Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhiều lần mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự Thế vận hội Pyeongchang nhưng ông Tập đều không trả lời rõ ràng, nguyên nhân sau việc này khiến dư luận quan tâm, theo Sankei Shimbun của Nhật Bản.

GettyImages 892179524
Chiều ngày 14/12, ông Moon Jae-in đã có buổi hội đàm cấp cao với ông Tập Cận Bình (Ảnh: Nicolas Asfouri-Pool/Getty Images)

Thế vận hội mùa đông lần thứ 23 diễn ra vào ngày 9/2 tại Pyeongchang, Hàn Quốc. Đoàn đại biểu Trung Quốc có 82 vận động viên. Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản đưa tin, từ khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in nhậm chức, từng nhiều lần gửi lời mời đến ông Tập Cận Bình, nhưng phía Trung Quốc cũng đều không đưa ra trả lời rõ ràng. Cuối năm ngoái, khi ông Moon Jea-in thăm Trung Quốc, ông lại tiếp tục mời ông Tập Cận Bình tham dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông, nhưng phía Trung Quốc lại phái ông Hàn Chính, người đứng cuối cùng trong số 7 Ủy viên Thường vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc tham dự.

>> Hàn Chính: Nhân vật gây nhiều tranh cãi trong Ban Thường vụ khóa mới của Trung Quốc

Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc chỉ ra, ông Hàn Chính thuộc “Bang Thượng Hải” của ông Giang Trạch Dân, khi ở Thượng Hải đã từng có thời gian ngắn giúp đỡ ông Tập Cận Bình làm việc. Đến ngày 9/2, khi diễn ra lễ khai mạc Thế vận hội Pyengchang, ông Hàn Chính vẫn chưa chính thức có chức vụ nào trong Chính phủ Trung Quốc.

Sau đó, ông Moon Jea-in có cuộc nói chuyện với ông Tập Cận Bình qua điện thoại, lại một lần nữa mời ông Tập Cận Bình tham dự lễ bế mạc Thế vận hội mùa đông, phía Trung Quốc vẫn không đưa ra trả lời rõ ràng.

Bản tin cho biết, mặc dù phía Hàn Quốc cố gắng mời ông Tập Cận Bình tham dự lễ bế mạc Thế vận hội mùa đông, nhưng cuối cùng phía Trung Quốc lại phái ông Lưu Diên Đông tham dự, hy vọng của ông Moon Jea-in một lần nữa tan vỡ.

Yahoo Nhật Bản dẫn nguồn tin cho biết, nguyên nhân chính khiến ông Tập Cận Bình không tham dự Thế vận hội Pyeongchang là do quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc không có tiến triển thuận lợi. Về vấn đề Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), phía Trung Quốc không những cho rằng Hàn Quốc hợp tác với Mỹ, mà còn phải nhìn “sắc mặt” của ông Kim Jong-un để làm việc.

Trong mối quan hệ Triều Tiên – Hàn Quốc – Mỹ, lập trường của Trung Quốc rất phức tạp. Nguồn tin cho biết, Bắc Triều Tiên muốn thông qua đối thoại với Hàn Quốc để ngăn cản Mỹ – Hàn liên hợp diễn tập quân sự, nhưng mục tiêu thực sự của Bắc Triều Tiên là muốn thông qua ly gián Mỹ – Hàn để làm yếu trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, đồng thời thoát khỏi hội đàm 6 bên, bao gồm cả Trung Quốc trong đó.

Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin, ông Tập Cận Bình không tham dự Thế vận hội Pyengchang, ngoài quan hệ Trung – Hàn không tốt, còn do tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên nên cũng cần cân nhắc đến vấn đề an toàn, đây là nhân tố chủ yếu.

Ngoài ra, trong thời gian Hàn Quốc tổ chức Thế vận hội Pyengchang, đúng vào thời gian Tết truyền thống của Trung Quốc, “lưỡng hội” (Hội nghị Chính hiệp và Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc) cũng sắp diễn ra vào ngày 5/3 tại Bắc Kinh, đây cũng có thể là nguyên nhân khiến ông Tập Cận Bình không cách nào đến thăm Hàn Quốc trong thời gian này.

Thế vận hội Pyengchang khai mạc, Trung Quốc lu mờ

Tuy nhiên, nhà bình luận chính trị Trần Phá Không có bài viết đăng trên Đài Á châu Tự do (RFA) chỉ ra, trong lễ khai mạc Thế vận hội Pyengchang, vai trò của Trung Quốc bị lu mờ.

Ông giải thích, Trung Quốc dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mặc dù là nước viện trợ kinh tế lớn nhất của Bắc Triều Tiên, nhưng về mặt chính trị, Bắc Triều Tiên không nợ Đảng Cộng sản Trung Quốc; Trung Quốc cũng là đối tác kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc, nhưng trong chính trị quốc tế, quan hệ Trung – Hàn cũng không tin tưởng lẫn nhau.

Từ lâu, do uy hiếp bởi chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, nên Hàn Quốc và Mỹ đã liên thủ bố trí THAAD, khiến Trung Quốc bất mãn, sau đó trên khắp Trung Quốc Đại Lục dấy lên phong trào chống Hàn Quốc, khiến cho quan hệ Trung – Hàn rơi xuống vực, đến nay vẫn khó khôi phục.

Trước khi diễn ra Thế vận hội Pyengchang, Hàn Quốc và Triều Tiên đột nhiên chuyển sang cục diện hòa đàm, việc này khiến kẻ muốn bán đảo Triều Tiên thuận lợi mọi bề, từ trong đó mưu lợi như Đảng Cộng sản Trung Quốc lại không thể dùng sức mạnh uy hiếp, cũng không thể làm bừa, chỉ có thể giương mắt nhìn.

Ông Trần Phá Không chỉ ra, vai trò hòa giải giữa Hàn Quốc – Triều Tiên của Trung Quốc đã không tồn tại, vai trò chủ trì Đàm phán 6 bên đã không còn. Trong hơn 10 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo, làm mất hết uy tín của mình trên trường quốc tế, cuối cùng cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều không còn mong chờ gì từ Trung Quốc nữa, mà chuyển hướng sang Nga.

Trí Đạt

Xem thêm: