Ngày 28/11, Tân Hoa Xã đưa tin, Thượng tướng Trương Dương, nguyên chủ nhiệm Bộ công tác chính trị Quân ủy Trung ương  liên quan đến “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật” và bị điều tra. Bản tin còn cho biết, sau khi Quân ủy Trung ương thẩm tra xác minh Trương Dương liên quan đến manh mối vụ án Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, nhận định Trương Dương vi phạm nghiêm trọng kỷ luật, liên quan đến hối lộ và nhận hối lộ, tài sản lớn có nguồn gốc bất minh.

phong phong huy
Thượng tướng Trương Dương (phải) và Phòng Phong Huy (trái) trong một phiên họp của ĐCSTQ. (Ảnh qua Dwnews)

Từ sau Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến nay Trương Dương là quan chức cấp cao nhất tự sát thành công trong số các quan chức cấp cao của ĐCSTQ “ngã ngựa”, và cũng là tướng lĩnh cấp cao trong quân đội. Sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách quân đội, 4 tổng bộ bên dưới của Quân ủy Trung ương chuyển đổi thành 3 ủy và 6 bộ, tính quan trọng của Bộ Công tác Chính trị mặc dù đã bị giảm xuống so với Bộ Tổng Chính trị trước đó, nhưng do quân đội được “đảng chỉ huy nòng súng” nên Bộ Chính trị vẫn đóng vai trò quan trọng. Hơn nữa, Bộ Công tác Chính trị vẫn là đơn vị chủ quản về nhân sự trong quân đội, do đó Trương Dương tự sát đã gây chấn động quân đội. Nguồn tin từ Trung Quốc Đại Lục cho biết, trước đó hai tuần, quan chức quân đội đều nhận được mệnh lệnh tập trung học tập, thực tế đó là hội nghị không chính thức của Bắc Kinh. Theo những thông tin được tiết lộ, hội nghị chủ yếu nói về việc Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Trương Dương  tham ô hủ bại như thế nào. Đương nhiên, điều quan trọng là nói với những cán bộ tham dự rằng, những người này chết cũng chưa đền hết tội. Đây là nguyên nhân mà trang mạng của quân đội cao giọng nói về vấn đề Trương Dương tự sát.

Sau Cách mạng văn hóa năm 1978, quan chức cấp cao đang tại vị tự sát là điều rất hiếm gặp, trong đó có vụ nổi tiếng là vụ Phó thị trưởng thành phố Bắc Kinh Vương Bảo Sâm. Còn những vụ quan chức tự sát khác thì phần lớn đều là quan chức cấp huyện trở xuống.

Từ sau Đại hội 18 ĐCSTQ, tướng lĩnh cấp cao trong quân đội tự sát cũng là điều thường thấy. Ngày 2/9/2014, Thiếu tướng Khương Trung Hoa – Bộ trưởng Trang bị Hạm đội Hải Nam đã nhảy lầu tự sát tại Ninh Ba.

Ngày 13/11/2014, Trung tướng Mã Tường – Phó chính ủy Hải quân, nhảy lầu tự tử trong khuôn viên của Hải quân.

Cuối tháng 11/2014, Thiếu tướng Tống Ngọc Văn – Phó Chính ủy Quân khu tỉnh Cát Lâm treo cổ tự tử.

Năm 2015, Lưu Tử Vinh – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Kiểm soát Không lưu quốc gia kiêm Cục trưởng Cục Quản lý Không lưu Bộ Tham mưu Tác chiến nhảy lầu tự sát.

Năm 2016, Thiếu tướng Trần Kiệt – Chính ủy Quân đoàn 42 uống thuốc tự tử; Lý Phó Văn – Chủ nhiệm Trung tâm quản lý doanh nghiệp Bộ Hậu cần Hải quân nhảy lầu tự tử. 

Cũng trong năm 2016, Thiếu tướng Khúc Duệ – Phó Tổng chỉ huy Duyệt binh, Phó cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Liên hợp Tham mưu Quân ủy Trung ương treo cổ tự tử.

Không chỉ quân đội, tỷ lệ quan chức trong hệ thống chính trị pháp luật của ĐCSTQ tự tử còn nhiều hơn.

Tháng 9 vừa qua, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật thành phố Bình Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam là Lý Vĩnh Sinh đã nhảy lầu tự tử tại Trịnh Châu. Ngày 2/11, Tổ trưởng Tổ Kiểm tra Kỷ luật tỉnh ủy Hồ Nam, kiêm Ủy viên Ủy ban Chính trị Pháp luật tỉnh Hồ Nam Tiểu Hòa rơi từ trên lầu xuống tử vong. Ngày 10/4/2017, Trâu Lợi Dân, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát thị trấn Lâu Để tỉnh Hồ Nam nhảy lầu tự tử.

Ngày 12/4/2017, Phó Dương Kiệt, Chánh án Tòa án huyện Gia Thiện, tỉnh Chiết Giang nhảy lầu tại nơi ở và bị trọng thương.

Tháng 5/2016, Hằng Kiệt, Thường ủy, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật huyện Kỳ Dương tỉnh Hồ Nam Đường nhảy lầu ở khách sạn địa phương và bị trọng thương.

Ngày 19/4/2016, một cán bộ Viện kiểm sát huyện Hoành, thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây nhảy lầu tử vong.

Ngày 6/4/2016, Mễ Kiến Quân, Chánh án tòa án hình sự thuộc Tòa án trung cấp thành phố Thông Liêu, Khu tự trị Nội Mông rơi từ trên cao xuống tử vong.

Ngày 21/12/2015, Tông Thành Nghĩa, Chánh án Tòa án huyện Y An, thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang ngã từ trên cao xuống tử vong.

Ngày 9/11/2015, Hác Tráng, Cục trưởng Cục Công an, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật, Thường ủy thành phố Giao Hà, tỉnh Cát Lâm rơi từ tầng 6 của Cục Công an và tử vong.

Ngày 23/10/2015, Lý Thắng Lợi, Trưởng Phòng 610 (Cơ quan chuyên về bức hại Pháp Luân Công) thành phố Tây An nhảy lầu tự tử.

Ngày 2/5/2015, Kim Hải Ninh, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Hải Tây Châu, tỉnh Thanh Hải nhảy lầu tự tử tại nhà riêng.

Ngày 31/3/2015, Tưởng Hồng Lượng, pPhó Bí thư, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô nhảy lầu tự tử ở tháp Văn Phong.

Những vụ tự sát này thực ra chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm. Quân đội và hệ thống chính trị, pháp luật, công an là gốc rễ để chính quyền ĐCSTQ giữ vị trí độc tài của mình. Có thể suy đoán, sau Đại hội 19, tình hình rối loạn của chính trị Trung Quốc vẫn đang tiếp tục.

Trí Đạt

Xem thêm: