Gần đây Bắc Kinh đã phát sóng một bộ phim tài liệu, đề cập tới việc ông Tập đã bày tỏ thái độ đối với văn hóa truyền thống Trung Hoa 5.000 năm trong chuyến viếng thăm Đức năm 2014.

Tap Can Binh 1
Ông Tập Cận Bình từng nhiều lần ca ngợi văn hóa truyền thống

Bộ phim này phát sóng trên Kênh Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV hôm 28/8. Theo đó, trong 5 năm trở lại đây, ông Tập Cận Bình đã có 28 chuyến viếng thăm nước ngoài. Trang web của các nhà quan sát tình hình Đại Lục nhận định, trong bộ phim này nhiều cảnh quay và câu nói của ông Tập mới được công bố lần đầu.

Trong phân đoạn quay cảnh ngày 29/3/2014, khi ông Tập thăm viếng nước Đức đã có bài phát biểu trong buổi tọa đàm với đại diện các nhà Hán học của Đức hay giảng viên Học viện Khổng Tử ở Berlin. Nguyên văn lời của ông Tập lần đầu tiên được tiết lộ: “Một số lão tiền bối nói với tôi, là người lãnh đạo Trung Quốc thì cần phải làm gì, chính là đừng làm cho văn hóa 5.000 năm Trung Hoa biến mất, nó phải được tiếp tục truyền thừa trong tay các vị.” Ông Tập còn nói, một trong những điểm hấp dẫn của văn hóa Trung Hoa chính là sự phong phú đồ sộ khó có thể khái quát một cách đơn giản.

Từ khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã nhiều lần nói về văn hóa truyền thống của Trung Hoa

Cuối tháng 11/2016, hơn 3.000 người đã tham gia Đại hội liên hiệp giới văn học nghệ thuật Trung Quốc và Đại hội đại biểu hiệp hội tác gia Trung Quốc. Tham gia đại hội này, ông Tập đã phát biểu rằng, dân tộc Trung Hoa không ngừng sinh sôi phát triển, cho dù gặp bao khó khăn vẫn không chùn bước, điều này không thể tách rời khỏi sự dẫn dắt của văn hóa Trung Hoa. Lý niệm, trí tuệ, khí phách, thần vận độc nhất vô nhị của văn hóa Trung Hoa, đã làm tăng thêm sự tự tin và tự hào của người dân Trung Quốc cũng như sâu thẳm trong nội tâm của dân tộc Trung Hoa.

Ngày 10/6/2016, truyền thông Trung Quốc đăng bài viết có tiêu đề “Giải mã văn hóa truyền thống của Tập Cận Bình”, nội dung nhấn mạnh ông Tập Cận Bình coi trọng văn hóa truyền thống của Trung Quốc.

Ngày 31/5/2017, truyền thông Đại Lục đăng bài viết nói, từ sau Đại hội Đảng lần thứ 18 tới nay, dù là đi các cuộc khảo sát trong nước hay chuyến thăm nước ngoài, ông Tập Cận Bình đều nhiều lần nhấn mạnh đến lịch sử, ảnh hưởng và ý nghĩa quan trọng của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Đồng thời trong các bài diễn thuyết ông cũng lồng ghép rất nhiều các yếu tố văn hóa từ xưa đến nay của Trung Quốc.

Bài viết nói, ông Tập Cận Bình nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa truyền thống: “Rất nhiều tư tưởng, lý niệm và quy phạm đạo đức của văn hóa truyền thống ưu tú của Trung Hoa, dù là quá khứ hay hiện tại, đều có giá trị vĩnh viễn không thể phai mờ.”

Hoàng Kim Thu, người có thâm niên lâu năm trong giới truyền thông Đại Lục cho biết, truyền thông nhà nước thông qua cá nhân ông Tập Cận Bình để quảng bá văn hóa truyền thống, điều này cho thấy hai vấn đề: thứ nhất, ông Tập đề xướng văn hóa truyền thống, có thể khẳng định là một đột phá đối với hình thái ý thức của Đảng Cộng sản; thứ hai, học thuyết cộng sản Mác-Lê tại Trung Quốc đã bị phá sản, ngay cả những người bên trong đảng chấp chính cũng đều biết nó là một con đường cụt không thể đi tiếp.

Phó hội trưởng Hội nghiên cứu cải cách hành chính thể chế Trung Quốc Uông Ngọc Khải từng nhận định, ông Tập đã tìm thấy sức mạnh cai trị đất nước trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, đặc biệt là nhân tố nhân, nghĩa, lễ, trí, tín trong tư tưởng của Nho gia.

Ngày 20/7/2017, loạt phim chính luận được lên sóng lần đầu tiên tiết lộ bài diễn thuyết của ông Tập trong Hội nghị công tác chính trị pháp luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó ông Tập có nhắc đến một số câu nói trong văn hóa truyền thống như “Cười người hôm trước, hôm sau người cười” hay “Trên đầu ba thước có thần linh, nhất định phải có tâm kính Thần”.

Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan từng cho biết, cải cách lớn nhất mà ông Tập Cận Bình cần làm hiện nay chính là nới lỏng tự do tôn giáo, khích lệ văn hóa truyền thống, nếu xã hội Trung Quốc thật sự có thể tìm về với văn hóa truyền thống, thì có thể tạo nên sức mạnh giúp ổn định xã hội và đạo đức thăng hoa trở lại.

Bình luận viên thời sự Chu Minh tại New York từng nói: “Tôn chỉ của Đảng Cộng sản Trung Quốc là phá hoại văn hóa truyền thống, hai thứ giống như nước với lửa không thể dung hòa. Nếu như ông Tập Cận Bình thật sự có thể khôi phục văn hóa truyền thống của Trung Quốc, vậy thì công đức vô lượng. Còn nếu chỉ dùng văn hóa truyền thống để duy trì sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vậy thì sẽ chỉ tốn công vô ích mà thôi.”

Trí Đạt

Xem thêm: