Quốc vụ viện Mỹ hàng năm đều công bố báo cáo về tình hình tự do tôn giáo tại 199 quốc gia trên thế giới. Suốt từ năm 1999 đến nay, Trung Quốc luôn nằm trong danh sách các quốc gia “cần đặc biệt theo dõi”.

Quoc vu vien My

Ngày 20/5 vừa qua, Quốc vụ viện Mỹ công bố báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2015. Theo đó, Trung Quốc tiếp tục bị liệt vào danh sách “cần đặc biệt theo dõi” vì vẫn duy trì bức hại các nhóm như Pháp Luân Công, Thiên Chúa Giáo, người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và các luật sư nhân quyền v.v.

Trung Quốc tiếp tục bức hại Pháp Luân Công

Theo báo cáo của Quốc vụ viện Mỹ, Trung Quốc vẫn duy trì Phòng 610, được thành lập ngày 10/6/1999, là cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công mà chính quyền gọi là “tôn giáo X”. Báo cáo sau đó cũng đưa ra một danh sách rất nhiều vụ việc các học viên Pháp Luân Công bị bức hại như:

Tháng 4/2015, tại thành phố Thạch Gia Trang ở tỉnh Hắc Long Giang, tòa đã kết án hai người tu Pháp Luân Công là cô Biện Hiểu Huy hơn 3 năm tù và chị họ của cô Biện, cô Trần Anh Hoa 4 năm tù. Cô Biện vì đứng ngoài nhà tù tại Thạch Gia Trang giương biểu ngữ “Tôi muốn gặp cha tôi” mà bị bắt giam. Cha cô Biện Hiểu Huy là ông Biện Lệ Triều vì tham gia tập Pháp Luân Công mà bị kết án 12 năm tù. Cô Trần Anh Hoa sau đó đã gửi thông báo về vụ việc lên mạng.

Báo cáo của Quốc vụ viện Mỹ nhiều lần dẫn thông tin từ trang Minh Huệ (trang web của Pháp Luân Công). Theo đó nửa sau của năm 2015, tại tỉnh Phúc Kiến có 13 người tu Pháp Luân Công bị chính quyền tiến hành đe dọa, bắt cóc, kết án tù hoặc đưa vào trại tẩy não. Trong 3 người bị giam thì có 1 người đã tử vong trong thời gian bị giam giữ.

Theo các hãng truyền thông và tổ chức phi chính phủ quốc tế về vấn đề Pháp Luân Công, trong những ngày “nhạy cảm”, số người tu Pháp Luân Công bị bắt và giam giữ ngày càng gia tăng. Có thời điểm chính quyền yêu cầu các công dân địa phương báo cáo thông tin về người tu Pháp Luân Công và những người báo cáo này sẽ được thưởng tiền. Theo Minh Huệ, trước Đại hội đại biểu Nhân dân Trung Quốc và kỳ họp Chính hiệp vào tháng 3, chính quyền Thiên Tân đã tiến hành bắt ít nhất 20 người tu Pháp Luân Công, tịch thu tài liệu giới thiệu Pháp Luân Công và lấy đi máy tính cùng các vật dụng cá nhân khác. Trong một trường hợp bắt giữ người tu Pháp Luân Công, Cục trưởng Cục Công an Thiên Tân Triệu Phi đã thưởng ngay cho những người liên quan 10.000 nhân dân tệ (tương đương 33 triệu đồng).

Báo cáo của Tổ chức thông tin Pháp Luân Công tại nước ngoài cũng ước tính, hơn 1.000 người tu Pháp Luân Công bị chính quyền tạm giam phi pháp, thời gian có thể kéo dài đến 3 năm.

Báo cáo Tự do tôn giáo trích dẫn thông tin từ Minh Huệ cho biết, nửa sau của năm 2015, 91 người tu Pháp Luân Công đã bị chính quyền Quảng Đông “bức hại, đe doạ, bắt cóc, bị mất tích, bị kết án hoặc bị cưỡng ép cải tạo lao động”. Cùng kỳ, 24 học viên Pháp Luân Công bị khởi tố, có 7 người bị phán quyết từ 1 đến 4 năm tù.

Trong báo cáo cũng đề cập đến trường hợp của ông Vương Trị Văn. Sau thời gian 15 năm bị cầm tù vì tu luyện Pháp Luân Công, con gái ông là cô Vương Hiểu Đan cùng chồng đã làm thủ tục để ông được đoàn tụ với gia đình tại Mỹ. Nhưng khi đến sân bay, ông Vương đã bị hải quan Trung Quốc thu giữ hộ chiếu và không cho xuất cảnh.

Luật sư không được phép biện hộ cho người tu Pháp Luân Công

Chính quyền Trung Quốc không cho phép người tu Pháp Luân Công tiếp xúc với luật sư biện hộ mà họ chọn. Không những thế, những luật sư này còn bị cảnh sát và nhân viên tư pháp sách nhiễu, bị uy hiếp tước bỏ giấy phép hành nghề. Mục đích làm những luật sư biện hộ này bỏ cuộc và tòa án sẽ chỉ định luật sư thay thế.

Theo Minh Huệ, tại phiên tòa xử án những người tu Pháp Luân Công, trình tự tố tụng cũng không theo pháp luật thông thường như đưa ra lời biện hộ, mời nhân chứng hay lấy chứng cứ. Nhiều luật sư bị thẩm phán ngắt lời không cho phát biểu hoặc bị cưỡng ép đưa ra khỏi tòa. Ví dụ như trường hợp xử Diệp Quảng Huy (Ye Guanghui), thẩm phán không cho phép luật sư biện hộ gặp mặt riêng thân chủ mà chỉ cho phép đến phiên tòa.

Báo cáo của cơ quan nhân quyền cho biết, rất nhiều người tu Pháp Luân Công bị kết tội “lật đổ chính quyền quốc gia” và bị giam giữ. Ví dụ, Hoàng Tiềm (Huang Qian) và Trịnh Cảnh Kiên (Zheng Jingxian) bị bắt vào tháng 2 và tháng 6 năm 2015 đều với tội danh này. Theo báo cáo, những người này bị ngược đãi thân thể trong quá trình thẩm vấn, không cho phép yêu cầu luật sư biện hộ và bị đưa đến trại tẩy não.

Theo Tổ chức thông tin về Pháp Luân Công, ngày 25/8, cô Quách Bích Trân (Guo Bizhen) đang phát tờ rơi giới thiệu về Pháp Luân Công tại khu vực mình sinh sống thì bị cảnh sát bắt. Cô cũng bị từ chối không cho gặp mặt luật sư.

Luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh và Trương Khải

Theo báo cáo của Quốc vụ viện Mỹ, Trung Quốc tiếp tục hạn chế các hoạt động của luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh, chỉ cho phép ông được nhận các chữa trị y tế. Ông Cao từng tham gia biện hộ cho các tín đồ Thiên Chúa Giáo, người tu Pháp Luân Công và các tổ chức tín ngưỡng khác.

Báo chí cho biết, tháng 8/2014, sau khi luật sư Cao Trí Thịnh được thả khỏi tù, quan chức chính phủ vẫn tiếp tục can thiệp vào cuộc sống của ông, không cho phép ông ra ngoài trị bệnh. Theo tiết lộ của luật sư Cao với một phóng viên, ông từng bị tra tấn bằng súng điện và roi điện, không được cung cấp đủ đồ ăn. Sau nhiều năm bị cầm tù, ngày 23/9/2015, ông lại bị bắt một lần nữa và được thả ra sau đó một ngày.

Tháng 8/2015, khi luật sư nhân quyền Trương Khải chuẩn bị gặp Đại sứ tự do tôn giáo quốc tế Mỹ thì bị chính quyền bắt giam vào đêm trước đó. Ông Trương Khải từng tư vấn luật cho các nhà thờ Trung Quốc. Đến tháng 3/2016, luật sư Trương Khải mới được thả ra khỏi tù.

Giáo đồ Thiên Chúa Giáo, Kitô Hữu, người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, các tù nhân lương tâm

Ngoài ra, Báo cáo của Quốc vụ viện cũng nhiều lần nhắc đến các giáo đồ Thiên Chúa Giáo, Kitô Hữu, người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và các tù nhân lương tâm.

Suốt từ năm 2013, chính quyền Chiết Giang đã hạ lệnh phá dỡ các nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Tổng cộng có khoảng 1.500 cây Thập tự bị tháo dỡ. Các cơ quan nhân quyền cho biết, tại khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cũng xảy ra sự việc cảnh sát bắn chết tín đồ đạo Hồi Duy Ngô Nhĩ.

Nhiều tù nhân lương tâm cũng bị bức ép từ bỏ tín ngưỡng (đặc biệt là những người tu Pháp Luân Công, theo báo cáo cho hay đã bị chính quyền Trung Quốc tiến hành “tái giáo dục chuyển hoá”), hoặc là không cho phép họ sở hữu tài liệu tôn giáo hay tiếp xúc với những người thân thuộc các tổ chức tôn giáo. Ví dụ, tại tỉnh Chiết Giang, trung tâm cải tạo lao động đã từ chối cho phép các thành viên gia đình cung cấp cho người bị giam kinh thánh và thực phẩm.

Can thiệp hoạt động của Pháp Luân Công tại nước ngoài

Theo Báo cáo Tự do Tôn giáo năm 2015, có sự can thiệp của Trung Quốc với các hoạt động Pháp Luân Công ở hải ngoại. Các tổ chức điều tra cho biết, quan chức Trung Quốc đã gây sức ép lên chính phủ và các nhà nhà quản lý tại nhiều nước nhằm hạn chế các đài phát thanh phát sóng nội dung liên quan đến Pháp Luân Công.

Tự Minh

Xem thêm: