Gần đây, truyền thông Hồng Kông tiết lộ, sau khi ông Giang Trạch Dân rút lui, vẫn không muốn đem chìa khóa hạt nhân – tượng trưng cho quyền lực của Chủ tịch Quân ủy Trung ương – giao cho ông Hồ Cẩm Đào, và khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền cũng từng gặp trở ngại tương tự, chưa thể tham dự vào tổ vũ khí hạt nhân để nắm quyền lực trong quân đội.

Giang Trach Dan Tap Can Binh

Tạp chí Tranh Minh số ra tháng Chín đưa tin, khi ông Đặng Tiểu Bình nắm giữ quân quyền, đã thành lập “Tổ lãnh đạo chỉ huy vũ khí hạt nhân chiến lược”, xây dựng trung tâm chỉ huy vũ khí hạt  nhân dưới lòng đất tại Đại Lễ Đường Nhân dân ở Bắc Kinh và tỉnh Sơn Tây.

Sau khi ông Giang Trạch Dân trở thành lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Chủ tịch Quân ủy, đổi tên tổ vũ khí hạt nhân này thành “Tổ lãnh đạo chiến lược chiến tranh trung ương”, quyền lực và chức năng của tổ này là nắm giữ nút ấn khởi động vũ khí hạt nhân và truyền đạt mệnh lệnh chiến đấu.

Khi đó, tổ này được phân làm 2 tiểu tổ nữa:

Tổ thứ nhất: gồm Chủ nhiệm Văn phòng Giang Trạch Dân, Tổng tham mưu trưởng, Thủ trưởng Căn cứ Vũ khí hạt nhân chiến lược.

Tổ thứ hai: gồm Chủ nhiệm Văn phòng Lưu Hoa Thanh, Phó tổng tham mưu trưởng, Thủ trưởng Căn cứ vũ khí hạt nhân chiến lược. Sau khi ông Lưu Hoa Thanh thôi chức, tổ này gồm có ông Lý Bằng, Phó chủ tịch Quân ủy, Phó tổng tham mưu trưởng, Thủ trưởng Căn cứ Vũ khí hạt nhân chiến lược.

Tức là, trong khoảng thời gian này, người nắm giữ chìa khóa hạt nhân chính là ông Giang Trạch Dân.

Đến năm 2002 khi diễn ra Đại hội 16, ông Giang Trạch Dân rút khỏi Ủy viên Trung ương Đảng, nhưng vẫn nắm quyền trong Tổ lãnh đạo chiến lược chiến tranh Trung ương ĐCSTQ, và không đem chìa khóa vũ khí hạt nhân giao cho Tổng Bí thư ĐCSTQ kiêm Phó chủ tịch Quân ủy mới lên nắm quyền là ông Hồ Cẩm Đào.

Đến Đại hội toàn thể lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa 16, ông Hồ Cẩm Đào trở thành Chủ tịch Quân ủy Trung ương thì mới thu hồi quyền lực của Tổ lãnh đạo chiến lược chiến tranh Trung ương từ tay ông Giang Trạch Dân, mới thực sự nắm quyền khởi động và tấn công vũ khí hạt nhân.

Năm 2010, sau Phiên họp toàn thể lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 17, ông Tập Cận Bình trúng cử làm Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, tại Hội nghị Bộ Chính trị ông được tuyên bố giữ chức Phó chủ tịch Thường vụ Quân ủy. Theo truyền thông Hồng Kông tiết lộ, khi đó tại Hội nghị Thường ủy Bộ Chính trị, ông Hồ Cẩm Đào đề xuất, Tổ lãnh đạo chiến lược chiến tranh Trung ương thứ 2 do ông Tập Cận Bình phụ trách. Nhưng những người thuộc phe ông Giang Trạch Dân là Lý Trường Xuân, Chu Vĩnh Khang, Hạ Quốc Cường, Giả Khánh Lâm lấy lý do “không phải nhiệm vụ cấp bách”, “kiến thiết trong thời đại hòa bình”, để gác lại đề xuất của ông Hồ Cẩm Đào. Do đó ông Tập Cận Bình bản thân là Phó chủ tịch Thường vụ Quân ủy mà lại không có quyền tham dự vào trong Tổ vũ khí hạt nhân đang nắm thực quyền trong quân đội.

Đến năm 2012, sau Đại hội 18, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ tuyên bố, thành viên Tổ lãnh đạo chiến lược chiến tranh Trung ương gồm: Chủ nhiệm Văn phòng Tập Cận Bình hay Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quân ủy, Bộ tư lệnh Hỏa tiễn, Thủ trưởng Cơ sở vũ khí hạt nhân chiến lược. Đến đây, ông Tập Cận Bình mới nắm giữ trong tay nút ấn hạt nhân tượng trưng cho quyền lực của Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Năm 2010, Tổng biên tập tạp chí điện tử Kanwa Intelligence Review (Canada) Pinkov từng xuất bản cuốn sách có tựa đề “Quân đội Pháo binh Giải phóng quân làm thế nào để khống chế nút ấn hạt nhân”. Theo cuốn sách, mệnh lệnh tối cao tấn công phản kích hạt nhân được đưa ra sẽ do Bộ Tư lệnh Pháo binh tối cao của Quân ủy Trung ương chấp hành.

Ông Tập Cận Bình trúng cử Chủ tịch Quân ủy Trung ương không lâu, liền phong hàm thượng tướng cho Tư lệnh viên Tư lệnh Pháo binh Ngụy Phụng Hòa. Ông Ngụy Phụng Hòa là quan chức cấp cao đầu tiên được ông Tập Cận Bình thăng chức, tại Bắc Kinh ông Tập Cận Bình còn có cuộc hội kiến với đại biểu thuộc Tư lệnh Pháo binh tham dự Đại hội 8 ĐCSTQ, trong đó có quan chức phụ trách tên lửa đạn đạo lục địa, tên lửa hành trình, điều này cho thấy ông Tập rất coi trọng vấn đề chấp hành mệnh lệnh phản kích và tấn công hạt nhân của Tư lệnh Pháo binh.

Năm 2013, có kênh truyền thông từng để ý, dù là đi thăm nước ngoài hay thị sát trong nước, ông Tập Cận Bình luôn có người đi theo sát, tay cầm chiếc cặp màu đen. Theo đồn đoán, chiếc cặp này chứa nút ấn hạt nhân chuyên dụng của quốc gia.

Mặc dù sau khi ông Tập Cận Bình tiếp quản nút ấn hạt nhân, gọi là “vừa nắm quyền vừa cầm súng”, nhưng quân đội Trung Quốc từng có thời kỳ dài bị tâm phúc của ông Giang Trạch Dân trong quân đội là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu khống chế. Hai người này bố trí mạng lưới thân tín khắp quân đội, và hình thành nên 2 tập đoàn thế lực lớn trong nội bộ quân đội. Trước đó có tin nói, dưới hành động chống tham nhũng mạnh mẽ của ông Tập Cận Bình, Quách Bá Hùng từng nói: “Thay thế chúng tôi, thì ở dưới vẫn là người của chúng tôi.” Con trai của Quách Bá Hùng là Quách Chính Cương cũng từng nói: “Trên một nửa cán bộ trong quân đội là do nhà tôi đề bạt.” Từ Tài Hậu đã từng nói với Quách Bá Hùng trong một cuộc họp bán công khai của quân đội rằng: “Để cho hắn (Tập Cận Bình) làm 5 năm rồi cuốn xéo!”

Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, đã tiến hành thanh trừng các tướng lĩnh thuộc phe ông Giang Trạch Dân, gồm 5 Thượng tướng trong đó có cả Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, gần 60 Thiếu tướng và Trung tướng. Phần lớn trong số này là thân tín của Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu. Ông Tập Cận Bình còn thông qua cải cách quân đội, làm rối loạn mạng lưới quan hệ của thế lực ông Giang Trạch Dân trong quân đội; điển hình là tướng lĩnh thuộc phe ông Giang bị điều tra, về hưu non, hoặc bị đẩy ra rìa, tái cơ cấu quân đội, quan hệ thế lực bè phái trong quân đội đã bị cắt đứt.

Phía quân đội ĐCSTQ hồi tháng Bảy từng nói, phương án điều chỉnh nhân sự trong toàn bộ quân đội đều do đích thân ông Tập Cận Bình thẩm định.

Dư luận cho rằng, ông Tập Cận Bình thông qua lần cải cách quân đội này để làm rối loạn kết cấu ban đầu, tiến thêm một bước nữa để thanh trừng người của phe ông Giang Trạch Dân trong quân đội, đồng thời sắp xếp những tướng lĩnh mình tin tưởng đảm nhận các chức vụ quan trọng, nhằm nắm toàn diện quyền lực trong quân đội.

Trí Đạt

Xem thêm: