Ngày 7/1, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã công bố số liệu chống tham nhũng năm 2017, còn dẫn thông tin gọi là “điều tra ý dân” nhưng không ghi rõ nguồn cơ quan thực hiện, theo đó cho rằng mức độ thỏa mãn của người dân Trung Quốc với chống tham nhũng là 93,9%, và độ hài lòng tăng khoảng 20% ​​so với 5 năm trước. Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng điều này không đúng với thực tế.

04 10
Cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân được biết đến như là “Tổng quản tham nhũng”. (Ảnh: cắt từ video của CCTV)

Ngày 7/1, Tân Hoa xã Trung Quốc chỉ ra, trong chiến dịch chống tham nhũng năm 2017 đã “xử lý” 1.591.000 quan tham trên toàn Trung Quốc. Gần đây Trung Quốc cũng xử lý một số “hổ to”, trong đó bao gồm Lỗ Vĩ (Lu Wei), nguyên Phó ban Tuyên truyền Trung ương.

Thông tin trích dẫn một cuộc thăm dò ý dân cho biết độ hài lòng của người dân với chống tham nhũng hiện đã tăng 18,9 điểm phần trăm, từ 75% năm 2012 lên 93,9% vào năm 2017. Tuy nhiên, thông tin này không nói cơ quan điều tra nào tiến hành điều tra.

Về vấn đề này, ngày 8/1, Đài VOA (Mỹ) dẫn ý kiến của một nhà bình luận cho rằng, có vô số vấn đề hủ bại trong hàng ngũ “thái tử Đảng” nhưng từ lâu không bị trừng trị, không thể nói rằng những người này trời sinh đã miễn nhiễm với tham nhũng. Ngoài ra, trong chống tham nhũng đến ngày nay, vấn đề công bố công khai tài sản của các nhà lãnh đạo hàng đầu vẫn trì hoãn, không được thực hiện.

Một bài báo trên tờ SCMP (South China Morning Post) ở Hồng Kông cho hay, đồng thời với chống tham nhũng, nhà cầm quyền Trung Quốc cũng phản đối và hạn chế quyền tự do ngôn luận, trong khi tự do ngôn luận là một trong những công cụ để công chúng chống tham nhũng. Việc đàn áp ngôn luận đã giới hạn khả năng người dân tố cáo tham nhũng.

Trong 5 năm qua, cùng chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn, Trung Quốc đã đưa ra điều tra xử lý hơn 1,5 triệu quan chức, nhiều lãnh đạo cấp cao đã bị bắt. Mặc dù số lượng tham quan bị điều tra khủng khiếp như vậy, nhưng vẫn chỉ là một phần nhỏ của số quan chức tham nhũng.

Ngày 13/12/2017, nhà cầm quyền Trung Quốc đã công bố số liệu chính thức chống tham nhũng năm 2017: Tổng cộng có 18 cán bộ thuộc quản lý của Ban tổ chức Trung ương bị thẩm tra, cộng thêm những người đã bị trừng phạt thì có tổng cộng 36 cán bộ thuộc quản lý của Ban tổ chức Trung ương bị xử lý, vượt xa con số 26 đối tượng vào năm 2016. Vừa bước sang năm mới 2018 đã có hai “hổ to” “ngã ngựa” thuộc các địa bàn Thiểm Tây và Sơn Đông.

Trong số 18 cán bộ thuộc Ban Tổ chức Trung ương quản lý bị Ban Kiểm tra Kỷ luật Kỷ luật Trung ương Trung Quốc lập án điều tra vào năm 2017, hầu hết đều mới được nhậm chức vụ mới chưa đến hai năm. Trong số đó, ông Ngu Hải Yên (Yu Haiyan) vừa được bổ nhiệm làm Phó tỉnh trưởng tỉnh Cam Túc được hai tháng đã bị điều tra.

Trong số các quan chức hàng đầu bị điều tra vào năm 2016, chỉ trừ có một người, còn lại tất cả là quan chức nhậm chức sau Đại hội lần thứ 18.

VOA dẫn lời nhà phân tích nhận định, thời gian giữa khi nhậm chức và bị điều tra ngắn ngủi như thế khiến người ta không thể không đặt vấn đề về công tác đề bạt quan chức.

Đối với kết quả “điều tra ý dân” mà Tân Hoa xã Trung Quốc công bố cho rằng độ hài lòng của người dân đối với chống tham nhũng đã đạt 93,9%, và tăng 20% so với 5 năm trước đó, cũng là vấn đề gây nghi ngờ.

Trước đây, Đài VOA của Mỹ từng thông qua chuyện quan to Vạn Khánh Lương nhận hối lộ hàng trăm triệu đô la làm đề tài để thực hiện điều tra trực tuyến. Kết quả cho thấy có đến hơn 93% người dùng Internet tin rằng thể chế độc tài ở Trung Quốc là môi trường lý tưởng sinh ra quan chức tham nhũng, cho nên không thể xử lý được, có người có quyền lực rồi mới biến chất, có người thì nhờ biến chất mà có quyền lực.

Tháng Ba năm ngoái, trang Hk01 (Hồng Kông)  trích dẫn Báo cáo Minh bạch Quốc tế chỉ ra rằng, có 73% số người Trung Quốc trả lời phỏng vấn cho rằng tình hình tham nhũng ở Trung Quốc đã không giảm trong 3 năm qua, trái lại còn tăng lên.

Công tác chống tham nhũng của nhà cầm quyền Trung Quốc luôn được cho là có chọn lọc, và liên quan chặt chẽ đến tình hình đấu đá quyền lực.

Nhiều nhà quan sát cho rằng, cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân là “tổng quản tham nhũng” cùng vô số vụ bê bối tham nhũng của quan chức phái Giang bị phanh phui ra nhưng không thấy chiến dịch chống tham nhũng chạm được vào.

Trong bối cảnh này, ngay cả những quan chức mới thăng chức cũng là quan chức tham nhũng, tiêu biểu như Bí thư Thiên Tân đương nhiệm Lý Hồng Trung (Li Hongzhong), Tỉnh trưởng Vân Nam  Nguyễn Thành Phát (Ruan Chengfa), Phó tỉnh trưởng Phúc Kiến Lý Đức Kim (Li Dejin)… đều nhậm chức trong lúc đang có nhiều vụ bê bối liên quan. Hay đặc biệt như ông Hàn Chính, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới, khi nắm quyền tại Thượng Hải đã gây ra vô số tiếng xấu, bị công chúng gọi là “Hàn Chính bất chính”.

Giáo sư Mã Nhã Đức (Ma Luode) thuộc Đại học Harvard chuyên nghiên cứu về giới tinh anh chính trị Trung Quốc cho rằng, trên thực tế hiện nay công tác chống tham nhũng của nhà cầm quyền Trung Quốc ở trong tình trạng khó xử. Do quá nhiều quan chức tham nhũng, không thể bắt hết tất cả, thêm vào trong công tác quản lý nhà nước ở Trung Quốc mọi người chỉ nhìn thấy những tinh hoa của chế độ độc tài được giàu có, ngoài ra là thực trạng các cuộc biểu tình và các chiến dịch chống giới quan chức quyền quý bùng phát khắp nước diễn ra hàng ngày, khiến chính quyền luôn ở trong trạng thái bấp bênh.

Tuyết Mai

Xem thêm: