâu dài của nó là sự chênh lệch giới tính sâu sắc tại Trung Quốc với 113 bé trai trên mỗi 100 bé gái mà nhân viên dân số cho biết sẽ còn kéo dài trong nhiều năm mặc dù chính sách một con đã được dỡ bỏ từ năm ngoái.

Theo thông tin ngày 19/1 của báo chí Trung Quốc, tổng nhân khẩu Trung Quốc tính đến hết năm 2015 là hơn 1,3 tỷ người (không tính dân số Hồng Kông, Macau, Đài Loan và người Trung Quốc ở nước ngoài). Nhìn từ giới tính, số nam giới là 714,4 triệu, nữ là 704,8 triệu, tỷ lệ chênh lệch nam nữ là 113,5: 100. Số nam nhiều hơn nữ là 33,66 triệu người.

Sau khi Trung Quốc thi hành chính sách một con vào đầu thập niên 80 thế kỷ trước, tình trạng nạo phá thai do phân biệt giới tính bắt đầu bùng nổ.

Theo thống kê chưa hoàn chỉnh trong «Niên giám Y tế Trung Quốc», từ năm 1971 – 2012, tổng số ca sinh non của Trung Quốc là 270 triệu.

Nhà kinh tế học Amartya Sen được giải Nobel từng chỉ ra, cả thế giới có hơn 100 triệu nữ giới bị mất tích vì tình trạng phân biệt giới tính, trong đó quốc gia nghiêm trọng nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.

Ngoài ra, Trung Quốc còn đối diện nguy cơ già hóa nhân khẩu. Theo thống kê của World Bank, Trung Quốc là nước có số người già đông nhất thế giới, theo đó tổng số người trên 60 tuổi là 220 triệu người. Dự tính đến 2050, số người trên 60 tuổi sẽ vượt quá 40% nhân khẩu.

Chính quyền Trung Quốc từng tiết lộ, số người trên 60 tuổi ở Trung Quốc năm 2013 đã vượt quá 200 triệu, chiếm 14,9% dân số. Theo dự tính, trong tương lai 20 năm nữa Trung Quốc sẽ vào giai đoạn đỉnh cao già hóa dân số, bình quân hàng năm có thêm 10 triệu người già. Hiện nay trên thế giới chỉ có mình Trung Quốc là nước có số người già trên 100 triệu người.

Theo thống kê của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc năm 2015, trước năm 2020, thị trường việc làm của Trung Quốc sẽ giảm hàng năm 1,55 triệu người; từ năm 2020 đến 2030 mỗi năm giảm 7,9 triệu người; từ 2030 – 2050 số người trong tuổi lao động sẽ giảm 8,35 triệu người mỗi năm.

Bảo Minh (T/H)

Xem thêm: