Trung tướng Chu Y Băng, nguyên Tư lệnh quân khu Bắc Kinh, từng là Phó tổng chỉ huy quân đội Giới nghiêm trong sự kiện Lục Tứ, đã qua đời vào ngày 8/9 tại Bắc Kinh. Trong cuộc vận động dân chủ năm 1989, ông từng xử lý sự kiện chấn động một thời: Trưởng quân đoàn số 38 là Thiếu tướng Từ Cần Tiên kháng lệnh.

3df7f5de ee10 479a 88af 734d58359593
Cuộc thảm sát tại Quảng trường Thiên An môn 1989.

Theo tin đưa từ trang thepaper.cn, bạn bè thân hữu của ông Chu Y Băng đã xác nhận việc ông Chu đã qua đời vì bệnh vào ngày 8/9 vừa qua.

Ông Chu Y Băng sinh năm 1922 ở huyện Sào tỉnh An Huy, tên khai sinh là Chu Dư Bân, có con trai là ông Chu Tiểu Chu hiện đang làm Chủ nhiệm Ban Khắc phục Hậu quả Quân khu Thành Đô。

Năm 1987, ông Chu Y Băng đảm nhiệm vị trí Tư lệnh quân khu Bắc Kinh, năm 1988 được trao tặng quân hàm Trung tướng. Năm 1989, sau khi cuộc vận động dân chủ bùng nổ, ông Chu Y Băng đảm nhiệm vị trí Phó tổng chỉ huy quân đội Giới nghiêm.

Tờ “Nhật Báo” (Hồng Kông) căn cứ theo lời kể của nhà lịch sử Ngô Nhân Hoa và Dương Kế Thằng, người đảm nhiệm vị trí Trưởng quân đoàn số 38 thời đó là Tướng Từ Cần Tiên đã từ chối dẫn quân tiến vào Bắc Kinh trấn áp người dân Trung Quốc. Ông Chu Y Băng là người đã truyền đạt lại mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương và đốc thúc ông Từ Cần Tiên chấp hành nhiệm vụ giới nghiêm nhưng bị ông Từ cự tuyệt và đáp trả rằng “Thà mất đầu, chứ không làm tội nhân của lịch sử”. Ông Chu Y Băng đã báo cáo lại điều này với Quân ủy Trung ương, ông Từ bị mất chức, khai trừ khỏi Đảng, và bị giam 5 năm tù.

Ông La Vũ, con trai thứ của Đại tướng Trung Quốc đã qua đời La Thụy Khanh, từng là Tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân, Bí thư trưởng Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, bởi phản đối sự kiện thảm sát Lục Tứ, đã dứt khoát cởi bỏ quân trang rời khỏi Trung Quốc, trở thành một người lưu vong chính trị. Trong hồi ký “Cáo biệt Bộ Tổng tham mưu” của mình, ông đã nói, mệnh lệnh tác chiến nổ súng trấn áp sinh viên đầu tiên là đưa cho ông Đặng Tiểu Bình để ký tên, sau đó ông Dương Thượng Côn ký thêm. Lý do ông Từ Cần Tiên cự tuyệt chấp hành mệnh lệnh là vì Phó chủ tịch thứ nhất của Quân ủy là ông Triệu Tử Dương chưa ký, quân lệnh bất toàn, không hợp pháp, không thể chấp hành.

Sau khi ông Từ Cần Tiên ra tù từ nhà giam Tần Thành của Bộ Công an thì được bảo lưu đãi ngộ chức Phó quân, ẩn cư ở thành phố Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc. Năm 2011, ông Từ nhận phỏng vấn của Apple Daily (Hồng Kông), khi nói về sự kiện kháng lệnh cho biết: “Việc đã qua rồi, hối tiếc cũng không làm gì nữa. Dù sao cũng làm rồi mà! Nếu không thì không nên làm, làm rồi thì cũng không có gì phải hối tiếc.”

Đối với sự kiện ông Từ Cần Tiên kháng lệnh, tại Trung Quốc còn lưu truyền một dị bản khác: Vào thời điểm xảy ra sự kiện Lục Tứ, ông Từ Cần Tiên có thương tích phải vào bệnh viện Tổng quân khu Bắc Kinh. Trong thời gian trị liệu, ông đã tận mắt thấy cuộc vận động dân chủ của sinh viên yêu nước.

Khoảng giữa tháng 5/1989, ông Từ Cần Tiên đột nhiên được triệu tập tới quân khu Bắc Kinh, được Tư lệnh đương nhiệm của Quân khu Bắc Kinh là ông Chu Y Băng truyền đạt quân lệnh dẫn Đoàn quân số 38 hỏa tốc đến Bắc Kinh, chấp hành nhiệm vụ giới nghiêm. Lúc đó ông Từ Cần Tiên gọi điện thoại cho Bộ Tư lệnh quân khu Bắc Kinh nói rằng mình đang bị thương nên không thể chấp hành mệnh lệnh. Ông Chu Y Băng cho rằng ông Từ cố ý chống đối mệnh lệnh của Quân ủy. Ông Từ đáp rằng dù cấp trên định cho tội danh gì ông cũng sẽ không tự mình “lãnh ấn soái”.

Thành Đô

Xem thêm: