Vừa qua, Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh (The National Archives) đã tiếp tục mở niêm phong tài liệu lưu trữ ngoại giao, tiết lộ các chi tiết thực hiện nhiệm vụ của Quân đoàn 27 của nhà cầm quyền Trung Quốc trong biến cố Thiên An Môn năm 1989. Hồ sơ giải mật chia sẻ thông tin do nội gián Trung Quốc cung cấp, ước tính có ít nhất hơn 10.000 dân thường thiệt mạng trong vụ thảm sát này.

thienanmon
Tối 03/6 – sáng 4/6/1989, nhà cầm quyền Trung Quốc khi đó đã huy động hơn 200.000 binh sĩ đàn áp đẫm máu hoạt động kháng nghị của sinh viên và người dân Bắc Kinh, những tên lính dùng xe tăng lao vào những người dân tay không tấc sắt (Hồ sơ Thiên An Môn)

Tối 3/6 – sáng 4/6/1989, nhà cầm quyền Trung Quốc khi đó đã huy động hơn 200.000 binh sĩ giới nghiêm dùng súng và xe tăng đàn áp đẫm máu các sinh viên và người dân Bắc Kinh tay không tấc sắt, họ đã nổ súng và lao thẳng xe tăng vào đám đông người. Sự kiện này được nhiều người gọi là “Vụ thảm sát Thiên An Môn”.

Hồ sơ giải mật của Anh: Quân đoàn 27 xả súng, hơn 10.000 thường dân thiệt mạng

Ngày 20/12, trang tin “Hồng Kông 01” (Hk01) đưa tin, trong những năm gần đây người Anh từng bước mở niêm phong tài liệu lưu trữ hơn 20 năm trước, và tháng trước họ lại mở niêm phong tài liệu lưu trữ ngoại giao năm 1989, tiết lộ những thông tin mà tình báo Anh ở nước ngoài thu thập và đánh giá tình hình thời cuộc.

Phóng viên của trang mạng này đã xem hàng ngàn trang hồ sơ giải mật năm 1989 tại Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh ở London, những tài liệu này có nội dung liên quan đến việc tình báo Anh đánh giá tình hình ở Bắc Kinh và công tác điều động quân đội của nhà cầm quyền Trung Quốc khi đó, cung cấp bức tranh lịch sử Trung Quốc sau cái chết của ông Hồ Diệu Bang vào ngày 15/4 và Bắc Kinh bị giới nghiêm cho đến ngày 20/5, và sau đó là vụ thảm sát đẫm máu ngày 04/6/1989.

Theo tài liệu giải mật, Đại sứ Alan Donald của Anh trú tại Trung Quốc khi đó đã hai lần đánh điện báo về Luân Đôn vào ngày 2/6 và ngày 5/6/1989. Trong đó một bức điện chỉ ra Quân đoàn 39 nhận được mệnh lệnh phải vào thành Bắc Kinh trong vòng hai hoặc ba ngày. Bức điện khác trình bày chi tiết một nhân viên của nhà cầm quyền Trung Quốc cung cấp thông tin cho người thu thập thông tin của nước Anh.

Tuy nhiên, đoạn đề cập đến thân phận của người thu thập thông tin của Anh trong cả hai bức điện báo đều bị bôi đen, cho thấy thân phận người này rất nhạy cảm, đến nay vẫn không cho phép công khai. Alan Donald đã nói trong bức điện, những tin tức của người Trung Quốc cung cấp đã được xác minh là chính xác, và tài liệu cũng thực hiện phân loại giữa sự thật, dự đoán và tin đồn.

Hồ sơ chỉ ra, Quân đoàn 27 đến từ Sơn Tây là thủ phạm chính gây tội ác, trong quân đoàn này có 60% là những người trình độ học vấn thấp. Quan chỉ huy Quân 27 Dương Chấn Hoa là cháu của Phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương Dương Thượng Côn, tức là con trai Dương Bạch Băng. Quân đoàn 27 được thông báo đến Bắc Kinh để tham gia huấn luyện, và sẽ được ghi hình, trước khi giải phóng hiện trường 10 ngày họ không được xem tin tức.

Giải phóng hiện trường được bắt đầu từ tối ngày 3/6/1989. Kế hoạch ban đầu có bốn giai đoạn, ba giai đoạn đầu do Quân khu Thẩm Dương thực hiện. Hồ sơ trích dẫn nguồn tin chính phủ Trung Quốc chỉ ra, những người lính Quân khu Thẩm Dương tiến vào Quảng trường Thiên An Môn ngăn tách đám đông từ hai bên đông và tây,  nhưng ba giai đoạn đầu tiên của nhiệm vụ bị thất bại, binh sĩ Quân đoàn 27 ở trên xe bọc thép đã xả súng vào đám đông, trong đó có cả những thị dân và quân nhân khác đơn vị.

Tốp lính đầu tiên của Quân khu Thẩm Dương vào Quảng trường Thiên An Môn đã tách sinh viên và thị dân ra, sinh viên được thông báo phải rời khỏi trong vòng một giờ. Nhưng năm phút sau, xe bọc thép lao đến hiện trường và nổ súng vào các binh sĩ không có vũ trang và các sinh viên, làm nhiều người thiệt mạng.

Hồ sơ ghi nhận những chi tiết kinh hoàng: có khoảng 1.000 người đồng ý rời khỏi qua đường Chính Nghĩa, nhưng đã bị súng máy bắn vào. Xe bọc thép lao tới những người lính Quân khu Thẩm Dương bị rới lại sau và cán qua người họ.

Cuối cùng hồ sơ chỉ ra, theo đánh giá của người làm trong chính phủ Trung Quốc này, số dân thường thiệt mạng ít nhất là 10.000 người.

Sau sự cố Thiên An Môn, Bộ Quốc phòng Trung Quốc “chủ động” mời các tùy viên quân sự nước ngoài trú tại Trung Quốc tham gia buổi họp tường trình nội bộ về hành động quân sự ngày 4/6. Theo tài liệu giải mật mới nhất của Anh, lúc 15 giờ ngày 28/7/1989, chủ nhiệm chính trị Quân đoàn 38 Lý Chi Vân tự nhận bản thân đã tham gia lập kế hoạch và hành động giải phóng hiện trường.

Một trong những tài liệu chỉ ra, Lý Chi Vân cho biết quân đội đã không bắn bất cứ ai, không có bất kỳ thương vong nào tại Quảng trường Thiên An Môn, và nhận định hơn 200 người thiệt mạng vì đạn lạc gây ra. Ông cho biết quân đội tại Quảng trường Thiên An Môn chỉ nổ súng hai lần. Nhưng sau giải thích này, tất cả các tùy viên quân sự đã im lặng một lúc lâu, chẳng ai hỏi gì.

Hồ sơ giải mật của Mỹ và Canada

Có bao nhiêu người chết trong vụ thảm sát ngày 4/6? Nhà cầm quyền Trung Quốc luôn muốn che giấu vấn đề này.

Tháng 6/1989, phát ngôn viên bộ đội giới nghiêm Trương Công và phát ngôn viên chính phủ Viên Mộc của Trung Quốc khi đó đã cùng tổ chức hop báo. Trương Công cho rằng, trong quá trình quân đội giới nghiêm giải phóng mặt bằng hoàn toàn không giết chết một sinh viên và người dân nào, cũng không cho xe chạy cán chết hay gây thương tích một người nào…

Ngày 30/6/1989, tại Ủy ban Thường vụ Nhân đại Trung Quốc, ông Thị trưởng Bắc Kinh khi đó là Trần Hy Đồng báo cáo rằng, có hơn 3.000 nhân viên phi quân sự bị thương, hơn 200 người thiệt mạng, trong đó có 36 sinh viên.

Còn theo số liệu thống kê của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc thì số người chết trong bệnh viện công bố sáng ngày 4/6 vào khoảng 2.700 người.

Trong những năm gần đây, Mỹ và Canada cũng từng bước giải mật tài liệu, tiết lộ một số nội dung liên quan đến thảm sát Thiên An Môn.

Tháng 6/2014, phóng viên Tuần san Next Hồng Kông (Next Magazine) khi xem hồ sơ giải mật của Nhà Trắng, phát hiện Washington đã biết thông tin nội bộ Trung Nam Hải thông qua người liên lạc trong bộ đội giới nghiêm Trung Quốc. Hơn 2000 trang tài liệu mà Next Magazine tìm được chỉ là một phần của tài liệu liên quan đến sự kiện Thiên An Môn, trong đó có nhiều tài liệu vì lý do an ninh quốc gia nên không được phép mở.

Ngày 16/6/1989, Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Hồng Kông đã nhận được một báo cáo của người liên lạc thuộc quân giới nghiêm Trung Quốc, báo cáo dẫn nguồn tin tự cho là theo tài liệu nội bộ của Trung Quốc, đề cập đến từ ngày 3 – 4/6/1989 khoảng 8.726 người đã thiệt mạng tại Quảng trường Thiên An Môn và Đại lộ Trường An.  Ngày 03 – 09/6, số người thiệt mạng trong thành Bắc Kinh nhưng ở ngoài Quảng trường Thiên An Môn là 1728 người. Như vậy, tổng số người đã thiệt mạng là 10.454 người. Về số người bị thương là 28.796 người.

>> Ghi chép về vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6: “Bao nhiêu người chết?” (Phần 5)

thienanmon2
Hình ảnh vụ thảm sát đẫm máu tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989
thienanmon3
Hình ảnh vụ thảm sát đẫm máu tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989

Hồ sơ lưu trữ của Nhà Trắng đề cập đến vụ thảm sát tại Lục Bộ Khẩu phía tây Trung Nam Hải sáng ngày 04/6. Trong lúc dân chúng chặn đường đi của quân lính, khi đó Quân đoàn 27 chạy xe bọc thép muốn tiến lên trước đã mù quáng lao cả vào quân lính và người đi đường xung quanh, lính trên xe bọc thép còn xả sung vào dân chúng. Những chiếc xe bọc thép vì muốn tiến lên đã lao thẳng vào các sinh viên, phụ nữ và trẻ em, cứ thấy người là giết, do Quân đoàn 27 nhận được mệnh lệnh quân sự: “Không cho bất cứ ai chạy thoát, cũng không cho ai sống sót.” Sau khi tàn sát, họ dùng xe ủi đất gom hiện trường thi thể, sau đó thiêu hủy.

Hồ sơ mật của Nhà Trắng cũng tiết lộ, thời điểm đó ông Giang Trạch Dân đã có mặt tại Bắc Kinh để tham gia vào các cuộc thảo luận và quyết định tình hình.

Năm 2015, Thư viện Quốc gia và Cơ quan Lưu trữ của Canada cũng giải mật số lượng lớn tài liệu liên quan đến sự kiện Thiên An Môn năm 1989.

Nhiều bản ghi nhớ ngoại giao trong hồ sơ giải mật của Canada mô tả một phần vụ thảm sát mà quan chức Đại sứ quán của nước này nắm được, trong đó kể câu chuyện một phụ nữ lớn tuổi quỳ trước mặt những người lính xin tha chết cho sinh viên; một phụ nữ một tay bế bé gái và tay kia kéo bé trai đang chạy trốn thì bị chiếc xe tăng lao qua người. Theo ghi chép trong hồ sơ, “binh lính bắn súng máy liên tục, cho đến khi hết đạn”, và thậm chí “có xe tăng quay lại để nghiền nát thi thể những người biểu tình.”

Trước đây từng có cơ quan truyền thông Hồng Kông tiếp cận được “Hồ sơ Thiên An Môn” trong “Phòng Hồ sơ lưu trữ Tổng thống Bush” của Mỹ, theo đó chỉ ra, căn cứ vào “Tài liệu nội bộ Trung Quốc” mà phía Mỹ nhận được từ người liên lạc trong nội bộ Trung Quốc, số người thiệt mạng trong vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 là hơn 10.000 người, tổng số người bị thương và thiệt mạng là hơn 40.000 người.

thienanmon4
Hình ảnh vụ thảm sát đẫm máu tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989

Tuyết Mai

Xem thêm: