Ngày 23/7 vừa qua, hơn 1.000 người tập Pháp Luân Công tại Hồng Kông đã tổ chức cuộc mít-tinh và diễu hành lớn để kỷ niệm 18 năm môn tập này bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp (20/7/1999) tại Đại Lục. 

a1 2@1200x1200 5
Hơn 1.000 tham gia mít-tinh kỷ niệm 18 năm Pháp Luân Công bị đàn áp ở Đại Lục.

Cuộc mít-tinh được bắt đầu vào sáng sớm ngày 23/7 tại quảng trường Edinburgh Place. Buổi chiều cùng ngày, hơn 1.000 người diễu hành xuất phát từ khu bến tàu North Point (North Point Ferry Pier) đến Trung Liên Ban thì giải tán trong hòa bình.

Kêu gọi các cá nhân, đoàn thể không tiếp tay cho cuộc đàn áp

Người phát ngôn của Đoàn luật sư nhân quyền Pháp Luân Công Đài Loan, bà Chu Uyển Kỳ cho biết, toàn thế giới chỉ có chính quyền ĐCSTQ bức hại người tập Pháp Luân Công, những người tin vào chân – thiện – nhẫn. Qua đó cho thấy phương thức thống trị “không dân chủ, không pháp trị, không tự do” của chính quyền Trung Quốc. Nếu Trung Quốc muốn hướng tới dân chủ pháp trị, thì “tuyệt đối không thể bỏ qua vấn đề Pháp Luân Công”. 

Bà Chu Uyển Kỳ cũng kêu gọi tân Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga của Hồng Kông cần phải tuân thủ luật pháp cơ bản, thực hiện đúng “một nước hai chế độ”, không nên dẫm lên vết xe đổ của cựu Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh. Đồng thời, bà Chu còn kêu gọi bà Lâm quý trọng đoàn thể Pháp Luân Công tại Hồng Kông “bởi vì họ là đoàn thể thúc đẩy và giúp cho người dân Hồng Kông có được thân tâm khỏe mạnh, giúp đạo đức quay trở lại, quan trọng hơn họ là những công dân tốt tuân thủ theo pháp luật”. Bà Chu Uyển Kỳ cũng hy vọng chính phủ Hồng Kông có thể dùng sự thực để chứng minh cho xã hội quốc tế thấy nhân quyền và tự do của những người tập Pháp Luân Công tại Hồng Kông được chính phủ và luật pháp Hồng Kông bảo vệ.

Phó chủ tịch Hội liên hiệp người dân Hồng Kông ủng hộ phong trào dân chủ yêu nước Thái Diệu Xương cũng đến tham gia ủng hộ cuộc mít-tinh. Ông Thái Diệu Xương bảy tỏ lòng kính phục sự kiên trì và nghị lực của những người tập Pháp Luân Công. Ông lấy sự kiện Lục Tứ cũng như sự kiện gần đây nhất là cái chết của ông Lưu Hiểu Ba để làm ví dụ “chính quyền bạo lực ĐCSTQ trước đây đã dùng quân đội để đàn áp đẫm máu sinh viên, ngày nay lại dùng cường quyền để bức hại Pháp Luân Công, ngày mai lại đối phó với nhà hoạt động nhân quyền”. Ông Thái Diệu Xương cũng cho biết, trong 5 năm gần đây, nền dân chủ pháp trị Hồng Kông không có bước tiến mà lại thụt lùi, nhưng ông cũng tin tưởng, cùng với việc người dân tiếp xúc với bên ngoài, thêm vào nữa là đoàn thể Pháp Luân Công không ngừng nỗ lực, nhiều người đã bắt đầu phân biệt sự thật đúng sai: “Chúng ta phải tin vào sự công bằng chính nghĩa, tin vào lịch sử, tin vào nhân dân, hy vọng mọi người thương yêu bảo vệ nhau, cùng hướng tới  thế giới hòa bình và tốt đẹp hơn.”

Phap Luan Cong
Ông Thái Diệu Xương (giữa)

Nghị viên lập pháp Lương Diệu Trung mạnh mẽ chỉ trích chính quyền ĐCSTQ. Ông hy vọng các tổ chức cá nhân cùng quan tâm và vạch trần những hành vi bức hại vô nhân đạo, vô nhân tính này. Ngoài ra, ông cũng kêu gọi chính phủ các nước có cái nhìn đúng đắn về cuộc đàn áp này, cũng như gây áp lực lên chính quyền Trung Quốc để nhanh chóng kết thúc nó và kết thúc sự thống trị của chính quyền chuyên chính tàn bạo.

Nghị viên lập pháp Lâm Trác Đình cho biết, ĐCSTQ đàn áp người tập Pháp Luân Công đã là sự thực không thể chối cãi. Ông cho rằng dù là bất cứ tín ngưỡng nào, mọi người đều phải có quyền con người và quyền tự do như nhau, “đàn áp tín ngưỡng chính là đi ngược với quan niệm cơ bản về nhân quyền”. Ông kêu gọi chính quyền Trung Quốc nhanh chóng thả những người tập Pháp Luân Công đang bị giam giữ phi pháp, dừng ngay cuộc bức hại, truy cứu tất cả những hành vi trái pháp luật và phản lại nhân loại. Về bằng chứng tố cáo chính quyền ĐCSTQ mổ cướp nội tạng, sự việc quá nghiêm trọng, ông Lâm cho rằng chính quyền Trung Quốc cần phải công bố những tài liệu liên quan và cho phép cơ quan quốc tế độc lập đến điều tra sự việc này.

Hiện nay, “Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc Đàn áp Pháp Luân Công” đã công bố 346 bản báo cáo, trong đó có ghi chép chi tiết những thủ đoạn bức hại người tập Pháp Luân Công, bao gồm những bằng chứng về tội ác mổ sống lấy nội tạng, xử tội phi pháp, sử dụng nhục hình… Tại Hồng Kông, người tập Pháp Luân Công thường hay bị các tổ chức thân với chính quyền Trung Quốc như Hội Thanh niên Quan ái Hồng Kông quấy nhiễu, chửi bới, vu khống, tuy nhiên những sự việc như vậy lại không được xử lý theo pháp luật. Trong thời gian ông Lương Chấn Anh là Trưởng đặc khu hành chính, chính quyền đặc khu cũng nhiều lần vô lý từ chối cấp giấy nhập cảnh và visa cho người tập Pháp Luân Công đến Hồng Kông, làm trái với Điều 141 của luật pháp Hồng Kông, trực tiếp làm ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của người dân Hồng Kông với chính quyền, và để lại những vết ố không thể xóa nhòa cho chế độ pháp trị của Hồng Kông.

a1 3@1200x1200 5
Hơn 1.000 tham gia mít-tinh kỷ niệm 18 năm Pháp Luân Công bị đàn áp ở Đại Lục.

Người phát ngôn của Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp Hồng Kông cho biết, mấy tháng gần đây, có hàng trăm người tập Pháp Luân Công, trong đó có cả công dân nước ngoài bị bắt giữ và xét xử phi pháp tại Đại Lục. Trong oan ngục, họ bị đánh đập hành hạ, thậm chí là bị mổ sống lấy nội tạng. Ông cho rằng lý tưởng mà chính quyền Trung Quốc gọi là trừng trị tham quan, quản lý đất nước theo pháp luật, lấy dân làm gốc, ‘một nước hai chế độ biến dạng nhưng không biến hình’, trên thực tế chính là phục vụ lợi ích của chính ĐCSTQ. Ông hy vọng chính quyền của tân Trưởng đặc khu sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc duy trì chế độ pháp trị của Hồng Kông, bảo vệ quyền lợi và sự tự do của người tập Pháp Luân Công, ông cũng kêu gọi người dân và các tổ chức và cá nhân hãy tìm hiểu sự thật về cuộc bức hại, “thể hiện lương tri, nêu cao chính nghĩa”, chấm dứt bức hại và xử lý kẻ hành ác theo pháp luật.

Tín ngưỡng là quyền cơ bản của con người

a1 4@1200x1200 2
Người dân Hồng Kông xem diễu hành

Đoàn diễu hành đã thu hút đông đảo người dân theo dõi. Ông Hà, một công chức về hưu, người chứng kiến Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc đến nay đã 20 năm. Ông cho rằng lập trường của chính quyền Hồng Kông ngày càng yếu, mà chức năng cơ bản của chính quyền có cả việc bảo vệ nhân quyền và quyền tự do cho người dân. “Nhưng Hồng Kông vẫn còn có tự do ngôn luận, người dân vẫn có quyền biểu đạt những yêu cầu của mình, chứ không giống như ở Đại Lục, vì để bảo vệ chính quyền mà đàn áp những tiếng nói phản đối, tất cả những thủ đoạn đều được họ dùng hết, đây là lý do vì sao mà hiện tại việc bảo vệ và thi hành chắc chắn chính sách một nước hai chế độ là vô cùng quan trọng”. Ông cho biết nếp sống trong quan trường tại Đại Lục đã vô cùng bại hoại, ông không mong muốn tình huống đó xuất hiện ở Hồng Kông, do đó việc duy trì và bảo vệ một nước hai chế độ và chế độ pháp chế hiện có là vô cùng quan trọng.

Ông Dương, cũng là một cán bộ đã nghỉ hưu cho biết, ông đã biết đến việc chính quyền Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công từ lâu. Ông không thể chấp nhận được chuyện trong chính quyền có người vì ân oán và lợi ích cá nhân mà lợi dụng danh nghĩa chính quyền và quyền lực trong tay thậm chí là cả một thể chế quốc gia để bức hại người dân của chính mình.

Jack, một du khách đến từ nước Anh thể hiện sự ủng hộ đối với nhóm người tập Pháp Luân Công mít-tinh và diễu hành trong hòa bình. Anh nói “xảy ra sự việc như thế này thực sự là đáng sợ, họ là những người tốt tin vào chân-thiện-nhẫn, sao lại bị đối đãi tàn nhẫn như thế này”. Anh cũng cho rằng người dân trên toàn thế giới cần biết sự thật để sớm kết thúc cuộc bức hại.

Tại hiện trường diễn ra diễu hành cũng có không ít du khách đến từ Đại Lục dừng chân quan sát, một du khách không muốn trả lời phỏng vấn nói: “Các vị cũng nên hiểu tình hình Đại Lục, chúng tôi thực sự không dám biểu đạt cách nhìn nhận của mình.

Trí Đạt

Xem thêm: