Khoảng 7.000 trẻ em Trung Quốc Đại Lục tử vong hàng năm vì dùng thuốc không phù hợp, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ ra nguyên nhân vì các bậc cha mẹ thiếu hiểu biết về an toàn khi dùng thuốc, nhưng khảo sát lại tư liệu cho thấy hiện tượng dùng sai thuốc cho trẻ cũng tồn tại ở nhiều bệnh viện.

dân số Trung Quốc
Khoảng 7.000 trẻ em Trung Quốc Đại Lục tử vong hàng năm vì dùng thuốc không phù hợp. (Ảnh minh họa từ Pixabay)

Mỗi năm 7.000 trẻ tử vong vì dùng thuốc không phù hợp

Gần đây truyền thông Trung Quốc Đại Lục  dẫn “Sách trắng về Báo cáo điều tra An toàn dùng thuốc của trẻ em Trung Quốc năm 2016”, theo đó chỉ ra, do dùng thuốc không đúng, mỗi năm khoảng 30.000 trẻ em bị điếc và 7.000 trẻ tử vong. Tỷ lệ phản ứng nghịch với thuốc của trẻ là 12,5%, cao gấp đôi so với người lớn, trong đó tỷ lệ phản ứng nghịch với thuốc của trẻ sơ sinh cao gấp bốn lần người lớn.

Bên cạnh đó, Báo cáo Phản ứng nghịch với thuốc (adverse drug reaction, ADR) do Cục Quản lý Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc công bố cho biết, số trẻ 14 tuổi trở xuống phản ứng nghịch với thuốc chiếm 10,6% tổng số trẻ trong báo cáo năm 2016, trong đó số bị phản ứng nghịch với thuốc ở mức nghiêm trọng chiếm 5,5%.

Được biết, ở Trung Quốc Đại Lục có hơn 3500 loại chế phẩm dược phẩm, trong đó loại chuyên dùng cho trẻ chỉ có trên 60 loại. Khi cha mẹ đưa con đi bệnh viện để điều trị, nhiều loại thuốc mà bác sĩ cho trẻ dùng lại là thuốc dành cho người lớn.

Thông tin dẫn lại ý kiến một bác sĩ khoa nhi giấu tên tại một bệnh viện hàng đầu ở Bắc Kinh cho biết: “Thuốc chuyên dùng dành cho trẻ em không đủ, nguyên nhân chủ yếu là không mang lại nhiều lợi nhuận nên các nhà sản xuất không muốn sản xuất, vì thế thuốc cho trẻ ngày càng khan hiếm…”.

Thông tin không nêu rõ trường hợp cụ thể dùng thuốc không đúng, nhưng trích dẫn ý kiến của chuyên gia dược là Viện sĩ Lý Liên Đạt (Li Lianda) cho biết: “Cha mẹ thường có một quan niệm sai lầm cho rằng bệnh khoa nhi là thu nhỏ của bệnh khoa nội, dùng viên thuốc khoa nội bẻ làm đôi hoặc tư rồi cho trẻ dùng là được. Quan niệm này là hoàn toàn sai…

Ai đã dùng thuốc không phù hợp?

Tra lại các thông tin trước đây có thể thấy, trong vấn đề sử dụng thuốc không đúng, truyền thông nhà nước Trung Quốc thường đổ lỗi cho cha mẹ vì thiếu nhận thức về an toàn thuốc. Tuy nhiên, qua kiểm tra lại nhiều nguồn tư liệu có thể thấy, hiện tượng dùng sai thuốc cho trẻ tồn tại cả ở nhiều bệnh viện. Chỉ trong tháng 12 năm ngoái, nhiều người đã chia sẻ trên mạng internet về ba vụ việc bệnh viện dùng thuốc không phù hợp.

Ngày 02/12 năm ngoái, một bé trai 10 tuổi ở thành phố Hoa Âm tỉnh Thiểm Tây bị thiệt mạng vì sốc thuốc sau khi tiêm thuốc Hỉ Viêm Bình (Xiyanping, 喜炎平) nổi tiếng. Cách thời điểm cậu bé bị tiêm thuốc này không lâu, loại thuốc này đã bị cơ quan chức năng yêu cầu tạm dừng sử dụng vì có 10 phản ứng phụ nghiêm trọng.

Theo thông tin nhà sản xuất thuốc Hỉ Viêm Bình thông báo, đây là thuốc dùng rộng rãi cho các loại bệnh cảm nhiễm của người lớn và bệnh cảm nhiễm hệ hô hấp, bệnh tay chân miệng, tiêu chảy của trẻ em.

Vấn đề đáng lưu ý là, trong “Nghiên cứu Dược phẩm trước và sau đưa ra thị trường đối với thuốc tiêm Hỉ Viêm Bình” do Viện Nghiên cứu Lâm sàng Trung y thuộc Viện Khoa học Trung y Trung Quốc hợp tác Công ty dược Thanh Phong Giang Tây, ngoài nghiên cứu tính an toàn phi lâm sàng đối với chuột, phần đề cập đến tính an toàn lâm sàng đối với người chỉ cho biết “sau khi đưa ra thị trường”. Nhưng theo quy định của Tổng cục Quản lý Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc, bất cứ loại thuốc mới nào trước khi tung ra thị trường đều phải qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người thì mới được phê chuẩn dùng phổ biến cho người.

20180206061328554
Thuốc Pidotimod ở Trung Quốc có doanh thu hàng năm là 4 tỷ nhân dân tệ, nhưng đến nay vẫn chỉ dừng lại ở giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng áp dụng đối với động vật.

Cuối tháng 12 năm ngoái, Thạc sĩ dược Đới Liên Mai (Jilian Mei) thuộc Đại học Y Hiệp Hòa ở Bắc Kinh tiết lộ, doanh thu hàng năm của Pidotimod ở Trung Quốc là 4 tỷ nhân dân tệ, nhưng đến nay vẫn chỉ ở trong giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng đối với động vật.

Tác giả cho biết, Pidotimod là “con cưng” của các bác sĩ khoa nhi, khoa tai mũi họng và khoa da liễu, hầu hết mọi người cho trẻ khám bệnh ra từ ba khoa này ra đều thấy đơn thuốc trên tay mọi người có ghi Pidotimod…

Vấn đề gây sốc là, mặc dù thuốc này đã có trên thị trường ở Ý vào năm 1993, nhưng đến nay vẫn chỉ dừng lại ở giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng áp dụng cho động vật, không phải gà thì là chuột bạch, không có ý nghĩa thực tế về lâm sàng.

Screen Shot 2018 02 07 at 4.55.41 AM copy
Một người mẹ tiết lộ trên Sina Weibo, bác sĩ yêu cầu tiêm Metamizole Sodium cho trẻ bị sốt.

Cũng vào cuối tháng 12 năm ngoái, một người mẹ chia sẻ trên Sina Weibo, bác sĩ yêu cầu tiêm Metamizole Sodium cho trẻ bị sốt.

Tuy nhiên, năm 1977 Metamizole Sodium đã bị cấm dùng tại Mỹ, sau đó hơn 30 quốc gia như Nhật Bản, Úc, Iran và các nước thành viên EU… cũng cấm dùng loại thuốc này.

Thông tin dữ liệu phản ứng có hại của thuốc công bố năm 2008 của Trung tâm Quốc gia Trung Quốc về Giám sát Phản ứng có hại của thuốc cho thấy, đối với thuốc Metamizole Sodium, trong 11 trường hợp sốc thuốc do dị ứng với thuốc, 7 trường hợp tử vong; trong 16 trường hợp phản ứng máu, 1 tử vong; trong 31 trường hợp phản ứng da và cơ quan phụ thuộc da, 4 trường hợp tử vong; trong 17 trường hợp phản ứng hệ thống tiết niệu, 5 tử vong; trong 9 trường hợp phản ứng hệ thống tiêu hóa, 1 tử vong; ngoài ra là 8 trường hợp phản ứng nghiêm trọng khác như ngừng hô hấp, không kiểm soát được tiểu tiện, 1 người tử vong.

Tuy nhiên đến nay, trên website của Cục Quản lý Nhà nước Trung Quốc về Dược phẩm vẫn có thể tìm ra thông tin về thuốc Metamizole Sodium do Trung Quốc sản xuất dưới cả dạng viên uống và thuốc tiêm. Trang NetEase chỉ ra, theo số liệu trên trang web của Cục Quản lý Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc, tính đến ngày 22/6/2017, trên toàn Trung Quốc Đại Lục có 1339 văn bản phê chuẩn sản xuất Metamizole Sodium.

Mộc Mai

Xem thêm: