Một nhân sĩ có thâm niên trong giới truyền thông cho rằng việc kéo dài nhiệm kỳ chủ tịch nước Trung Quốc không khiến cho thành quả “đả hổ” chống tham nhũng bị đổ sông đổ biển là điều có thể hiểu được, nhưng chỉ có lấy sự nghiệp của dân tộc làm trách nhiệm của bản thân, đi theo nền pháp trị dân chủ thực sự, thì mới có thể bước ra khỏi làn sương mù và nguy cơ.

Tập Cận Bình
(Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Ngày 25/2, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa ra đề xuất sửa đổi hiến pháp, do đề xuất này chắc chắn được thông qua, nên nhiều khả năng ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục tại vị sau khi hết 2 nhiệm kỳ, điều này cũng thu hút sự chú ý rộng rãi của báo chí thế giới.

Ngày 27/2, Báo người Úc (The Australian) đưa tin, Phó giáo sư Phùng Sùng Nghĩa tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Kỹ thuật Sydney cho biết, ông không cảm thấy kinh ngạc đối với kiến nghị mới nhất về việc sửa đổi Hiến pháp của chính quyền Trung Quốc, trong 5 năm qua, ông Tập Cận Bình vẫn luôn cố gắng để tập trung quyền lực trong tay, hiện tại ông ấy dùng công cụ pháp trị để củng cố địa vị của mình.

Ông Tạ Hồng, cựu ứng viên của Hội đồng thành phố Hurstville phía Nam Sydney cho rằng mọi người quá dễ dàng đưa ra kết luận ông Tập Cận Bình là kẻ độc tài. Ông Tạ cho rằng Trung Quốc sẽ không trở về thời đại của ông Mao Trạch Đông.

“Cũng chỉ có khi nào ông ấy hoàn thành việc nắm quyền lực tuyệt đối trong tay, ông ấy mới có thể đối diện với Trung Quốc phân hóa, quan niệm chính trị rắc rối phức tạp, tập đoàn lợi ích phức tạp để cải cách. Cần biết, những rủi ro và chướng ngại to lớn phải đối mặt khi tiến hành cải cách chính trị tại Trung Quốc, mức độ phức tạp vượt xa sự tưởng tượng của chúng ta.”

Ông Tạ Hồng cho rằng ông Tập Cận Bình chưa tung ra con át chủ bài, thì không ai biết sẽ ra sao, hiện tại tất cả cũng chỉ là đồn đoán.

>> “Đấu trường sinh tử” giữa Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình: Con át chủ bài

Hãng tin Reuters đưa tin, trong 5 năm đảm nhiệm chức Chủ tịch nước của ông Tập Cận Bình đã thay đổi lớn kết cấu quyền lực của ĐCSTQ, bao gồm cả việc thông quan hành động chống tham nhũng được mọi người hoan nghênh, để đánh hạ những lãnh đạo cấp cao mà trước đây được cho là không thể động đến được.

Ngày 1/3, tờ Nhân Dân Nhật báo có đăng bài viết nói, việc sửa đổi nhiệm kỳ chủ tịch nước trong hiến pháp “không có nghĩa là thay đổi chế độ về hưu của cán bộ lãnh đạo đảng và quốc gia, cũng không có nghĩa là cán bộ lãnh đạo sẽ nhậm chức cả đời”. Bài viết nói, sửa đổi quy định liên quan có lợi cho thể chế lãnh đạo “tam vị nhất thể” của ĐCSTQ.

Ngày 26/1, tại hội nghị công tác của các cơ quan Trung ương, Thư ký của ông Tập Cận Bình, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đinh Tiết Tường cho biết, những quan chức cấp cao bị điều tra sau Đại hội 18, dường như đều có vấn đề về chính trị, có người thậm chí còn muốn “soán đảng đoạt quyền”. Tạp chí Trung Trực Đảng Kiến số ra tháng 2/2018 đã đăng nội dung phát biểu này của ông Đinh Tiết Tường.

Là thư ký luôn theo sát ông Tập Cận Bình, những lời phát biểu của “đại nội tổng quản” Trung Nam Hải Đinh Tiết Tường lại tiếp tục khiến dư luận có nhiều đồn đoán. Từ sau Đại hội 18 ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, với danh nghĩa chống tham nhũng, trong 5 năm đã có nhiều “lão hổ” thuộc phe phái ông Giang Trạch Dân bị điều tra xử lý, những người này đều liên quan đến vấn đề chính trị.

>> “Nước cờ sinh tử” trong 5 năm giữa ông Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn và phe phái ông Giang Trạch Dân

Theo thống kê, đến trước khi diễn ra Đại hội 19, chính quyền Bắc Kinh đã điều tra xử lý hơn 400 quan chức cấp cao của tỉnh, quân đội, trong đó có Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch gọi là “tân Tứ nhân bang”, những “lão hổ” này bị chỉ ra là có ý đồ “soán đảng đoạt quyền“, thậm chí là “chia rẽ đảng”.

Tháng 10/2017, trong thời gian diễn ra Đại hội 19, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Lưu Sĩ Dư đã công khai chỉ 6 người thuộc phe Giang Trạch Dân có âm mưu “soán đảng đoạt quyền” là Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng.

>> Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc: Chu Vĩnh Khang – Bạc Hy Lai “âm mưu soán đảng đoạt quyền”

Giữa tháng 12/2012, Ngọn Đèn Tự Do Washington (The Washington Free Beacon, Mỹ) đã phơi bày tài liệu mà Vương Lập Quân giao cho Lãnh sự quán Mỹ liên quan đến mưu đồ liên thủ chính biến của Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, và kế hoạch lật đổ người tiếp quản quyền lực từ sau Đại hội 18 – Tập Cận Bình. Người đứng sau âm mưu chính biến này được giới quan sát cho là ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Phó Tổng thống Mỹ đương nhiệm khi đó là ông Joe Biden cũng từng đưa ra chứng cứ cho ông Tập Cận Bình.

>> Bạc Hy Lai từng sai lính bắn tỉa ám sát Vương Lập Quân tại Lãnh sự quán Mỹ

Tạp chí Tranh Minh (Hồng Kông) số ra tháng 10/2017 đưa tin, năm 2012, khi ông Tập Cận Bình chuẩn bị tiếp quản quyền lực tại Đại hội 18, trong đêm khuya được ông Hồ Cẩm Đào thông báo yêu cầu không được ra ngoài. Sau đó, ông Tập Cận Bình đã “mất tích” 12 ngày. Trong thời gian này, nhiều cuộc gặp ngoại giao cấp cao cũng bị hủy bỏ. Sự kiện này bị nghi là do “kẻ dã tâm” Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng cố tình ngăn cản ông Tập tiếp quản quyền lực và đưa ra kế hoạch bí mật ám sát ông Tập. Trước khi qua đời, ông Từ Tài Hậu đã nói ra kế hoạch liên quan.

>> Ông Tập bắt tay ông Hồ thân mật để cảm ơn vì đã giúp đập tan âm mưu chính biến?

Ông Lưu Sĩ Dư cho biết, những kẻ quyền cao chức trọng này, vừa tham ô, lại vừa hủ bại, lại có “âm mưu soán đảng đoạt quyền”, hồ sơ của họ “khiến người ta phải lạnh sống lưng, nhìn thấy mà phát hoảng”.

Ông Hồ Bình, chủ biên danh dự của Tạp chí chính luận Mùa Xuân Bắc Kinh cho biết, ông Tập Cận Bình sẽ mưu cầu tiếp tục nắm quyền tại Đại hội 20 ĐCSTQ, “bởi vì ông ấy đi đến vị trí này, thì không cách nào dừng, từ bỏ quyền lực sẽ tạo thành nguy hiểm cho ông ấy”.

Thời gian gần đây, chính quyền ĐCSTQ công bố danh sách ủy viên Ủy ban Hiệp thương Chính trị Nhân dân toàn quốc (Chính hiệp) khóa 13. Giới quan sát phát hiện hàng loạt nhân vật thuộc hàng ngũ con cháu của những lãnh đạo ĐCSTQ trước đây (hay còn gọi là thế hệ đỏ) không có tên trong danh sách này. 

Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đăng bài viết nói, những nhân vật thuộc thế đỏ thứ 2 này có nằm trong cơ cấu được coi là bình hoa chính trị Nhân đại hoặc Chính hiệp hay không, giới quan sát có thể quan sát được “thời tiết chính trị” hiện nay của Bộ Chính trị và tâm thái của những lãnh đạo tối cao tại Bắc Kinh.

Bài viết phân tích: Trải qua bão táp chính trị nhiều biến động của cuộc vận động dân chủ năm 1989, chính quyền ĐCSTQ đã đẩy nhanh tiến độ và lực độ đề bạt thế hệ đỏ thứ 2, thế hệ con cháu của các quan chức cấp cao vào trong cao tầng của chính giới, và ông Tập Cận Bình là một trong số đó. Cùng với đó, giới doanh nghiệp của Trung Quốc cũng bị những thế hệ này chiếm một nửa giang sơn. Họ cấu kết, liên kết với nhau, hình thành một “tập đoàn lợi ích lớn mạnh”Tài sản lớn cùng thân thế hiển hách của họ, thỉnh thoảng lại “ngồi lê đôi mách” với báo giới, điều này có thể khiến cho người muốn dùng danh nghĩa chống tham nhũng để cho dân chúng nhìn vào như ông Tập Cận Bình không được vui. Họ cũng thích phát biểu ý kiến của mình, những lời họ nói có thể không xuôi tai, ông Tập Cận Bình cũng chưa chắc nghe lọt tai.

Nhật báo Apple Daily (Hồng Kông) hôm 1/3 tiết lộ, mấy năm gần đây ông Tập Cận Bình dồn sức tấn công “tài phiệt trị quốc”, cẩn thận đề phòng chính biến kinh tế. Lý lịch phía sau những tài phiệt của doanh nghiệp tư nhân như Tập đoàn Hoa Tín (CEFC China Energy), Tâp đoàn Bảo hiểm An Bang (Anbang Insurance Group), Tập đoàn Vạn Đạt (Wanda Group), Hãng Hàng không Hải Hàng (Hainan Airlines), Công ty Phúc Tinh (Fosun International) khiến chính quyền Trung Quốc lo lắng rủi ro tài chính, nên để quốc gia gánh vác cho những tài phiệt này.

Tỷ phú Tiêu Kiến Hoa bị bắt năm ngoái, cháu rể ông Đặng Tiểu Bình là Ngô Tiểu Huy cũng mới bị khởi tố gần đây, đều có biệt danh là “găng tay trắng” của gia tộc quyền quý thái tử đảng. Trang tin Caixin tiết lộ, lý lịch của Chủ tịch Tập đoàn CEFC China Energy Diệp Giản Minh, ngoài liên quan đến chính giới và quân đội, thân phận chân thực của bản thân Diệp Giản Minh cũng khó rõ đầu đuôi, hiện nay không có đủ tư liệu cho thấy Diệp Giản Minh có bối cảnh là gia tộc của cán bộ cấp cao trong ĐCSTQ.

Bài bình luận trên Nhật báo Đông phương (Hồng Kông) cho biết, tại Đại Lục, cùng với việc quan thương câu kết ngày càng chặt, “người trong chính đàn và và nhân sĩ trong giới thương nghiệp kết hợp chặt hơn”, dần dần sẽ hình thành đầu sỏ quyền quý kiểu Trung Quốc, không chỉ thao túng nhân sự chính trị, cũng quyết định vận mệnh kinh tế đất nước. Trong đó Ngô Tiểu Huy và người bị điều tra Tiêu Kiến Hoa, Xa Phong và người bị truy lùng Quách Văn Quý, “đều là lão hổ giấy không chịu nổi điều tra”.

Bài viết nhận định, những phú hào và tài phiệt này dựa vào gửi tiền ngân hàng, cán cân tài chính, thị trường tư bản lừa đảo và cất giữ tiền mà giàu có nhanh chóng, rủi ro lại do toàn xã hội gánh chịu.

>> Quách Văn Quý: Giang Miên Hằng không vui vì bị vạch trần vụ giết người thay tạng

Về vấn đề sửa đổi Hiến pháp, ngày 25/2, ông Hà Thanh Liên – học giả nổi tiếng ở ngoài Trung Quốc viết trên Twitter rằng: Tôi cảm thấy tầng lớp quyền quý trong ĐCSTQ kích động, phẫn nộ, đều là việc có thể hiểu được; nhưng những người bình dân, đối với lần sửa đổi Hiến pháp này không có lợi ích tương quan, họ không nói gì đến quyền lợi bỏ phiếu, ngay cả đến tư cách bàn luận đến quốc sự đều không có, khi thực sự không quá coi mình là “người ngoài”, họ sẽ thay tầng lớp quyền quý ra mặt, đi chửi ông Tập Cận Bình muốn xây dựng chế độ độc tài, muốn làm hoàng đế.

Ông Hà Thanh Liên còn cho biết, những người Trung Quốc không phải là tầng lớp quyền quý đương nhiên cần quan tâm, nhưng phương hướng khác nhau, phương hướng chính xác là đem bộ Hiến pháp của ĐCSTQ đổi thành Hiến pháp nhân dân, giải quyết vấn đề nguồn gốc quyền lực của người chấp chính. Điểm trọng tâm là yêu cầu xóa bỏ hiến pháp hiện hành quy định quyền chấp chính của ĐCSTQ, xác lập khung cơ bản của nền chính trị dân tuyển và tam quyền phân lập.

Trong tiết mục chính luận của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) hôm 26/2, học giả lịch sử Chương Lập Phàm cho biết, hủ bại mang tính thể chế, quyền lực tập trung không có thuốc giải.

Đối với cách nói, chính phủ tập trung quyền lớn làm chuyện lớn, ông Chương Lập Phàm đánh giá:

“Đề xuất chủ trương ông Tập Cận Bình tập trung quyền lực, để thông qua cải cách chính trị xóa bỏ tham nhũng. Vấn đề tôi muốn đưa ra là hủ bại mang tính thể chế liệu có thể thông qua tập trung quyền lực để giải quyết? Mối liên quan và điều tất nhiên giữa quyền lực tuyệt đối và tham nhũng, không phải là vấn đề phân quyền và tập trung quyền; về cơ bản, thể chế độc đảng không chịu sự giám sát đôn đốc chính là môi trường thích hợp để sinh ra tham nhũng hủ bại, và nó không thể nào thông qua việc xóa bỏ hạn chế nhiệm kỳ để thực hiện.”

Ngày 11/10/2017, Đài VOA đưa tin, theo số liệu được chính quyền Trung Quốc công bố, trong 5 năm có gần 2 triệu cán bộ đảng viên vi phạm kỷ luật và liên quan đến tham nhũng bị hệ thống Kiểm tra Kỷ luật Trung ương điều tra xử lý.

Vài năm trước WikiLeaks từng tiết lộ, quan chức cấp cao của ĐCSTQ có khoảng 5000 tài khoản ngân hàng tại Thụy Sĩ, ⅔ trong số này là quan chức cấp Trung ương. Từ Phó thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng, Bộ trưởng đến Ủy viên Trung ương, dường như người nào cũng có một tài khoản. Hơn nữa, phần lớn quan chức cấp cục công tác tại Hồng Kông đều có tài khoản ngân hàng tại Thụy Sĩ.

Ông Chương Lập Phàm còn chỉ ra, chính quyền làm như thế này có thể mở ra một cánh cửa lớn không có tính xác định. Điều này mặc dù là việc của tầng lớp quyền quý, nhưng tất nhiên cũng ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày và vận mệnh của toàn bộ người dân Trung Quốc. Còn về sau này, Trung Quốc sẽ phát triển như thế nào, sẽ được quyết định bởi hình thái xã hội.

Nhân sĩ truyền thông nổi tiếng Bàng Chung nói với Vision Times rằng, năm nay là kỷ niệm 120 năm biến pháp Mậu Tuất, năm Mậu Tuất dường như là năm có sự biến động lớn, thay đổi lớn của chính đàn Trung Quốc, cũng là một năm mà hy vọng và nguy cơ cùng tồn tại.

Trên bề mặt, đây là việc ông Tập Cận Bình củng cố quyền lực trong ổn định. Sau khi ông Tập nắm quyền đã mạnh tay “đả hổ” chống tham nhũng, bắt giữ người của ông Giang Trạch Dân là Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang, v.v, thu hồi quyền lực quân đội, vũ cảnh từng bị phe ông Giang thao túng trong thời gian dài, vì thế mà chuốc oán với rất nhiều người, động chạm đến lợi ích quan trọng của phe ông Giang. Do đó có thể nói, vì để bảo vệ an toàn và mở rộng thành công nên ông Tập đã không có đường lui. Kéo dài nhiệm kỳ Chủ tịch nước, giúp thành quả “đả hổ” không bị đổ sông đổ biển là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên, phía sau việc này có thể ẩn chứa toan tính, trong nội bộ Đảng, ông Tập nắm quyền lớn, chức Chủ tịch nước từ trước chỉ là chức bù nhìn, nếu kéo dài nhiệm kỳ Chủ tịch và Phó chủ tịch nước, phải chăng muốn nâng cao chức quyền, đi theo con đường chế độ Tổng thống của Mỹ, điều này vẫn cần phải quan sát thêm.

Nhưng, việc kéo dài nhiệm kỳ Chủ tịch và Phó chủ tịch nước nếu chỉ là tiếp tục bảo vệ bản thân và bảo vệ đảng, vậy thì có thể là một kết cục khác. ĐCSTQ đang đối diện nguy cơ tứ bề, tình trạng tham ô dâm loạn đang diễn ra trong khắp quan trường, ô nhiễm môi trường, không có tự do tín ngưỡng tôn giáo thực sự và hủy hoại văn hóa truyền thống, khiến cho xã hội ai cũng chỉ biết có bản thân, vì tiền tài mà không việc ác nào không làm, đạo đức xã hội xuống dốc, đã không còn thuốc chữa.

Dù có xóa bỏ hạn chế đối với chức vụ Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước, nhưng thể chế hiện hành với hàng trăm ngàn căn bệnh cũng không thoát khỏi vận mệnh sụp đổ.

Cuối cùng ông Bàng Chung nói, ông Tập Cận Bình chỉ cần lấy đại nghiệp dân chủ làm trách nhiệm của bản thân, đi con đường pháp trị thực sự, đi con đường phục hưng truyền thống, thì mới có thể quốc thái dân an, có được sự ủng hộ của người dân. Mới có thể bước ra khỏi sương mờ và nguy cơ, người dân Trung Quốc mới có được tương lai tốt đẹp, chính bản thân ông cũng được lưu danh sử sách.

Trí Đạt

Xem thêm: