Sáng ngày 18/3, Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc tiếp tục bầu chọn chức danh Thủ tướng và ông Lý Khắc Cường đã tái đắc cử chức danh này. Bên cạnh đó, ông Dương Hiểu Độ nhậm chức Chủ nhiệm Ủy ban giám sát Quốc gia. Cùng ngày, các chức danh Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng được công bố.

Embed from Getty Images

Ông Tập Cận Bình bắt tay ông Lý Khắc Cường (Ảnh Getty Images)

Chiều ngày 17/3, ông Tập Cận Bình đã tái đắc cử chức Chủ tịch Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Quân sự quốc gia; ông Lật Chiến Thư nhậm chức Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tương đương chức danh Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam); ông Vương Kỳ Sơn nhậm chức Phó chủ tịch nước Trung Quốc.

Sáng ngày 18/3, tại Phiên họp toàn thể  lần thứ 6, kỳ họp Thứ nhất Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội / Nhân đại) Trung Quốc, khóa 13, ông Lý Khắc Cường đã được bầu chọn làm làm Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc với 2964 phiếu ủng hộ, 2 phiếu chống, 14 người vắng mặt không bỏ phiếu.

Bên cạnh đó, ông Hứa Kỳ Lượng, Trương Hựu Hiệp nhậm cức Phó Chủ tịch Quân ủy; ông Ngụy Phụng Hòa, Lý Tác Thành, Miêu Hoa, Trương Thăng Dân trở thành Ủy viên Ủy ban Quân sự Trung Quốc; ông Dương Hiểu Độ trở thành chủ nhiệm Ủy ban Giám sát quốc gia; ông Trương Quân trở thành Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao; ông Chu Cường trở thành Chánh án Tóa án tối cao.

Truyền thông ngoài Trung Quốc phân tích, ông Lý Khắc Cường tái đắc cử Thủ tướng Trung Quốc, dự đoán ông sẽ gánh vác trách nhiệm quan trọng. Có phân tích chỉ ra, ông Lý Khắc Cường sẽ dựa vào kinh nghiệm 5 năm làm Thủ tướng trước đây để phát huy khả năng của mình, dẫn đường cho các công tác cải tổ, đưa chính phủ tránh khỏi những rủi ro. Tương lai, ông Lý Khắc Cường sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác để Quốc vụ viện “giảm bớt gánh nặng, nâng cao hiệu quả công tác”.

Ông Lý Khắc Cường tái đắc cử không gặp phải bất cứ thách thức nào. Tuy nhiên, nhiều phân tích của các chuyên gia cho rằng, cùng với việc “liên minh Tập – Lý” vẫn được tiếp tục, nhưng quyền lực của ông Lý Khắc Cường cũng được cho là sẽ giảm.

Ủy ban Giám sát Quốc gia được thành lập

Lần này, Bí thư Ban Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Hiểu Độ trở thành Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát quốc gia khóa đầu tiên. Có phân tích chỉ ra, cùng với việc Đại hội nêu tên ông Dương Hiểu Độ, cũng đồng thời nhắc đến tên ông Trương Quân – người được bầu chọn làm Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao. Sắp xếp này có nghĩa là Ủy ban Giám sát Quốc gia sẽ ngang hàng với Viện kiểm sát tối cao và Tòa án tối cao; sắp xếp nhân sự cao ngang với các cơ quan khác thuộc Quốc vụ viện.

Trước đó, ông Dương Hiểu Độ giữ 3 chức vụ gồm, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Bộ trưởng Bộ giám sát Trung Quốc, Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng Quốc gia.

Ngày 13/3, trong dự thảo cải cách cơ cấu Quốc vụ viện được công bố, Bộ giám sát được sáp nhập vào Ủy ban Giám sát Quốc gia mới thành lập, và xóa bỏ Bộ Giám sát và Cục Phòng chống tham nhũng Quốc gia.

Có nguồn tin trước đây cho biết, ông Dương Hiểu Độ được vào Bộ Chính trị tại Đại hội 19, là ông Tập Cận Bình muốn tăng thêm sức mạnh cho Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật sau Đại hội 19 để tiếp tục chống tham nhũng. Bên cạnh đó, trong tương lai, nhiệm vụ của Ủy ban Giám sát Quốc gian cũng vô cùng nặng nề.

Nhà bình luận chính trị Lý Lâm Nhất cho rằng, dư luận từng dự đoán Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Triệu Lạc Tế sẽ kiêm nhiệm chức Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Quốc gia, lần này, ông Triệu Lạc Tế bất ngờ không được nêu tên, mà là ông Dương Hiểu Độ, điều này cho thấy chính quyền ông Tập Cận Bình lại tiếp tục phá lệ.

Ông Dương Hiểu Độ năm nay 65 tuổi, ông từng có thời gian dài công tác tại Tây Tạng, sau đó từng nhậm chức Thường ủy Thành ủy thành phố Thượng Hải, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật thành phố Thượng Hải, phụ trách sự vụ liên quan đến Đài Loan, từng có thời gian làm việc với ông Tập Cận Bình. Khi ông Tập Cận Bình làm Bí thư thành phố Thượng Hải, ông Dương Hiểu Độ được ông Tập Cận Bình khen ngợi. Sau khi ông Tập lên Trung ương, ông Dương Hiểu Độ cũng được ông Tập trọng dụng.

Lần này, ông Hứa Kỳ Lượng, Trương Hựu Hiệp trúng cử chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Có phân tích chỉ ra, ông Hứa Kỳ Lượng, Trương Hựu Hiệp được ông Tập Cận Bình lựa chọn và trọng dụng thể hiện phong cách dùng người chú trọng thực chiến của ông Tập Cận Bình.

Mấy chục năm qua, quân đội Trung Quốc luôn bị người thuộc phe ông Giang Trạch Dân nắm giữ. Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông Tập đã bắt giữ hơn 100 quan chức quân đội với tội danh tham nhũng, trong đó có Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Điền Tu Tư, Trương Thụ Điền, Vương Kiến Bình, Vương Hỷ Vũ. Chính quyền ông Tập Cận Bình thông qua cải cách quân đội, đã thanh trừng thế lực phe phái ông Giang Trạch Dân trong quân đội, đồng thời thu lại quân quyền.

Trí Đạt

Xem thêm: