Trong danh sách Ủy viên Ban Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc khóa mới được công bố gần đây, nhiều người thuộc “thế hệ đỏ thứ 2” đã bị loại. Có phân tích cho rằng có lẽ điều này cho thấy trong thời đại ông Tập Cận Bình nắm quyền sẽ không nể nang với thế hệ được coi là “hạt giống đỏ nữa”.

GettyImages 902914794
(Ảnh: Mark Schiefelbein – Pool/Getty Images)

Hội nghị thường ủy Ủy ban Chính hiệp toàn quốc khóa 12 của Trung Quốc kéo dài 3 ngày đã bế mạc vào ngày 24/1, đến ngày 25, danh sách Ủy viên Ban Chính hiệp cũng được công bố rộng rãi trên truyền thông, “thế hệ đỏ thứ 2” Mao Tân Vũ – cháu nội ông Mao Trạch Đông, Lý Tiểu Lâm – con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng, Vạn Lý Phi – con trai Phó thủ tướng Quốc vụ viện Vạn Lý, v.v., cũng đều không được lưu nhiệm.

>> Cháu nội ông Mao Trạch Đông tiếp tục bị “thất sủng”

Con của một số cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng không có tên trong danh sách này. Ví dụ như Đặng Nam – con gái của ông Đặng Tiểu Bình; Trần Nguyên – con gái của ông Trần Vân, người có quyền thế chỉ sau ông Đặng Tiểu Bình trong những năm 80; Lý Tiểu Lâm – con gái của ông Lý Tiên Niệm; Chu Yến Lai – con gái của ông Chu Dung Cơ; Nhậm Khắc Lôi – con của ông Nhậm Trọng Di.

Trong đó, ông Mao Tân Vũ và bà Lý Tiểu Lâm (con gái ông Lý Bằng) là hai người nổi bật nhất, thu hút được chú ý của báo giới trong các kỳ lưỡng hội trước.

Trên thực tế, năm ngoái, trước lúc diễn ra Đại hội 19, dư luận cũng phát hiện ra nhiều con cháu của nhiều người từng là lãnh đạo trung ương cũng không có tên trong danh sách đại biểu tham dự Đại hội 19. Trong đó có nhiều “thái tử Đảng” trong quân đội, ví như Lưu Nguyên – Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Kinh tế Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, con trai của ông Lưu Thiếu Kỳ; Chu Hòa Bình – Phó viện trưởng Học viện Không quân, cháu ông Chu Đức; Lưu Á Châu – cựu Chính ủy Đại học Quốc phòng, con rể ông Lý Tiên Niệm; Mao Tân Vũ – cháu trai ông Mao Trạch Đông. Trong số này, ông Mao Tân Vũ vẫn là người thu hút được nhiều chú ý nhất.

Mao Tân Vũ
Ông Mao Tân Vũ (giữa) – cháu đích tôn của cố lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông (Ảnh: Getty Images)

Tuy nhiên, việc “thế hệ đỏ thứ 2” rút khỏi danh sách Chính hiệp lần này, có một điểm tập trung. Nó khiến lời đồn liên quan đến ông Tập Cận Bình “lạnh nhạt” với “thế hệ đỏ thứ 2” trở nên huyên náo hơn.

Ngày 26/1, Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) có bài bình luận nói, Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc được coi như những ‘bình hoa di động’, quyền lực rất nhỏ so với thực tế, nhưng lại là vinh dự được chính quyền giao cho. Do đó, cũng có thể quan sát được một chút tình hình chính trị cũng như tâm thái của lãnh đạo tối cao từ đây.

Nhật báo Tinh Đảo (Sing Tao Daily) của Hồng Kông dẫn lời của học giả Dương Triều Huy, công tác tại Học viện Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh cho biết, “hạt giống đỏ” bị giảm thiểu là có liên quan đến sự sắp xếp của các bên liên quan, mục đích là dành ra nhiều chỗ hơn để cho người khác vào.

Năm 1989, có nhiều lời đồn đại rằng Đặng Dĩnh Siêu (vợ ông Chu Ân Lai) và Trần Vân từng có lời dặn “vẫn là con cái của chính mình mới đáng dựa dẫm”, do đó những người cầm quyền trong tay mới nhanh chóng đề bạt con cái của những lãnh đạo lão thành vào tầng cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), những người này không chỉ chiếm vị trí trong giới chính trị, mà trong giới thương nghiệp cũng “chiếm nửa giang sơn”.

Theo Hồ sơ Paradise tiết lộ, có rất nhiều “gia tộc đỏ” của Trung Quốc âm thầm giàu ở nước ngoài.

“Thế hệ đỏ thứ 2” đã hình thành tập đoàn lợi ích có thế lực mạnh, đối với ông Tập Cận Bình, người cũng có xuất thân tương tự nhưng lại nắm quyền lớn trong tay, ông sẽ đối đãi như thế nào?

Phan Tiểu Đào, một người làm việc lâu năm trong giới truyền thông Hồng Kông từng có một bài bình luận nói, “thế hệ đỏ thứ 2” và các “thái tử Đảng” phân chia ranh giới rõ ràng, cũng là do cuộc đấu đá quyền lực khốc liệt trong cao tầng của ĐCSTQ nhiều năm qua, ân oán từ thế hệ cha ông tích lại nhiều, anh lừa tôi, tôi dối anh, cho đến việc giữa các gia tộc với nhau có rất nhiều “dấu răng”. Mặc dù họ không đủ lực để thành sự, nhưng lại có năng lực để phá hoại đại sự của ông Tập Cận Bình. Bởi “thế hệ đỏ thứ 2” đều là những người có chủ kiến, giỏi nhúng tay can dự vào quyết sách ở cao tầng, trước mặt không nói, nhưng sau lưng lại nói lung tung, đây đều là những điều mà ông Tập phiền não.

Bài viết nói, thực lực và quyền lực của họ không lớn, nhưng thân phận của họ đặt ở đó, trong giới chính trị và thương nghiệp lại có năng lực hoạt động rất lớn, lời nói cũng có sức nặng. Nếu để họ khuếch trương thế lực, chỉ cần thực thi các biện pháp chính trị thì cũng sẽ tạo nên thách thức và cản trở đối với ông Tập.

Đài phát thanh RFI dẫn phân tích chỉ ra, sau khi ông Tập Cận Bình có quyền lực trong tay, “thế hệ đỏ thứ 2” trở thành tập đoàn lợi ích đang tồn tại và gây bất lợi cho ông. Tài sản lớn cùng thân thế hiển hách của họ, thỉnh thoảng lại “ngồi lê đôi mách” với báo giới, điều này có thể khiến cho người muốn dùng danh nghĩa chống tham nhũng để cho người dân nhìn vào như ông Tập Cận Bình không được vui. Họ cũng thích phát biểu ý kiến của mình, những lời họ nói có thể không xuôi tai, ông Tập Cận Bình cũng chưa chắc nghe lọt tai.

Tạp chí Tranh Minh (Hồng Kông) số ra tháng 8/2017 từng đưa tin, do lo sợ sau Đại hội 19, đường lối của Trung ương sẽ ảnh hưởng đến đặc quyền và lợi ích của họ, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa 18 (năm 2016), bộ phận “thế hệ đỏ thứ 2, thứ 3” cùng gửi đơn cho Bộ Chính trị và ông Tập Cận Bình, yêu cầu được đề bạt ý kiến đối với các chính sách của quốc gia, đồng thời yêu cầu cho phép họ thành lập tổ chức xã hội có bối cảnh chính trị, nhưng yêu cầu này không được phê chuẩn. Một bản tin khác cũng nói, mùa thu năm 2017, quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã về hưu là Tống Bình từng đại diện cho cho Trung ương ĐCSTQ nói chuyện với “thế hệ đỏ thứ 2” đã về hưu, yêu cầu họ quản lý chặt các hoạt động của con cái và người thân của mình trong lĩnh vực kinh tế, tài chính.

Ngày 7/11/2017, nhà bình luận chính trị Trần Phá Không có bài bình luận trên trang tin của Đài Phát thanh Á châu Tự do (RFA), ông cho rằng những “thái tử Đảng” lên chức tại Đại hội 17 và 18, trở thành một phe phái chính trị quan trọng trong nội bộ ĐCSTQ, tuy nhiên, về cơ bản đã hoàn toàn mất bóng tại Đại hội 19. Nhưng họ không phải là bị phe phái khác lật đổ, mà là bị chính tay ông Tập Cận Bình làm tan rã từng bước từng bước.

Ông Trần Phá Không nhận định, ông Tập Cận Bình đã ngăn chặn rất nhiều “thái tử Đảng và thế hệ đỏ thứ 2” bước vào Đại hội 19, chính là muốn ngăn chặn để họ đứng bên ngoài quyền lực. Thay vào đó, là ‘quân nhà Tập”. So với phe ông Giang Trạch Dân, hiện nay “quân nhà Tập” đang chiếm ưu thế và mạnh hơn.

Trí Đạt

Xem thêm: