Gần đây, trong một Hội nghị của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa 19 tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã phát biểu:  “‘lão hổ’ nếu lộ đầu thì đánh, ‘ruồi’ bay lung tung cũng cần đập”. Điều này đã thu hút sự chú ý của dư luận đối với xu hướng “đả hổ” của chính quyền trung ương trong năm mới.

Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình tại Hội nghị toàn thể lần thứ 2 Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa 19 được tổ chức vào ngày 11/1/2018 tại Bắc Kinh (Ảnh cắt từ video)

Hội nghị toàn thể lần thứ 2 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa 19 được tổ chức vào ngày 11/1 tại Bắc Kinh, với chủ đề “Bố cục chống tham nhũng năm 2018″. Theo thông tin được đăng tải trên truyền thông của Trung Quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đưa ra đề xuất tại Hội nghị gọi là “đảng nghiêm trị và chống tham nhũng”, nhấn mạnh “‘lão hổ’ nếu lộ đầu liền đánh, ‘ruồi’ nếu bay lung tung cũng phải đập”. Ông Tập đề xuất, truy quét tội phạm kết hợp với chống tham nhũng, tức cần bắt những tổ chức phạm tội, cũng như cần bắt những “ô bảo vệ” ở phía sau.

Trong đó có một đề xuất mới, “‘lão hổ’ nếu lộ đầu thì cần đánh” thu hút được sự chú ý của dư luận. Vậy những “lão hổ” không “lộ đầu” thì có đánh hay không? “Lão hổ” đã thoái vị có đánh hay không? 

Ông Tập Cận Bình lên nắm quyền từ Đại hội 18 cách đây 5 năm và đã bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng, hơn 200 “đại lão hổ” quyền cao chức trọng đã “ngã ngựa”, trong đó có cựu Thường ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Tô Vinh và cựu Chánh văn phòng Trung ương đảng Lệnh Kế Hoạch, v.v.  – những người này đều được định tính là “kẻ dã tâm”. Thanh thế chiến dịch chống tham nhũng cho đến cuộc đấu quyền lực đằng sau ở Trung Quốc từng có một thời gây chấn động.

Tuy nhiên, giới quan sát cũng cho rằng, người được coi như “tổng quản tham nhũng” là cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và những nhân vật quyền quý thuộc phe Giang có liên quan đến những bê bối tham nhũng đã bị vạch trần nhưng vẫn chưa bị động đến.

Trong bối cảnh này, dù là quan chức mới thăng chức cũng vẫn là quan chức hủ bại, ví như đương nhiệm Bí thư thành phố Thiên Tân Lý Hồng Trung, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam Nguyễn Thành Phát, Phó tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến Lý Đức Kim, đều là những người có nhiều bê bối nhưng vẫn được thăng chức. Người mới được thăng chức vào Ban thường vụ Bộ Chính trị Hàn Chính tại Thượng Hải có nhiều vấn đề mà dường như ai cũng biết, người dân gọi ông là “Hàn Chính bất chính”.

>> Hàn Chính: Nhân vật gây nhiều tranh cãi trong Ban Thường vụ khóa mới của Trung Quốc

Tôn Chính Tài, Trương DươngPhòng Phong Huy là 3 “lão hổ” nặng ký, bị hạ bệ trước Đại hội 19. Còn sau Đại hội 19, cùng với việc ông Vương Kỳ Sơn thoái lui, ông Triệu Lạc Tế lên thay, dư luận vẫn giữ thái độ quan sát xem chính quyền đương nhiệm có thể tiếp tục lôi ra “đại lão hổ” nào nữa không.

Theo nhà bình luận chính trị Hạ Tiểu Cường phân tích, sau khi ông Triệu Lạc Tế tiếp nhậm chức Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, mặc dù biểu thị đấu tranh chống tham nhũng “không dừng dù chỉ một khắc”, hơn nữa sau Đại hội 19, có 5 quan lớn Lỗ Vĩ, Lưu Cường, Trương Kiệt Huy, Phùng Tân Trụ, Lý Tương Khởi xác nhận là đã bị bắt. Tuy nhiên, những quan chức cấp Thứ trưởng này “ngã ngựa” chỉ là đáp ứng tình hình thực tế.

Tờ World Journal (Đài Loan) từng có bình luận nghi ngờ rằng, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương sau ông Vương Kỳ Sơn, có thể không giống như ông Vương Kỳ Sơn 5 năm trước chống tham nhũng “không có giới hạn”, tức là lưỡi đao chỉ có thể hướng xuống dưới, chủ yếu là tấn công vào những quan chức cấp thấp hơn, chứ không hướng lên trên đối với những nguyên lão và lãnh đạo cấp cao.

Bài viết cho rằng, mở màn “đả hổ” của ông Triệu Lạc Tế mặc dù được coi là tiếp tục “thanh trừ di độc” từ thời ông Vương Kỳ Sơn, chống tham nhũng “không nương tay”, “nghiêm khắc hơn” so với thời kỳ ông Vương Kỳ Sơn còn tại nhiệm. Nhưng, tân Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương có thể tiếp tục “đả hổ chống tham nhũng” ở cao tầng và người thân của những “đại lão hổ” hay không, đến nay hướng đi vẫn chưa rõ ràng.

Ngày 12/1, nhân sĩ bình luận chính trị Lý Mộc Dương có đăng video cho biết, trong quan trường của ĐCSTQ, không có bao nhiêu người là trong sạch, tham quan là một hiện tượng thường thấy, quan chức muốn thăng quan, thậm chí muốn bước lên cao hơn, nếu anh không tham ô, không hủ bại, thì họ sẽ cho là anh không đáng dựa dẫm, chỉ có xấu như họ, thì họ mới yên tâm rằng anh không phản bội. Anh dám đảm bảo rằng đổi người này thì sẽ không xảy ra vấn đề gì ư? Việc đề bạt người “mang bệnh” trong quan trường ĐCSTQ là hiện tượng phổ biến, đây là điều rõ như ban ngày.

Bình luận còn đề cập rằng trong lời chúc đầu năm mới này của ông Tập Cận Bình, không giống như mấy năm trước nói về vấn đề chống tham nhũng, có thể là có ý tránh không nói đến. Chiến dịch chống tham nhũng trong 5 năm vừa qua vẫn luôn thu hút được sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Trước đây nói “dương cung không có mũi tên quay đầu” thì hiện nay không nhắc đến nữa, trong đó có nguyên nhân và sự thay đổi gì? Việc này vẫn cần quan sát thêm.

Dưới chế độ độc đảng chuyên chính, chống tham nhũng không còn đường để đi

Ngày 7/1, Tân Hoa Xã đăng thông báo nói, năm ngoái (2017) chiến dịch chống tham nhũng đã xử lý 1.591.000 người, đồng thời còn dẫn một bản điều tra nói, mức độ hài lòng của người dân đối với công tác chống tham nhũng đạt 93,9%, mức độ hài lòng tăng 20% so với 5 năm trước.

Về vấn đề này, hôm 8/1, Đài phát thanh Mỹ (VOA) dẫn lời bình luận của một nhân sĩ cho biết, rất nhiều vấn đề hủ bại của các “thái tử đảng” đã không bị trừng trị trong thời gian dài. Trong khi đó, chống tham nhũng cho đến nay, ĐCSTQ vẫn chần chừ không thực hiện việc công khai tài sản của các lãnh đạo cấp cao.

Trên thực tế, hành động chống tham nhũng trên diện rộng của chính quyền ĐCSTQ đã khiến hơn 1,5 triệu quan chức bị điều tra, nhiều lãnh đạo cấp cao đã “ngã ngựa”. Mặc dù số lượng quan chức bị điều tra khiến người ta phải giật mình, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong số quan chức tham nhũng.

Theo tờ Hk01(Hồng Kông) hồi tháng 3/2017 từng dẫn số liệu của Tổ chức Minh bạch Quốc tế chỉ ra, trong số những người Trung Quốc được phỏng vấn, có 73% cho rằng, trong 3 năm qua, tình hình tham nhũng của Trung Quốc không hề giảm, ngược lại còn gia tăng.

Giáo sư Roderick MacFarquhar thuộc Trung tâm nghiên cứu Tinh anh chính trị Trung Quốc của Đại học Harvard cho rằng, việc chống tham nhũng của chính quyền Trung Quốc hiện đang rơi vào hai thế khó. Điều này là vì quan chức tham nhũng của Trung Quốc quá nhiều, chính quyền không thể nào bắt hết từng quan chức tham nhũng được. Thêm nữa, ĐCSTQ về mặt quản lý nhà nước lại là một tờ giấy trắng, điều mà nhiều người nhìn thấy được chỉ là sự độc tài của đảng và sự giàu có nhanh chóng của tầng lớp quyền quý. Mặt khác, chính quyền ĐCSTQ mỗi ngày phải đối mặt với các cuộc vận động biểu tình kháng nghị liên tiếp bùng phát trên toàn quốc nhắm vào các quan chức, làm cho chính quyền ĐCSTQ rơi vào thế bất ổn.

>>Biểu tình lớn phản đối chính quyền ở tỉnh Cát Lâm Trung Quốc (video)

Những bản tin gần đây trên truyền thông của ĐCSTQ cũng cho người ta thấy hiệu quả chống tham nhũng của chính quyền có chút gì đó khiên cưỡng.

Tờ Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ đăng một bài viết trên tài khoản Weixin của mình hôm 2/1, phê bình những lời xám hối mà bộ phận quan chức “ngã ngựa” đã viết là nói suông, lời nói trống rỗng, thậm chí là lời nói giả tạo. Các quan chức “ngã ngựa” trải qua sự thấm nhuần văn hóa đảng nên xám hối của họ đa phần bị hình thành khuôn mẫu, bị truyền thông chỉ trích là lời thoái thác đúng thời được chuẩn bị tỉ mỉ.

Trước đó, ngày 5/8/2017, tờ báo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương xuất bản đã tiết lộ, khi quan chức đọc “danh sách cảnh báo” về những tham quan “ngã ngựa”, ngược lại, họ lại thường coi đó như là “bảo điển”, là sách quý” để lẩn tránh giám sát và tránh bị dùi vào chỗ hở. Họ nghiên cứu cẩn thận, tổng kết bài học mà người khác bị vạch trần, nghiên cứu cách làm nhũng nhiễu mới, đối kháng với sự thẩm tra của trung ương.

Theo tờ báo này, quan chức “học tập” được 3 cách làm lớn từ những tham quan, bao gồm: giữ thấp giọng, giả nghèo; tự giới hạn mình và chỉ qua lại với những thương nhân “tin tưởng được”; ẩn thân trong đó, tìm người “phát ngôn thay”.

Học giả Singapore Phó Trí Diệu từng chỉ ra, năm nay, quan chức ĐCSTQ dưới “lưỡi đao” của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật sẽ tự nhiên thêm phần cẩn thận, nhưng chỉ cần hơi có chút lơ là, thì họ sẽ lại “bệnh cũ tái phát”, thậm chí còn hơn trước.

Nhà bình luận chính trị Trần Phá Không từng có bài viết nói, là một đảng chấp chính, ĐCSTQ đã hoàn toàn lạc hậu, không còn thuốc chữa.

Ông La Vũ – con trai cố đại tướng ĐCSTQ La Thụy Khanh từng nhận định, nhà cầm quyền Trung Quốc Đại Lục hiện đang đối mặt với sự hủ bại to lớn của ĐCSTQ, cái đảng này coi như đã hỏng rồi, mất hết lòng dân. Ông cho rằng ông Tập Cận Bình chỉ có duy nhất một con đường, chính là dẫn dắt Trung Quốc đi theo con đường dân chủ hóa.

Tiến sĩ Chính trị học Lý Thiên Tiếu, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc hiện công tác tại Đại học Columbia có bài phân tích đăng trên truyền thông ngoài Trung Quốc nhận định, thể chế ĐCSTQ là thể chế tà ác, bệnh của nó đã ăn sâu vào xương tủy, cai trị đảng nghiêm khắc chính là ‘dĩ độc công độc’, cuối cùng ắt sẽ diệt vong.

Trí Đạt

Xem thêm: