Năm 2001, ông Giang Trạch Dân thuê người nước ngoài viết truyện ký về mình, cuốn Tiểu sử Giang Trạch Dân được xuất bản vào tháng 2/2005. Sau đó cuốn Con người Giang Trạch Dân đã ghi lại toàn bộ quá trình của sự kiện trên.

1 i8R6UKcyAe820IIG5sH8LQ
Ông Giang Trạch Dân đã muốn viết tiểu sử về mình từ rất lâu rồi nhưng khi ông Đặng Tiểu Bình còn sống, ông Giang không có gan.

“Công trình 001”

Theo cuốn Con người Giang Trạch Dân, từ rất lâu rồi ông Giang Trạch Dân đã muốn viết tiểu sử về mình, nhưng khi ông Đặng Tiểu Bình còn sống, ông Giang không có gan; sau khi Đặng qua đời, Giang mới đích thân tổ chức, thành lập một ê kíp chuyên để viết tiểu sử cho mình. Nhóm ê kíp này rất mất nhiều công sức, không ngại gian khổ, đi lại nhiều nơi, kết quả những người được phỏng vấn đều nói những điều mà ông ta không muốn nghe, điều gay go nhất chính là sự việc ông Giang sửa đổi thân thế cũng bị tiết lộ ra. Ê kíp viết tiểu sử đã đem những tư liệu này trình lên, khiến ông Giang vô cùng phiền não, không những giải tán ê kíp, mà còn yêu cầu không được trọng dụng những người này. Tuy nhiên, những thông tin xấu về ông vẫn bị lan truyền ra ngoài.

Cuốn Tiểu sử Giang Trạch Dân đầu tiên do Nhà xuất bản Minh Kính xuất bản, và do chuyên gia về vấn đề Trung Quốc người Canada là Turin chấp bút. Turin nói trong Lời nói đầu của cuốn sách rằng, mới đầu viết về cuốn sách này, là vì trong nhà vệ sinh gặp ông Giang Trạch Dân, mặc dù không nói chuyện, nhưng người có thể nói tiếng Trung lưu loát lại bị kích động nên muốn viết Tiểu sử Giang Trạch Dân.

Turin sử dụng nguồn thông tin từ chính quyền Trung Quốc và tư liệu từ tay người thứ nhất. Ông còn dẫn nguồn tin từ 2 tờ báo Hồng Kông được chính quyền Trung Quốc ủng hộ và cho phép được xuất bản tại Trung Quốc Đại Lục là tạp chí Kính Báo (The Mirror) và Quảng Giác Kính. Dù vậy, nhưng ông Giang Trạch Dân vẫn không thích cuốn Tiểu sử này, bởi vì nội dung bên trong không có điều mà ông ta muốn nói.

Cuối cùng, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị sắp được thăng chức làm Thường ủy là Tăng Khánh Hồng đưa ra chủ ý: tìm một người nước ngoài hoàn toàn không hiểu gì về tiếng Trung làm “xạ thủ” là tốt nhất, người được phỏng vấn cần phải có phiên dịch, tài liệu cung cấp cũng cần phải phiên dịch, như thế sẽ hoàn toàn nắm giữ trong tay, muốn họ viết thế nào thì viết như thế.

Ông Giang rất tán thưởng chủ ý này, lập tức phái Giả Diên An đi thực hiện, bởi vì sự việc xảy ra năm 2001 nên chuyên án này được mệnh danh là “Công trình 001”.

Tìm kiếm “xạ thủ”

Việc tìm kiếm một người nước ngoài để viết cũng khiến Giả Diên An tốn biết bao tâm sức, và ông ta lại đến thỉnh giáo Tăng Khánh Hồng. Ông Tăng cho rằng không thể tìm người viết chuyên nghiệp, bởi vì những người này sẽ khó kiểm soát, họ viết gì cũng cần phải điều tra rõ ràng. Tốt nhất là người nước ngoài làm ăn tương đối lớn ở tại Trung Quốc, vì như thế có thể dùng lợi ích kinh tế để mua chuộc và lợi dụng điểm yếu. Cuối cùng, theo báo cáo điều tra của Cơ quan An ninh quốc gia Trung Quốc phát hiện, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Citibank (Mỹ) là ông Robert Lawrence Kuhn đang mở rộng kinh doanh tại đây. Là một thương nhân, lợi ích kinh tế đối với ông là một việc lớn. Thế là có người tìm đến ông để bàn bạc, chỉ cần ông đồng ý viết cuốn Tiểu sử Giang Trạch Dân theo ý đồ của ông Giang, thì chính quyền có thể cho phép Citibank mở rộng kinh doanh hơn nữa tại Trung Quốc. Robert Lawrence Kuhn vui mừng khôn xiết, lập tức đồng ý.

Ngoài việc có nhiều ưu đãi đối với Citibank, chính quyền Trung Quốc còn phê chuẩn cho phép Citibank mở chi nhánh tại Thượng Hải từ ngày 21/3/2002 để tiếp nhận tiền gửi ngoại hối của người dân Trung Quốc, trở thành ngân hàng tư nhân nước ngoài đầu tiên được phép cung cấp dịch vụ ngoại hối toàn diện cho người Trung Quốc.

Robert Lawrence Kuhn không phải là tác gia, không những việc sáng tác là ngoài khả năng, mà còn vướng phải vấn đề về rào cản ngôn ngữ, lại thêm công việc tại ngân hàng vô cùng bận rộn, và còn nhiều hoạt động tiếp đãi khách nữa, nên việc viết tiểu sử cho ông Giang là điều lực bất tòng tâm.

Thế là, Giang Trạch Dân để lãnh đạo một cơ quan trực thuộc trung ương tìm đến một tác giả viết truyện ký nổi tiếng là Diệp Vĩnh Liệt. Theo Diệp Vĩnh Liệt tiết lộ, tháng 3/2001, ông đã nhận được một cuộc điện thoại hẹn gặp mặt từ một người không quen biết xưng là cục trưởng của một cơ quan trực thuộc trung ương, chỉ định ông tham gia viết Tiểu sử Giang Trạch Dân. Vị cục trưởng này nói thẳng thắn, hiện tại danh tiếng chính trị của ông Giang ở ngoài Trung Quốc vô cùng xấu, do đó cần xuất bản một cuốn truyện ký để xây dựng hình tượng, xoay chuyển cục thế; hiện tại Robert Lawrence Kuhn muốn tìm một tác gia Trung Quốc để hợp tác viết, Diệp Vĩnh Liệt được chính quyền xác định là “ứng cử viên số 1”.

“Xuất bản cuốn Tiểu sử Giang Trạch Dân theo quan điểm của chúng tôi

Từ lúc mới bắt đầu, mục đích của ông Giang Trạch Dân chỉ định Robert Lawrence Kuhn viết Tiểu sử đã rất minh xác, đó chính là: “Tiểu sử Giang Trạch Dân xuất bản theo quan điểm của chúng tôi”.

Diệp Vĩnh Liệt tiết lộ, dưới sự sắp đặt của chính quyền, ông là người sáng tác cho công trình được chính quyền đặt tên là “Công trình 001”  và tiến hành đưa ra kế hoạch toàn diện, ông viết ra đề cương hơn 3000 chữ, 15 trang về cuộc đời ông Giang Trạch Dân và danh sách tham khảo lượng lớn sách báo cùng hơn 100 người được phỏng vấn. Nhưng cuối cùng, chính quyền lấy lý do, cuốn sách này nên để người nước ngoài lộ diện viết là tương đối thích hợp, nên đã từ chối để tên Diệp Vĩnh Liệt và Robert Lawrence Kuhn là đồng tác giả, chỉ coi ông Diệp là người “cầm súng” đứng sau, hy vọng ông không khăng khăng đòi hai người làm đồng tác giả. Đây đương nhiên là ý của ông Giang Trạch Dân. Tại sao để người nước ngoài viết tiểu sử về Giang Trạch Dân lại thích hợp hơn, là bởi vì có thể mê hoặc được người dân Trung Quốc. Diệp Vĩnh Liệt đã dừng hợp tác với Robert Lawrence Kuhn, nhưng thành quả nghiên cứu của ông lại bị Robert Lawrence Kuhn lấy mất.

Tiểu sử Giang Trạch Dân xuất bản vào tháng 2/2005. Cuốn ngụy truyện này đã ca tụng ông Giang Trạch Dân, nhưng đối với việc ông Giang bán đứng đất nước, bức hại Giáo hội gia đình Cơ đốc giáo, nhân sĩ dân chủ và Pháp Luân Công cho đến cuộc sống thối nát, tham ô hủ bại lại không hề nhắc đến một chữ nào.

Trí Đạt

Xem thêm: