Trong những ngày gần đây đã bùng nổ thông tin về cuộc đảo chính tại Trung Nam Hải, theo đó cho rằng ông Tập Cận Bình đã thất thế sau khi bị các nguyên lão truy cứu trách nhiệm. Mặc dù hầu hết các quan điểm cho rằng ông Tập đang thao túng quyền lực và không ai đủ khả năng thách thức quyền lực của nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc này. Tuy nhiên, kể từ khi ông Tập lên cầm quyền đã có nhiều tin đồn nhiều lần trải qua biến cố đảo chính và ám sát. Được biết, sớm nhận ra cảnh nguy hiểm này, ngay sau khi nhậm chức ông Tập đã cho biết trong một cuộc họp Ban Thường vụ Bộ Chính trị: “Nếu tôi bất ngờ bị  hại chết thì trời cũng không sập xuống”.

Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Getty Images)

Ông Tập đang khốn đốn vì cuộc chiến thương mại?

Từ sau Đại hội 19 ông Tập Cận Bình đã nắm đại quyền trong tay, và “lưỡng hội” năm nay đã sửa Hiến pháp hủy bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước, nhiều nhận định cho là ý đồ sửa đổi Hiến pháp nhằm kéo dài thời gian cầm quyền. Nhưng đi cùng sóng gió xung đột thương mại Mỹ – Trung gần đây khiến tranh giành quyền lực trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gay gắt hơn, theo đó đã bùng nổ thông tin về cuộc đảo chính đang diễn ra tại Trung Nam Hải, cho rằng ông Tập đã bị các nguyên lão truy cứu trách nhiệm.

Những tin đồn qua mạng internet này chỉ ra việc Bộ Chính trị ĐCSTQ đã tổ chức một cuộc họp mở rộng, tại cuộc họp một nhóm nguyên lão do ông Giang Trạch Dân dẫn đầu đã cùng nhau truy cứu trách nhiệm ông Tập Cận Bình về thực trạng đối nội và ngoại của ĐCSTQ dưới thời ông Tập Cận Bình gặp khốn đốn, giờ đây lại bị tấn công trong cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ, do đó trong thời gian diễn ra hội nghị này đã phải thay thế bộ đội canh phòng thành Bắc Kinh, ban lệnh thiết quân luật và quân đội ở tình trạng báo động sẵn sàng chiến đấu.

Thực tế những tin đồn này trùng hợp với nhiều sự kiện thực tế đã xảy  ra: từ việc cho thay đội quân canh phòng thành Bắc Kinh, trù bị thay người cầm quyền mới, thay thế Lưu Hạc, hình chân dung ông Tập Cận Bình bị gỡ xuống, dự án tại Lương Gia Hà (nơi ông Tập từng bị đày đến lao động khổ sai) bị ngừng lại, người mặc đồ đen tại Đài Truyền hình Trung ương xông vào che ống kính, báo mạng Tân Hoa (Xinhuanet) nhắc lại chuyện ông Hoa Quốc Phong xưa kia dám thừa nhận sai lầm và từ chức.

Ngoài ra, thậm chí cư dân mạng còn đồn tin Ủy viên Ban Thường vụ Vương Hộ Ninh bị mất chức, người kế nhiệm ông Tập Cận Bình đã được xác định; ông Hồ Xuân Hoa vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị trở thành người kế nhiệm Tổng Bí thư; sửa đổi Hiến pháp lần thứ hai điều chỉnh lại nhiệm kỳ Chủ tịch nước.

Mặc dù nhiều quan điểm cho rằng, trong bối cảnh người của ông Tập Cận Bình nắm toàn quyền trong quân đội và chính phủ, khả năng xảy ra cuộc đảo chính và ép cung truy cứu trách nhiệm là rất nhỏ, nhưng một số nhà phân tích cho rằng những tin đồn không phải vô căn cứ, không loại trừ có người “thừa cơ nổi loạn”. Bởi vì sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền đã mượn chống tham nhũng càn quét triệt để thế lực phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, trở thành cuộc chiến sinh tử với nhà họ Giang, cũng trở thành “kẻ thù chung” của giới quan chức tham nhũng khắp nơi, vì vậy mà giờ đây khi nghe lệnh “triệu tập” của phái Giang là những người này đã lập tức hưởng ứng để hy vọng có thể trả hận.

Tập Cận Bình: Nếu tôi bị hại, trời không sập xuống

Trong thực tế, kể từ khi Tập Cận Bình nhậm chức, những thông tin liên quan đến chính biến, gây rối và thậm chí ám sát do phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân gây ra đã không ngừng lan truyền. Chắc hẳn ý thức được vấn đề này, từng có lần ông Tập Cận Bình chia sẻ về chuyện sinh tử của cá nhân.

Trong năm 2014, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã công bố một bài phát biểu của ông Tập trong một cuộc họp Bộ Chính trị hồi tháng Sáu cùng năm mà chưa từng được công bố. Theo đó ông Tập cho biết: “Để đấu tranh chống tham nhũng, phải xem nhẹ chuyện sống chết cá nhân, danh dự cá nhân, vì hai phe tham nhũng và chống tham nhũng luôn ở trong tình trạng giằng co nhau.”

Năm 2016 Tạp chí Động Hướng tại Hồng Kông cũng đã nói về thông tin này, vào nửa cuối tháng Năm năm đó, tại cuộc họp thường niên lần thứ 25 của Bộ Chính trị, ông Tập đã cho biết ngay từ thời khắc nhậm chức đã có phát biểu trước Ban Thường vụ Bộ Chính trị: “Nếu tôi bất ngờ bị hãm hại, bầu trời sẽ không vì thế mà sụp xuống, con đường tổ quốc tiến lên sẽ không dừng lại.”

Thời điểm trước thềm Đại hội 18, vào ngày 06/2/2012, Bí thư Trùng Khánh là Bạc Hy Lai khi đó kéo quân thanh trừng Giám đốc sở cảnh sát Trùng Khánh Vương Lập Quân khiến Vương phải chạy trốn vào lãnh sự quán Mỹ, sự kiện này làm lộ ra âm mưu cuộc đảo chính của thế lực ông Giang Trạch Dân nhằm tránh bị truy cứu vì tội ác mổ cắp nội tạng chống lại loài người.

>>Sự thật về mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc

Ngày 14/2 cùng năm, khi ông Tập Cận Bình đi thăm Mỹ, truyền thông Mỹ đã tiết lộ rằng thời điểm ông Vương Lập Quân chạy trốn đến lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô đã chuyển giao các tài liệu tổ chức chính biến cho lãnh sự quán Mỹ. Theo tài liệu này, vụ việc liên quan đến Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang âm mưu lật đổ ông Tập Cận Bình .

Những thông tin chỉ ra, cuộc đảo chính này do cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đứng sau chỉ đạo, âm mưu đề ra là từ cựu Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng (được cho là nhân vật số hai phái Giang), còn người thực hiện là các quan to đương nhiệm Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang. Ý định của họ là cố gắng từ khảng 2 – 3 năm sau Đại hội 18, họ sẽ dùng lực lượng quân sự phái Giang và lực lượng công an cùng cảnh sát vũ trang để giành quyền lực tối cao từ tay ông Tập Cận Bình.

Truyền thông Mỹ: Ông Tập từng trải qua ít nhất 10 vụ ám sát

Nhiều thông tin đã chỉ ra, trước khi ông Tập Cận Bình tiếp quản quyền lực đã liên tiếp thoát khỏi hai lần ám sát của Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang (một lần dùng kim có thuốc độc và một lần gài bom).

Còn giới truyền thông Mỹ từng có thông tin nhận định rằng, sau khi ông Tập Cận Bình tiếp quản quyền lực đã phải trải qua ít nhất 10 lần ám sát. Các nguồn tin cho rằng thủ đoạn ám sát ông Tập Cận Bình chủ yếu là trong thức ăn, khi tham gia giao thông và khi đi thị sát. Đã có ít nhất 5 sự cố về an toàn thực phẩm, 4 trường hợp sự cố trong khi giao thông mà chủ yếu là sự cố xảy ra trên chuyến bay.

Thậm chí ngay sau Đại hội 19 cũng đã có thông tin về việc ông Tập Cận Bình bị ám sát. Ví dụ, vào tháng 12/2017 ông Tập đã phải cấp cứu vì đau bụng, cho dù có suy đoán rằng vì quá lo lắng chuyện thường xuyên bị ám sát khiến tinh thần ông Tập luôn căng thẳng, kéo theo bất ổn về thể chất. Ngoài ra còn có thông tin về chuyện ông Tập bị ám sát bằng thuốc nổ trong Đại lễ đường Nhân dân tại Bắc Kinh, tuy nhiên khối thuốc nổ đã được phát hiện và loại bỏ được, sau đó vụ việc được xác định là hành vi của giới chức cấp cao trong quân đội.

Trên tờ Epoch Times, nhà bình luận Hạ Tiểu Cường (Xia Xiaoqiang) từng nhận định, trong 5 năm đầu tiên ông Tập Cận Bình nắm quyền, dường như thế lực cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã dùng mọi thủ đoạn nhằm gây đảo chính giành lại quyền lực; dù sau Đại hội 19 phe ông Tập có vẻ chiếm ưu thế thì cuộc chiến giữa hai phe cũng không thể chấm dứt được, vì chừng nào còn tồn tại những nhân vật từng nắm trong tay đầy quyền lực thuộc phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân như Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, Tăng Khánh Hồng… thì vấn đề đảo chính và ám sát ông Tập vẫn luôn thường trực.

Trí Đạt

Xem thêm: