Hàng năm, chính quyền Trung Quốc đều gia tăng các biện pháp nhằm ngăn chặn các hoạt động tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An môn năm 1989. Vào tháng 5/2016, bốn nhà hoạt động xã hội Trung Quốc đã bị bắt vì có liên quan đến nhãn rượu “Minh Ký Bát Tửu Lục Tứ” gợi nhớ về sự kiện thảm sát Thiên An Môn hay còn gọi là sự kiện Lục Tứ ngày 4/6/1989. Dưới đây là bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của ông Trần Phá Không, một nhà bình luận về vấn đề Trung Quốc.

Dang Tieu Binh Thien An Mon

Tháng 4/2017, bốn nhà hoạt động xã hội tại Thành Đô gồm Trần Binh, Phù Lục Hải, La Dự Phú và Trương Tuyển Dũng đã bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) truy tố với tội danh chính là “kích động lật đổ chính quyền quốc gia”. Nguyên nhân chủ yếu vì 4 nhà hoạt động này hồi năm ngoái đã đăng tải và quảng cáo nhãn rượu “Minh Ký Bát Tửu Lục Tứ” trên tài khoản Wechat. Nữ thi sĩ Mã Thanh của Trung Quốc khi đăng tải hình ảnh nhãn thiết kế vỏ chai này lên mạng internet cũng bị bắt giữ gần 1 tháng.

Phù Hải Lục, La Dự Phú, Trương Tuyển Dũng và Trần Binh (từ trái qua phải). Ảnh: Weiquanwang
Phù Hải Lục, La Dự Phú, Trương Tuyển Dũng và Trần Binh (từ trái qua phải). Ảnh: Weiquanwang
Cảnh sát Thành Đô bắt giữ anh Phù Hải Lục và kết vào “tội danh kích động lật đổ chính quyền quốc gia” vì quảng cáo nhãn rượu “Minh Ký Bát Tửu Lục Tứ”.
Cảnh sát Thành Đô bắt giữ anh Phù Hải Lục và kết vào “tội danh kích động lật đổ chính quyền quốc gia” vì quảng cáo nhãn rượu “Minh Ký Bát Tửu Lục Tứ”.

Bốn nhà hoạt động này đã quảng cáo một loại rượu phổ biến ở Trung Quốc được gọi là “bạch tửu”, trên đó có dán nhãn kỷ niệm 27 năm sự kiện thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Nhãn rượu được in với tên gọi “Minh Ký Bát Tửu Lục Tứ” nghĩa là “Nhớ rõ ngày 4 tháng 6 năm 89”, cùng hình ảnh một thanh niên trước đoàn xe tăng – biểu tượng đã đi vào lịch sử của vụ thảm sát đẫm máu mà ít ai có thể quên được. Trên nhãn chai còn viết Vĩnh viễn không quên, vĩnh viễn không buông”, cùng với dòng “quảng cáo” loại rượu 64 độ này đã được “chưng cất” suốt 27 năm.

Thien An Mon 2

Sự kiện “bình rượu” này, xét từ góc độ phương diện nào đi chăng nữa cũng không thế cấu thành lý do cho việc truy tố. Về phương diện truyền thống, nó thuộc về văn hóa ẩn dụ; về ý nghĩa xã hội học, nó thuộc về hành vi nghệ thuật; còn xét về phân cấp văn minh xã hội, thì thuộc về tự do ngôn luận. Ngay cả từ phương diện luật pháp của ĐCSTQ, thì cũng đều không có cơ sở. Thế nhưng 4 nhà hoạt động xã hội này lại bị khép vào đại tội “phiến động lật đổ chính quyền quốc gia”.

Một chai rượu, liệu có thể lật đổ chính quyền của quốc gia hay không? Chỉ có thể lý giải rằng, giới cầm quyền thần kinh quá mẫn cảm, hoặc giả là chính quyền này quá yếu nhược, tâm lý của Trung Nam Hải quá yếu đuối, so sánh với biểu hiện oai phong lẫy lừng và bất khả xâm phạm bề ngoài mà nó xây dựng, có vẻ như không hề phù hợp. Bất kỳ một ai “tinh mắt” sẽ đều nhìn thấu được thực chất của nó.

Tất cả mọi thứ đều phải suy xét từ vụ thảm sát ngày 4/6. Bởi vì đã phạm phải một đại tội kinh thiên động địa, nên ĐCSTQ đã tạo ra vô số những lời dối trá rợp trời dậy đất, để che đậy tội ác của nó. Vì vậy, đối với bất kỳ một thông tin sự thật nào tiết lộ ra, nó đều nhanh chóng tìm cách che lấp đi; đối với bất kỳ cá nhân nào muốn lật lại lịch sử, thì đều ngang nhiên bị bức hại. Sự việc bắt giữ phi pháp bốn nhà hoạt động xã hội “Minh Ký Bát Tửu Lục Tứ” chỉ là một trong vô số các trường hợp bị bức hại không ngừng suốt 28 năm qua. Tựu chung lại, thì chính quyền ĐCSTQ đã không ngừng phạm thêm các tội mới: tội phản nhân quyền, tội phản dân tộc và tội phản nhân loại. Thực chất, chính là dùng tội mới để che đậy cho tội cũ. Đến cuối cùng thì tội ác quá nhiều, không sách nào chép được hết.

Năm 1989, ông Đặng Tiểu Bình đã điều động hàng trăm ngàn binh sĩ giải phóng quân, bao vây Bắc Kinh, sau cùng đã hạ lệnh tàn sát tàn bạo, cuộc đàn áp đẫm máu quy mô lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc cũng như ở nước ngoài – cũng là cuộc vận động dân chủ lớn mạnh hào tráng nhất. Vậy thì động cơ của ông ta khi hạ lệnh thảm sát là gì?

Tháng Hai năm nay, một hãng truyền thông trong nước có tên “Trung Quốc báo đạo” đã đăng một  bài báo dài có tiêu đề “Đặng Phác Phương trở thành ‘bộ phận những người làm giàu trước’ như thế nào?”, đây quả thực là một chứng cứ xác thực to lớn và tư liệu rõ ràng hiếm có, tiết lộ nội tình tham nhũng gây chấn động khi Đặng Phác Phương, con trai ông Đặng Tiểu Bình làm chủ Đặng gia.

Năm 1983, theo lệnh của ông Đặng Tiểu Bình, chính quyền khi đó đã chi 26 triệu nhân dân tệ từ kho bạc, giao cho Đặng Phác Phương làm kinh phí hoạt động cho “Quỹ Phúc lợi hội người khuyết tật Trung Quốc” và “Trung tâm phục hồi thân thể người thương tật Trung Quốc”. Từ xuất phát điểm này, khắp trong ngoài nước đã tiến hành quyên góp và bán lại hàng lậu quy mô lớn, Đặng Phác Phương mặc dù ngồi trên xe lăn, nhưng đã nhanh chóng thâu tóm 177 cơ cấu trục lợi, tuyển được hơn 13.000 nhân viên quân đội và chính trị chuyên đi thu tiền cho các hoạt động, tài nguyên cứ thế ùn ùn kéo đến.

>> Số phận nghiệt ngã của những quan to Trung Quốc bị đấu tố trong “Cách mạng Văn hóa”

Ngoài Đặng Phác Phương, những người con gái và con rể của ông Đặng Tiểu Bình, ai ai cũng đều biết kiếm tiền và hết sức giàu có, trở thành những người đứng đầu trong giới làm ăn kinh doanh. Con trai thứ Đặng Chất Phương, làm Tổng giám đốc Tập Đoàn Tứ Phương; con gái cả Đặng Lâm, làm Hội trưởng Hội giao lưu Mỹ thuật Đông Phương; con gái thứ Đặng Nam, làm Giám đốc Tập đoàn Đông Sang; con gái út Đặng Dung làm Chủ tịch Tập đoàn bất động sản Thâm Quyến; con rể Ngô Kiến Thường làm Chủ tịch Tập đoàn Kim Huy ở Hồng Kông, Chủ tịch Tập đoàn Kim loại màu Đông Phương, Chủ tịch Tập đoàn Quốc tế Ngân Kiến; con rể Trương Hoành làm Cục trưởng Cục Phát triển Khoa học kỹ thuật thuộc Viện Khoa học; con rể Hạ Bình làm Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Lợi Trung Quốc; Phó chủ tịch Tập đoàn Tân Hải Khang, Phó chủ tịch Công nghiệp Tân Hồng Cơ; em gái Đặng Tiểu Bình là Đặng Tiên Quần cũng là Bộ trưởng Bộ công trình tổng cục chính trị…

Sau đó “hậu sinh khả úy” Ngô Tiểu Huy, cháu rể của ông này là Giám đốc Tập đoàn An Bang, cũng là một tên tuổi giàu có trong giới tỷ phú Trung Quốc, sẵn sàng vung tay chi hàng trăm tỷ đô la Mỹ thâu tóm các hãng lớn ở nước ngoài. “Hãy để một số người làm giàu trước.” Theo lời kêu gọi của ông Đặng Tiểu Bình, thì con cháu gia tộc họ Đặng, bao gồm cả họ hàng thân thích cho đến bà con xa, đều dẫn đầu trở thành “những người làm giàu trước”, thêm nữa còn là thiểu số trong vô số ít ỏi những người giàu đến mức ‘chảy mỡ’.

Nhìn lại động cơ của ông Đặng Tiểu Bình trong vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 thực sự là hết sức rõ ràng. Vì quyền lực, vì để thu lợi ích, tham nhũng – chính là những động cơ nguyên thủy nhất cho việc ông này hạ lệnh nổ súng thảm sát. Những cái gọi là “chấm dứt bất ổn”, “ổn định áp đảo tất cả”, “tập trung nỗ lực vào kiến thiết” đều chỉ là cái cớ và chiêu bài che đậy cho vụ thảm sát.

Sau sự kiện Lục Tứ, sự tham nhũng hủ bại trên quan trường Trung Quốc phát triển trên quy mô lớn, như hồng thủy thác lũ vỡ bờ. Từ người lãnh đạo tối cao, ủy viên thường vụ bộ chính trị, ủy viên bộ chính trị, từ các quan chức cấp tỉnh thành phố đến cấp huyện, cấp xã, không thiếu tiểu xảo dùng quyền lực, vơ vét cho đầy túi tham. Các giao dịch chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài ngày một nhiều hơn, đến mức tạo nên “Báo cáo điều tra của Liên minh phóng viên quốc tế”, “Hồ sơ Panama” cùng nhiều vụ bê bối kinh thiên động địa khác, gây chấn động quốc tế.

>> Tội lớn nhất của ông Đặng Tiểu Bình là gì?

Tham nhũng hủ bại, tham nhũng trên quy mô lớn, tham nhũng đến mức vô phương cứu chữa, khẳng định không chỉ là bằng chứng cho động cơ ông Đặng Tiểu Bình gây ra vụ thảm sát Lục Tứ mà còn trở thành hậu quả trực tiếp của thảm sát ngày 4 tháng 6.

Trần Phá Không

(Bài viết này thể hiện cho lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả Trần Phá Không)

Xem thêm: